Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn thế nào để tránh dịch tiêu chảy?

Thứ sáu, 08:28 11/01/2008 | Sống khỏe

Giadinh.net - "Người dân vẫn có thói quen sử dụng rau sống ngoài các hàng quán rất mất vệ sinh. Mà đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tiêu chảy bùng phát và tăng số lượng bệnh nhân nhập viện".

TS Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như vậy, tại lễ phát động công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho Tết Mậu Tý 2008.

Rau sống - nguồn lây bệnh

Cũng theo TS Đáng, qua các cuộc kiểm tra về tình hình VSATTP, thấy rau sống đang tiềm ẩn nguy cơ lớn. Người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Còn người bán ở các chợ đầu mối thì dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch. Qua kiểm tra, phát hiện ngay cả nhà hàng có uy tín cũng dùng một chậu nước rửa nhiều lần và nhiều loại rau.

Trong khi đó, các loại rau sống như xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột bởi khuẩn phẩy tả có thể sống trên rau sống 3 - 10 ngày, khuẩn E.coli sống được 1 tuần và thường kéo theo các vi khuẩn đường ruột khác, các kí sinh trùng như trứng giun...

TS Trần Đáng khuyến cáo: Người dân nên bỏ thói quen ăn rau sống. Vì dù rửa rau sống ngập trong nước, ngâm thuốc tím, sục ozon, ngâm nước muối hoặc xả rau dưới vòi nước chảy 15 phút... vẫn không thể khống chế được 100% vi khuẩn, mà chỉ hạn chế được phần nào.

Đặc biệt, không nên sử dụng những rau được tưới bằng phân tươi, phân lợn… Nếu không thể xác định được nguồn rau an toàn hay không, tốt nhất hãy là người tiêu dùng thông thái, không nên ăn sống chúng.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thì cho rằng, mắm tôm cũng là một nguồn thực phẩm cần đặc biệt quan tâm chú ý. Tại các cửa hàng thịt chó ở Nhật Tân, phần lớn các cửa hàng này sử dụng những loại mắm tôm không có nhãn mác và xuất xứ. Thường những cửa hàng này mua hàng can mắm tôm và sử dụng cho khách. Những loại mắm tôm đó không được đăng ký chất lượng và kiểm duyệt VSATTP.

Trong Chiến dịch phát động đảm bảo VSATTP trước Tết Mậu Tý, Sở Y tế Hà Nội cũng sẽ tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở thịt chó có sử dụng mắm tôm như vậy. Nếu phát hiện mắm tôm không nguồn gốc sẽ niêm phong và tịch thu. Mắm tôm vẫn đang được cho là nguồn thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hiện nhiều người dân đang có tâm lý chủ quan với bệnh dịch. Mặt hàng mắm tôm đã được kinh doanh trở lại nhưng chỉ những loại công bố chất lượng mới được kinh doanh. Song có một thực tế, món bún đậu, mắm tôm bao giờ cũng được ăn kèm với rau sống là lá kinh giới. như vậy dù mắm tôm có đảm bảo chất lượng, pha chế an toàn, vệ sinh thì nguy cơ mầm bệnh vẫn có từ những cọng rau sống. 

Bệnh từ nhiều nguồn thực phẩm

 Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, từ ngày 30/12/2007 đến nay đã tiếp nhận 6 bệnh nhân nhập viện tiêu chảy cấp nguy hiểm có mẫu xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả. Đa số bệnh nhân này đều ở quận Hoàng Mai, Hà Nội - điểm nóng dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cách đây chưa lâu. Đặc biệt, trong số bệnh nhân này có 2 phụ nữ đang mang thai. Hiện 5 bệnh nhân đã được ra viện, chỉ còn bệnh nhân V.K.H, 35 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, đang điều trị. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng trụy mạch, tiêu chảy nhiều lần, mất nước. Trước đó, bệnh nhân có ăn mắm tôm và nhiều thứ khác như bún, phở, các loại bánh… ở chợ gần nhà.

Theo thông tin từ Viện, khác với đợt dịch trước, 90% bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp đều ăn mắm tôm, lần này, các bác sĩ chưa thể đặt ra nghi ngờ với loại thực phẩm nào. Vì qua điều tra dịch tễ cho thấy, tất cả 6 bệnh nhân trước khi phát bệnh từng ăn rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như hải sản, nộm, thịt chó - mắm tôm... Do đó, theo các bác sĩ điều trị, việc xác định nguyên nhân gây ra đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lần này là vô cùng khó.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định, nguồn lây khuẩn phẩy tả là từ thực phẩm, vì đa số bệnh được được phát hiện cùng một thời điểm, cùng một nguồn thực phẩm giống nhau ở nhiều địa phương khác nhau.

Hiện tại, khi chưa thể xác định nguồn thực phẩm nào là thủ phạm gây bệnh, chưa xác định đường lây của vi khuẩn. Các nhà chuyên môn khuyên mọi người cách phòng bệnh đơn giản nhất vẫn là người dân thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch để bảo vệ chính mình.

V.Khánh - H.Mỹ

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 12 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top