Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ chỉ cách tự đọc những chỉ số xét nghiệm quan trọng

Thứ sáu, 07:36 16/09/2022 | Sống khỏe

Khám sức khỏe chỉ số xét nghiệm máu là một trong những biện pháp phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn.

Theo Bác sĩ Huynh Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ, các chỉ số quan trọng nhất khi đi khám sức khỏe bạn cần biết:

Thứ nhất: Chỉ số sức khỏe của gan

BS Wynn cho biết các xét nghiệm gan có chỉ số ALT, AST, ALP, và Bilirubin. Các chỉ số này thường được gọi tắt là men gan, sẽ tăng khi gan bị viêm sưng do virus hay rượu, hoặc nhiễm mỡ. Các bệnh về viêm gan B,C thường được theo dõi chỉ số men gan thường xuyên để theo dõi gan có viêm sưng hay không.

Kết quả chỉ số men gan ALT (thông thường 7-40 IU/L) thường tăng cao hơn chỉ số AST trong trường hợp viêm gan do virus. Ngược lại, chỉ số men gan AST (thông thường 10-34 IU/L) thường tăng cao khi viêm gan bị sưng do rượu. Chỉ số ALP (thông thường là 44-147 IU/L) thường tăng rất cao khi gan bị tổn thương hay bệnh nhân có các bệnh lý về xương. Chỉ số Bilirubin tăng gợi ý các tổn thương về gan hay các bệnh khác như ống mật/túi mật hay đường tiêu hóa.

Thứ hai: Xét nghiệm về thận

Chỉ số để đánh giá chức năng thận đó là xét nghiệm thận BUN, Cr, và GFR. Đây là chỉ số quan trọng bạn cần theo dõi. Cr (Creatinine) là chất thải trong quá trình vận động của cơ bắp. Thận khỏe mạnh sẽ lọc hết Cr. ra khỏi máu nên chỉ số Cr bình thường thường thấp, chỉ ở mức 0.74-1.35 mg/dL ở nam và 0.59-1.04 mg/dL ỡ nữ. Khi thận bị yếu, chức năng thận bị giảm nên chỉ số Cr. trong máu sẽ tăng. Chỉ số Cr. tăng nhanh trong trường hợp thận bị tổn thương cấp tính.

Chỉ số BUN đo lượng chất thải Nitrogen Urea trong máu. Thận khỏe sẽ lọc hết những chất này và đẩy ra ngoài qua đường tiểu. Thận yếu sẽ không lọc hết BUN, khiến chỉ số BUN tăng cao. Một số trường hợp khác cũng khiến BUN tăng cao như thiếu nước, sỏi thận, suy tim, xuất huyết đường ruột.

Chỉ số GFR là chỉ số ước tính độ lọc thận, dựa vào chỉ số Creatinin và giới tính, tuổi tác. Tốc độ lọc thận GFR thường giảm theo tuổi tác. Thường GFR tốt là trên 90 với người trẻ. Khoảng 60-90 là khoảng cần theo dõi. Khi GFR dưới 60, bạn sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác để thăm khám thận như siêu âm thận, đo động mạch thận, và thậm chí phải sinh thiết thận.

Bác sĩ chỉ cách tự đọc những chỉ số xét nghiệm quan trọng - Ảnh 1.

Những chỉ số xét nghiệm quan trọng.

Thứ ba: Xét nghiệm tiểu đường

Chỉ số Ha1c và chỉ số đường huyết (Blood sugar). Đây là hai chỉ số quan trọng để đánh giá theo dõi bệnh tiểu đường - chỉ số đường huyết Blood Sugar và chỉ số phần trăm hồng cầu bị nhiễm đường (Ha1c). Chỉ số đường huyết chỉ ra lượng đường tức thời lúc xét nghiệm máu, nên có thể lên xuống thay đổi tùy vào chế độ ăn uống như mới ăn xong hay chưa ăn.

Để xét nghiệm chỉ số đường huyết bạn nên nhịn ăn để có kết quả chính xác. Ngưỡng chỉ số đường huyết bình thường khi nhịn đói là dưới 65-99 mg/dl. Khi đường huyết quá thấp, thường dưới 60, bệnh nhân sẽ bị chóng mặt và có thể té xỉu. Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên không nhịn đói là 65-140 mg/dl.

Chỉ số Ha1c là chỉ số theo dõi bao nhiêu phần trăm bề mặt của tế bào hồng cầu bị đường bám vào. Do tế bào hồng cầu chỉ sống khoảng 3 tháng nên chỉ số này thường theo dõi mỗi 3 tháng. Chỉ số Ha1c thường ổn định và chính xác hơn chỉ số đường huyết khi chẩn đoán hay theo dõi tiểu đường. Chỉ số Ha1c bình thường là dưới 6.5%. Bệnh nhân tiểu đường có chỉ số 6.5-7.5% có thể xem là kiểm soát. Chỉ số Ha1c trên 10% thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Thứ tư: Xét nghiệm mỡ máu

Đây là một xét nghiệm vô cùng quan trọng hay còn gọi xét nghiệm Lipid Panel nhằm kiểm tra nồng độ cholesterol, triglyceride, HDL (mỡ tốt), và LDL (mỡ xấu).

Theo bác sĩ Wynn, cholesterol là một lipid protein cần thiết cho cơ thể hoạt động tạo ra hormone và nhiều chất khác, nhưng quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và rủi ro đột quỵ. Chỉ số cholesterol bình thường là dưới 200 mg/dl.

Triglyceride là một loại mỡ khác, tăng cao sẽ gợi ý các rủi ro về đột quỵ hay tim mạch. Triglyceride còn cho thấy tình trạng cân bằng cả việc chuyển hóa các loại mỡ trong cơ thể. Ngưỡng bình thường của triglyceride là dưới 150 mg/dl. Ngưỡng triglyceride nguy hiểm khi tăng cao trên 500 mg/dl.

HDL thường gọi là mỡ tốt do tác dụng tích cực lên hệ tim mạch và cơ thể. Ngưỡng bình thường của HDL là trên 45-50 mg/dl. HDL thấp hơn các ngưỡng này gợi ý rủi ro bệnh mạch máu.

LDL thường được xem là cholesterol xấu do tăng rủi ro xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch máu. Thường nồng độ LDL nên dưới 100 mg/dL. Với bệnh nhân có những rủi ro khác như hút thuốc hay tiểu đường thì mức LDL lý tưởng nên thấp hơn, khoảng 70 mg/dL.

'Ngoài các xét nghiệm trên, kết quả xét nghiệm còn bao gồm xét nghiệm điện giải Na, K, Phosphate, Ca, và Mg. Những chất này hòa trong dịch cơ thể (máu) tạo ra những ion tích điện. Một số ion tích điện âm trong khi số khác tích điện dương. Mỗi chất điện giải có chức năng và vai trò riêng. Thiếu hay dư bất kỳ chất nào cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe', BS Wynn cho biết.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 9 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 10 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top