Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Bảo tàng” nông cụ giữa Hà Thành

Thứ bảy, 08:00 21/03/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Có một “lão gàn” không sinh ra ở quê, chưa một lần biết đến việc đồng áng ấy vậy mà trong suốt 22 năm cứ hễ có thời gian rảnh rỗi là lại bỏ vợ con, bỏ công việc lần mò về quê săn lùng nông cụ.

22 năm cần mẫn đi khắp mọi vùng quê của Đồng bằng Bắc Bộ, ông đã “săn” được hơn 300 hiện vật, là những vật dụng từng một thời gắn bó với đời sống thôn quê. “Lão gàn” ấy là Nguyễn Phú Sơn - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng Công ty sách Việt Nam.
 
Trên chiếc võng đay, ông Sơn để một cuốn Truyện Kiều và chiếc quạt mo để gợi nhắc cháu con nhớ về bà mẹ khi xưa vẫn thường ngâm Kiều ru con cháu.

Lão thành phố nặng nợ với thôn quê

Nhiều người không hiểu vì sao đường đường là chủ một doanh nghiệp lớn, cũng chẳng gốc gác gì ở nông thôn mà ông Sơn suốt ngày lọ mọ đến các vùng quê, bỏ bao công sức, tiền của mang về nhà toàn những thứ “bỏ đi”. Nhưng ông thì rất hiểu những việc mình làm. Chỉ có điều, ông không muốn giải thích mà để họ tự hiểu lấy “Không phải ai cũng có may mắn được bén duyên với thôn quê, với cái cuốc, cái cày như tôi, do đó tôi thấy mình phải nắm lấy. Chúng ta dù có sống ở đâu thì cũng nên nhớ một điều là phần lớn người Việt Nam đều có cái nôi từ đồng ruộng. Người ta chẳng thể quên được cái gốc của mình là con, là cháu của những bà mẹ nông dân. Bởi thế, tôi muốn lưu giữ những hiện vật này lại như một di sản cho các thế hệ mai sau nhớ đến cội nguồn...” – ông Sơn lý giải. 
 
 
Ông kể, vào đầu năm 1985 trong một lần về quê vợ ở Bắc Ninh ăn cỗ, ông thấy chủ nhà và một đám thanh niên hò nhau khiêng một cái cối xay gạo vứt ra ngoài bờ ao. Tiếc cho bao công sức của người thợ đã vất vả lắm mới làm ra được cái cối và tiếc cho những gì đã một thời gắn bó thân thiết với nhà nông đang bị vứt bỏ đi một cách phũ phàng, ông Sơn đánh liều xin lại chủ nhà mang về. Cũng từ đó, ý tưởng sưu tầm những vật dụng của người nông dân xưa dần hình thành rồi thấm vào ông như một mối duyên nợ. Hễ nghe ai mách ở đâu có món đồ lạ là ông lại khăn gói lên đường.
 
Đi nhiều nơi, gặp nhiều chỗ, cuối cùng ông đã tự rút ra cho mình một bài học là hễ cứ ở vùng quê nào có đám cưới là ông lại mò về, mon men trò chuyện với các cụ già trong mâm cỗ thì kiểu gì cũng tìm ra được một số nông cụ mà họ đã bỏ đi. Chính vì thế mà nhiều người nông dân ở Bắc Ninh, Hà Tây (cũ) cứ gọi yêu ông là “lão nhà quê thành phố”. Thân với người nông dân đến nỗi ở đâu trong làng có nông cụ bỏ đi là các ông bạn già ở quê lại gọi điện cho ông về “nhặt”.
 
Từ chân cầu thang bước lên đầu tiên là khu vực trưng bày các dụng cụ sản xuất như cày bừa, cuốc bàn, cào cỏ lúa, gầu sòng, gầu dây, liềm xén lúa.

Một lần về ăn cỗ tại một gia đình ở cách chùa Hương 7km; đang ngồi nói chuyện với ông bạn già mong muốn tìm được cái cày chìa vôi thì một ông cụ nghe thấy, lại vỗ vai ông rồi nói: “Nhà tôi có hai cái cày chìa vôi từ thời 1951 và một cái từ 1958, bác có lấy thì tôi biếu lại”. Mừng như bắt được vàng, giữa trưa  nắng chang chang, ông theo ngay ông cụ về nhà xin hai cái cày mang về. Lần khác, trong một đám cưới ở tỉnh Bắc Giang, ông lại sưu tầm được cái chạn bát bằng tre. Người con dâu của cụ già có cái chạn bát hỏi ông: “Bác đi sưu tầm đồ cổ à? Nhà tôi có nhiều thứ lắm”. Thế rồi, chị tất tả về tha lôi nào đèn dây, đèn chai, cày chìa vôi... đến tặng ông.

Giữ những thứ “bỏ đi” để cháu con biết nhớ về nguồn cội

“Tôi chẳng có ý kinh doanh hay buôn bán gì. Tôi sưu tầm các thứ này là để nhắn nhủ con cháu sau này nhớ về nguồn cội và có thể nhìn vào các nông cụ để hình dung ra cuộc sống của cha ông một thời. Ai có lòng muốn chiêm ngưỡng thì tôi sẵn sàng giới thiệu và mở cửa đón chào”.

Kể từ ngày có “bảo tàng”, ông Sơn ít đi về quê hơn vì hàng ngày ông còn phải kiêm một vai trò mới là “hướng dẫn viên bảo tàng”. Có nhìn thấy tận mắt cảnh ông say sưa nói về từng vật dụng trong “bảo tàng” của mình mới thấy hết lòng đam mê của ông.
 
“Bảo tàng” của ông tuy vẻn vẹn mấy chục mét vuông nhưng chứa đựng cả một thời kỳ, một nền văn hoá nông nghiệp của Việt Nam. Xung quanh “bảo tàng” được vây kín bởi các lớp phên cót đan bằng tre nứa. Mỗi khu vực đều được đặt tên và phân loại theo đặc tính của hiện vật.
 
Trong gian bếp có ba ông vua bếp (ba ông đầu rau), kiềng đun ba chân bằng sắt, chảo đồng, chạn bát bằng tre, mâm gỗ, chum tương, cối xay bột, lọ mắm cổ ngày xưa...
 
“Bảo tàng” của ông được chia làm ba khu vực. Từ chân cầu thang bước lên đầu tiên là khu vực trưng bày các dụng cụ sản xuất như cày, trong đó cổ nhất là các loại cày chìa vôi một lưỡi từ những năm 1951, cày chìa vôi lưỡi gang 1958. Cùng với đó là bừa, cuốc bàn, cào cỏ lúa, gầu sòng, gầu dây, liềm xén lúa... Tiếp đó là các thứ đồ phục vụ cho xay lúa, giã gạo: Cối, dần, sàng, nia và dụng cụ đánh bắt cá như: Giậm, nơm úp cá...
 
Ngoài ra, ông còn sưu tầm được 2 chiếc áo tơi (1 ở Hà Tĩnh, 1 ở làng Chuông, Hà Tây) để trọn bộ dụng cụ sản xuất của nhà nông. Chỉ vào hai chiếc áo tơi, ông nói: “Trong số các hiện vật ở đây thì có lẽ hai chiếc áo tơi này là kỳ công nhất. Một chiếc áo tơi, tôi phải lặn lội vào tận Hà Tĩnh, thuyết phục mãi mới được một cụ già 80 tuổi để lại cho. Dù cái áo tơi đã sờn lá nhưng vì nó có thấm bao giọt mồ hôi của bà cụ nên tôi rất quý nó”.
 
Bước vào phòng trong, một nửa bên ngoài phòng là khu vực trưng bày các dụng cụ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người nông dân như: Bộ tràng kỷ bằng tre, giường tre, võng dây đay, các loại đèn đốt bằng dầu (đèn Hoa Kỳ, đèn chai, được làm bằng chai đựng thuốc, đèn dây). Trong gian bếp có ba ông vua bếp (ba ông đầu rau), kiềng đun ba chân bằng sắt, chảo đồng, chậu đồng, chạn bát bằng tre, mâm gỗ, chum tương, cối xay bột, lọ mắm cổ ngày xưa... Để có được ba ông vua bếp làm bằng đất sét này, ông Sơn đã phải mất một năm trời lặn lội khắp miền Bắc để tìm. Cuối cùng gặp một chị đồng nát quê ở Thái Bình, cảm kích trước đam mê của ông chị đã khệ nệ gánh 3 ông đầu rau đến tặng ông mà không lấy một xu tiền công nào.
 
Chính giữa phòng trưng bày là bàn thờ có gắn một chiếc mâm đồng thời Nguyễn chạm khắc tứ linh hết sức quý mà ông Sơn phải mua đến 6 triệu đồng.
 
Chính giữa căn phòng là một ban thờ, đồng thời là nơi trưng bày các hiện vật gắn liền với văn hóa tâm linh của người thôn quê gồm bộ đỉnh đồng, đôi hạc, chuông, mõ, mâm bồng thời Nguyễn chạm khắc tứ linh. Đặc biệt, trong chiếc tủ kính cổ được bày những vật dụng tiêu biểu nhất đại diện cho văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ là chú Tễu và chiếc đàn bầu bằng tre. Ngoài ra, còn có cơi đựng trầu của cụ bà, điếu thuốc lào của các cụ ông, một ít trầu không, cau, vỏ, cối giã trầu, bình vôi, điếu bát, thuốc lào v.v...
 
Tất cả các hiện vật đều đã nhuốm màu thời gian nhưng hằng ngày ông Sơn vẫn đều đặn lau chùi, quét bụi để bảo quản. Mới đây, ông còn mua mấy cân thóc để ở trong cối xay, để các cháu nhi đồng đến đây chơi có thể tự xay những hạt gạo bằng chính chiếc cối cũ kỹ này, “để chúng không quên có một thời, ông bà ta đã sống như thế”, ông Sơn chia sẻ.
 
Mới đây ông Sơn còn mua mấy cân thóc đổ vào trong cối xay, để các cháu nhi đồng đến đây chơi có thể tự xay những hạt gạo bằng chính chiếc cối cũ kỹ này.
 
Hà Tùng Long
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

Giải trí - 1 giờ trước

Với người hâm mộ, nam diễn viên Trung Quốc Lục Nghị là một ngôi sao kiểu mẫu khi có trong tay một sự nghiệp rực rỡ, khối tài sản đáng nể và gia đình ngập tràn hạnh phúc.

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

Giải trí - 5 giờ trước

Sở hữu lợi thế là ngoại hình xinh đẹp, trong trẻo, nhưng nữ diễn viên Trung Quốc Trương Dư Hi lại đối mặt với làn sóng phản đối khi góp mặt tại chương trình "Đạp gió 2024" vì khả năng ca hát hạn chế.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 16 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 17 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 18 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 21 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Top