Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắt em ra tòa làm chứng, sao tàn nhẫn thế?

Thứ năm, 08:44 22/03/2012 | Pháp luật

Đằng sau những phẫn nộ, cảm thương, ít ai hiểu được nỗi đau của hai đứa trẻ mất mẹ lại phải ra tòa làm chứng chống lại bố mình.

Câu chuyện của một cô bé 13 tuổi phải ra làm chứng trong phiên tòa xử vụ bố bạo hành dẫn đến cái chết của mẹ khiến bất cứ người nào có lương tâm cũng phải đau xót, và hơn nữa, đặt ra câu hỏi về quyền của trẻ em khi ra tòa với cương vị người làm chứng hay người bị hại.
 
Trước khi ra tòa ly hôn, người chồng gọi hai em ruột đến để “tẩu tán” chiếc sập gỗ trong nhà. Bị vợ phản đối, anh ta hò hai người em và cùng lao vào đánh đập vợ, khiến người vợ bị ngã đập đầu gây chấn thương sọ não. Chị qua đời sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu…
 
Vụ án xét xử chồng bạo hành vợ dã man ở Hà Nam cách đây vài năm đã từng làm dậy sóng dư luận. Nhưng đằng sau những phẫn nộ, cảm thương, ít ai hiểu được nỗi đau của hai đứa trẻ vừa mất mẹ, lại phải ra tòa làm chứng chống lại bố mình.
 
Điều khiến em đau đáu mãi đến giờ, khi tất cả đau thương và thù hận đã
nguôi ngoai, là vì sao một đứa trẻ vô tội như em lại bị đối xử tàn nhẫn đến thế
khi ra tòa làm nhân chứng?
Ký ức đau thương
 
Đã ba năm kể từ sau phiên tòa xử bố bạo hành mẹ đến chết, cô bé Nguyễn Thu Hằng (Phủ Lý – Hà Nam) vẫn không sao nguôi được những ám ảnh. Đối với em, quãng thời gian đó là quãng thời gian đen tối nhất trong đời.
 
Dáng người nhỏ nhắn, sớm già dặn trước tuổi, song cô bé Hằng vẫn không sao nén được nỗi đau xót. Đã ba năm sau sự việc đau lòng trôi qua, nhưng cuộc sống của em mới chỉ trở lại bình thường khoảng 1 năm trở lại đây. Để có thể bình thản kể lại quá khứ của mình, với em là cả một nỗ lực, cố gắng vượt lên đầy cam go.

Điều khiến em đau đáu mãi đến giờ, khi tất cả đau thương và thù hận đã nguôi ngoai, là vì sao một đứa trẻ vô tội như em lại bị đối xử tàn nhẫn đến thế khi ra tòa làm nhân chứng?

“Những phiên tòa ấy, đời em không bao giờ quên được. Thật sự, em không muốn ra tòa một chút nào, không muốn nhìn thấy tờ triệu tập của tòa, nhưng vẫn phải ra vì áp lực từ tòa án và từ mọi người thân thích. Em trai em khi ấy mới 6 tuổi, nó còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện, nên mọi áp lực đều dồn lên em” – Hằng ngậm ngùi nhớ lại.

Em kể: “Phiên tòa đầu tiên em rất sốc và sợ hãi. Bước vào phòng xử án là bao nhiêu cảnh đau lòng lại hiện ra trước mắt khiến em vô cùng đau khổ, đau khổ và cảm thấy thẹn với tất cả mọi người. Mọi người càng hỏi han, càng quan tâm, càng khiến em thấy như bị thương hại. Em ấm ức chịu đựng, không cách nào vùng đẩy tất cả ra được. Em chỉ mong được ai đó ở bên nắm lấy tay em, để em có một điểm tựa… thế nhưng tất cả người thân đều đang bận hướng vào phiên tòa. Em thấy mình hoàn toàn bị bỏ mặc.
 

Vào phần xét hỏi, em bị bị tra vấn như kẻ mang tội. Ông thẩm phán lạnh lùng đưa ra câu hỏi, những câu hỏi khô khốc, hỏi mà như quát... khiến em cuống lên ngay từ những câu đầu tiên.

Ngay khi nhìn thấy bố em, thì nỗi căm phẫn trong lòng em dâng lên đỉnh điểm. Em cảm tưởng thậm chí mình có thể xông ra đấm hoặc đánh bố em được luôn vậy. Lúc ấy, em chỉ muốn được chạy ra chỗ khác, từ cái bàn, cái ghế vô tri em cũng không muốn nhìn. Thế nhưng em vẫn phải ở lại.
 
Vào phần xét hỏi, em bị bị tra vấn như kẻ mang tội. Ông thẩm phán lạnh lùng đưa ra câu hỏi, những câu hỏi khô khốc, hỏi mà như quát... khiến em cuống lên ngay từ những câu đầu tiên.
 
Hoảng sợ, em ôm mặt khóc, không biết và không dám nói gì thêm nữa. Mọi sự tự tin đều biến mất, em chỉ sợ mình nói sai, sợ mình sẽ lại bị quát… Không có ai ở bên động viên em. Mọi người chỉ chăm chắm nghĩ đến kết quả phán xét, còn em, em mong mình được thoát khỏi đó ngay lập tức”.
 

Vụ án đã khép lại, những phiên tòa đã đi qua nhưng hậu quá mà nó để lại đối với em quá kinh khủng. Ảnh: Quỳnh Anh

Em đã nghĩ đến việc tử tử...
 
Hai phiên tòa sau đó, em đã quen dần hơn với những thủ tục và áp lực. Nhưng những nỗi sợ hãi, hoảng loạn thì vẫn không thay đổi. Trong phiên tòa cuối cùng khi nghe tòa tuyên phạt bố, cảm xúc của em vô cùng lẫn lộn. Em vừa thương, vừa giận bố, những hình ảnh kinh hoàng tái hiện, nhưng đồng thời những hình ảnh tốt đẹp về bố cũng trở lại trong đầu em.
 
Em phải đưa tay lên ngực để có thêm can đảm đứng lên xin giảm án cho bố… Khi em nói xong, thì bị rất nhiều người mắng thế này thế khác, áp lực rất nặng nhưng em cũng thấy thanh thản hơn…”.
 
Hằng cho biết, ngoài ba phiên tòa nặng nề như thế, em còn phải qua rất nhiều cuộc “thẩm vấn lấy lời khai” từ phía cơ quan điều tra.

“Điều em rất sợ nữa là những lần em bị gọi lên lấy lời khai. Người ta không về nhà, không gọi em lên tòa, không cho em vào phòng riêng mà đến thẳng trường em học, rồi gọi em lên phòng hội đồng của trường để thẩm vấn. Ngay cả khi đang làm bài kiểm tra em cũng bị kéo xuống. Em bị chất vấn một cách lạnh lùng, giữa bao nhiêu thầy cô, bạn bè đi qua đi lại…

Thực sự em không hiểu vì sao người ta lại có thể đối xử với mình như thế!”

Hằng ý thức rất rõ, vụ án đã khép lại, những phiên tòa đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại đối với em quá kinh khủng – “mỗi lần nhớ lại là một lần đau”.

“Những phiên tòa khơi dậy cảm xúc căm thù, tiêu cực của em với tất cả mọi người. Em đã bị trầm cảm một thời gian dài sau đó. Sức khỏe của em cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Em bị đau dạ dày, bị đau đầu liên miên do “rối loạn tiền đình” vì lo lắng, căng thẳng kéo dài. Những cơn đau có khi kéo dài đến một tuần khiến em phải nghỉ học, suýt phải vào viện.

Từ một đứa cao lớn thuộc loại nhất nhì trong lớp, em gần như không thể lớn hơn được nữa... Em thường xuyên sống trong trạng thái lo sợ, thiếu tự tin, thiếu an toàn, không dám có chính kiến. Chỉ cần nghĩ thoáng qua về chuyện cũ cũng khiến em khóc lóc, đau khổ. Hay mọi người khóc thương mẹ trước mặt cũng khiến em cảm thấy như có dao nhọn xoáy vào lồng ngực… Em sống như một người hoàn toàn khác”.

Sợ nước mắt, sợ những lời an ủi, sợ sự quan tâm thái quá của mọi người, cô bé thậm chí còn nghĩ đến cái chết để được giải thoát mọi áp lực: “Luôn thường trực trong đầu em là suy nghĩ mình thật bất hạnh, cuộc đời còn gì đáng sống nữa? Em đã nghĩ đến mua thuốc uống tự tử…”.
 
Theo VietNamNet
Quỳnh Anh (ghi)
 
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 3 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Pháp luật - 21 giờ trước

Nghe tiếng la hét thất thanh trong căn nhà ở Bình Dương, hàng xóm chạy qua kiểm tra và phát hiện người phụ nữ tử vong, người đàn ông bị bỏng nặng bên cạnh 2 xe máy bị cháy xém.

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Pháp luật - 22 giờ trước

Theo Cục CSGT, tài xế Nguyễn Mạnh Hà điều khiển ô tô tải đầu kéo không đi đúng phần đường rồi đâm vào quán nước khiến 1 người chết, 7 người bị thương. Tài xế Hà vi phạm nồng độ cồn.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

Pháp luật - 1 ngày trước

Do khách không đồng ý trả tiền, nhân viên nhà hàng Nari Bar đã khống chế, cởi quần áo khách rồi quay video.

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 1 ngày trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 1 ngày trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Top