Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báu vật của Huyền Trân Công chúa?

Chủ nhật, 08:00 07/11/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Giới cổ vật nghĩ chiếc đài sen men lục cốt phấn này từng thuộc về Huyền Trân Công chúa.

Một tay chơi cổ vật có thâm niên khẳng định, suốt 43 năm lăn lộn tứ xứ với hàng trăm ngàn món cổ vật quý hiếm nhưng chưa từng gặp chiếc đài sen men lục cốt phấn nào tương tự như của bà Tâm. Giới cổ vật nghĩ chiếc đài sen này từng thuộc về Huyền Trân Công chúa.
 
Độc nhất vô nhị
 

Chiếc đài sen men lục cốt phấn được cho là của Huyền Trân Công chúa.

 
Chiếc đài sen men lục cốt phấn này hiện thuộc sở hữu của bà Lê Thị Minh Tâm, một trong số ít phụ nữ chơi cổ vật Hà thành. Đài sen men lục cốt phấn được giới chơi cổ vật đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố của một món đồ cổ thuộc hàng độc đáo nhất. Đó là màu men lục vô cùng quý hiếm, chiếc đài sen này lại còn cốt phấn ở giữa nên lại càng hiếm hơn. Đó là kiểu dáng được làm tận 3 tầng cánh sen (thông thường các cổ vật khác chỉ có 1 hoặc cùng lắm là 2 tầng cánh sen); chân lại là loại chân thông phong cực kỳ khó làm. Đài sen hoàn toàn được làm bằng tay mà vẫn tạo nên nét uyển chuyển, thanh tao nhưng không kém phần uy nghi của một món đồ thuộc hoàng tộc.
 
Ông Sùng, một người chơi đồ cổ có tiếng cả nước, hiện đang ở Sài Gòn tấm tắc bảo, suốt 43 năm lăn lộn tứ xứ với hàng trăm ngàn món đồ cổ nhưng ông chưa từng nhìn thấy chiếc đài sen men lục cốt phấn nào tương tự như chiếc này. Chỉ có một hai lần, ông có gặp chiếc đài sen men lục 2 tầng cánh sen, chân trệt thông thường, không có gì quá đặc biệt.
 
Chiếc đài sen men lục độc đáo này được bà Tâm mua lại từ ông Cường "thuốc lào", một tay chơi đồ cổ xứ Thanh. "Hôm đó, ông Cường gửi Email cho tôi hình ảnh chiếc đài sen, nhìn thấy tôi đã mê ngay nên lập tức điện thoại, rồi chuyển tiền qua tài khoản để mua, nếu không lỡ để hôm sau sẽ có người mua mất. Định để ngày hôm sau mới vào Thanh Hóa lấy cổ vật nhưng rồi mê quá nên chiều đó tôi nhảy xe vào Thanh Hóa luôn. Từ bấy đến giờ, có rất nhiều người gặng mua nhưng dù có thiếu thốn đến mấy tôi cũng không bán, bán rồi kiếm đâu được chiếc thứ hai", bà Tâm kể.
 

Đài sen nằm trong bộ sưu tập 3 cổ vật men lục vô cùng quý hiếm

 
Dựa trên những đặc điểm về hoa văn, màu men, giới chơi đồ cổ nhận định chiếc đài sen men lục cốt phấn này có trong khoảng thời kỳ văn hóa Lý - Trần. Đó là thời kỳ mà đạo Phật hưng thịnh nên các hoa văn trên đồ gốm Lý - Trần thường được tạo thành hình cánh sen. Màu men lục cũng chỉ phát triển ở thời kỳ đó, nhưng đến những thế kỷ sau bí quyết làm nên màu men lục đã bị thất truyền. Vì thế, những cổ vật có màu men lục quý hiếm chỉ có ở thời Lý - Trần mà thôi.
 
Có "tuổi đời" từ gần chục thế kỷ trước, nhưng đến nay, chiếc đài sen vẫn giữ được màu men nguyên vẹn với đầy đủ lớp cánh sen. Mảng cốt phấn ở giữa đài sen vẫn còn đó thứ màu trắng tinh khiết. Tất cả những yếu tố "sống" vượt thời gian ấy càng thêm khẳng định về xuất thân đặc biệt của đài sen.
 
Tráp mài phấn hay đồ đi tu?
 

Chủ nhân hiện thời của chiếc đài sen, bà Minh Tâm gìn giữ chiếc đài sen như một báu vật quý hiếm.

 
Các loại đồ vật trong cung đình luôn khác hẳn so với thứ đồ dùng trong nhà quan lại hay dân thường, nên chỉ liếc qua giới chơi đồ cổ có thể phát hiện ra ngay thân thế, vai vế chủ nhân của chúng. Ông Sùng cho rằng, chiếc đài sen men lục cốt phấn chỉ có trong hoàng cung. Tối thiểu chủ nhân của nó phải là công chúa trở lên thì mới có được món đồ ấy. Chiếc đài sen như vậy thường được các bậc tôn quý dùng để bày biện hoặc đặt ở nơi trang nghiêm.
 
Hiện có hai giả thiết về chiếc đài sen quý hiếm, một nhóm chơi cổ vật thì cho đó là tráp mài phấn của Huyền Trân Công chúa dùng khi trang điểm; một nhóm khác thì cho đó là món đồ trang nghiêm của Công chúa khi nàng đi tu theo di mệnh của vua cha. Đó là thời điểm sau khi Huyền Trân làm Hoàng hậu Chiêm Thành được 1 năm, sinh được hoàng tử Chế Đa Đa thì vua Chế Mân chết, anh trai công chúa khi ấy là vua Trần Anh Tông đã sai người sang xứ Chiêm giải cứu nàng về để thoát cảnh bị đưa lên giàn thiêu theo chồng. Về đến đất Việt sau một năm hải hành lênh đênh trên sóng nước, công chúa liền đầu gia Phật giáo theo di mệnh của vua cha Trần Nhân Tông. Giới chơi cổ vật Hà thành đã dựa vào  sự kiện lịch sử này và cho rằng, chiếc đài sen men lục là món đồ hoàng cung được công chúa mang theo khi bà đi tu cho đến cuối đời.
 
Một giả thiết khác cho đó là cái tráp mà nàng dùng để mài phấn mỗi khi trang điểm hoặc là thứ mà công chúa dùng để đựng những món đồ quý hiếm khi còn ở trong cung cấm. Giả thiết này được đưa ra bởi người ta đã tìm thấy chiếc hộp đựng phấn của Huyền Trân công chúa. Hộp phấn đó có 2 tầng hoa sen, cũng là loại sen kép giống như chiếc đài sen men lục cốt phấn này. Chiếc hộp phấn đặc biệt ấy sau khi được đào lên từ di chỉ cổ vật thời Trần ở miền Trung, được mang đi đánh rửa, phơi nắng hàng chục lần nhưng mỗi khi mở ra, vẫn có mùi thơm thoang thoảng của phấn bay ra. Màu sắc và từng cánh sen kép đặc trưng trên hộp phấn của Huyền Trân Công chúa trông hệt như trên chiếc đài sen men lục cốt phấn này.
 
Có thể, chiếc đài sen men lục cốt phấn độc nhất vô nhị này nằm trong bộ đồ trang điểm của Huyền Trân Công chúa, cùng với hộp phấn của nàng đã được người ta tìm thấy trước đó. Dù cho đến nay, vẫn chưa có sự khẳng định chắc chắn chiếc đài sen ấy chính xác được Huyền Trân Công chúa sử dụng như thế nào, nhưng dẫu có là món đồ trang nghiêm nơi am chùa hay là hộp mài phấn trang điểm của nàng, thì đó cũng là bảo vật quý hiếm từ hoàng cung xưa còn sót lại đến nay, cần được gìn giữ cẩn thận và trân trọng.
 
Huyền Trân Công chúa sinh năm 1287, là con gái yêu của Vua Trần Nhân Tông. Năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, Đức Vua ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất hoàng hậu. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân.
 
Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì quốc vương Chế Mân băng hà. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu em gái Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm, đến tháng 8 năm Mậu Thân 1308, Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309. Bà mất năm Canh Thìn 1340.
 
Lã Xưa
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 12 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 12 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Top