Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng khó lường vì...giun

Thứ tư, 08:51 11/05/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một nghiên cứu mới nhất của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ (Bộ Y tế) cho thấy: Bệnh giun truyền qua đất ở nước ta vẫn còn khá phổ biến.

Trẻ em từ 2-5 tuổi, trẻ tiểu học (6-11 tuổi) và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) là những đối tượng có nguy cơ nhiễm nhiều nhất. Hiện cứ 10 trẻ từ 2-5 tuổi lại có hơn 3 trẻ bị các bệnh giun lây truyền từ đất.

Lười ăn, đau bụng, bứt rứt không yên...

"Mẹ ơi, con gì suốt ngày cắn con!", bé Na nhà chị Hòa vừa mếu máo vừa đưa tay gãi không ngừng sau hậu môn. Trở về sau chuyến đi công tác dài ngày, chị Hòa (khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) giật mình khi cô con gái 5 tuổi của mình gầy và xanh xao hơn nhiều so với trước khi chị đi.

Đặc biệt, chị để ý thấy con gái đang học lớp Lá ở trường mẫu giáo, cứ tối đến lại chổng mông lên trời như con ếch, thỉnh thoảng ngủ lại nghiến răng ken két, nói mê và tè dầm - một chứng mà con gái chị đã "giã từ" được một thời gian. Hỏi ra thì mới biết, bé đã bị như thế cách đây 1 tháng.

Bé Na là trường hợp điển hình của việc trẻ bị nhiễm giun kim. Nhiễm giun kim còn khiến bé lười ăn, đau bụng vùng dưới rốn, buồn nôn, khó chịu, bứt rứt không yên. Trò chuyện với chúng tôi tại phòng khám, chị Hòa vẫn chưa hết hốt hoảng khi được bác sĩ thông báo: May chị đưa con đến khám sớm, nếu không sẽ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa chỉ vì bị nhiễm giun kim - một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ, âm đạo.
 

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là một biện pháp phòng ngừa giun hữu hiệu. Ảnh: KT  

"Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% các em gái có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn" - bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y tế lao động Thái Hà - Hà Nội chia sẻ. "Không ít các bà mẹ đã "bỏ quên" những biểu hiện lạ của con mình, nên có những trường hợp bé gái đến đây khám trong tình trạng giun kim đã loe ngoe ở đầu âm đạo, vùng kín sưng tấy đỏ và trẻ thì không ngừng khóc vì sợ hãi", BS Dung kể.

Ngoài giun kim, giun đũa cũng đe dọa đến sức khỏe của trẻ em. Giun đũa có thể gây biến chứng như giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật do giun, áp xe gan do giun, bán tắc ruột và tắc ruột do giun.... Theo TS. BS Phạm Hoàng Hưng, Phó Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Huế), để nhận biết các biến chứng của giun đũa, các bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng như cơn đau điển hình trong giun chui ống mật (cơn đau dữ dội với tư thế đau nằm tư thế phủ phục, chổng mông...); siêu âm có hình ảnh giun chui ống mật...
 
Đối với bán tắc ruột do giun thì đau bụng từng cơn kèm theo nôn mửa, bụng chướng có các quai ruột nổi...; chụp Xquang có hình ảnh hơi nước... Đau bụng ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, việc chẩn đoán và xử trí cũng khác nhau. "Vì vậy, khi trẻ đau bụng cấp, tốt nhất các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế mà không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống", TS Hưng khuyến cáo.

Nên tẩy giun khi trẻ được 2 tuổi

Do tỷ lệ nhiễm giun và biến chứng của giun chủ yếu gặp sau 2 tuổi - khi trẻ bắt đầu chế độ ăn thay đổi và hết bú mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên tẩy giun cho trẻ khi trẻ được 2 tuổi. Một số thuốc tẩy giun theo yêu cầu của các nhà sản xuất chỉ nên sử dụng khi trẻ được 2 tuổi. "Nếu bố mẹ tự ý mua thuốc sẽ dẫn đến tình trạng quá liều theo cân nặng của trẻ, gây ngộ độc; hoặc dùng chưa đủ liều làm giun có cơ hội chui lên ống mật", TS. Hoàng Hưng cho hay.

Theo BS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Công trùng TƯ (Bộ Y tế), điều đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất cao. Ở một số vùng như: Tây Ninh, Sơn La, Yên Bái... chiếm tỷ lệ trên 50%, do phụ nữ là đối tượng lao động nhiều, tiếp xúc thường xuyên với đất, trồng cấy, canh tác bằng phân tươi, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh không tốt.

Giun móc là loại giun mà hiện nay phụ nữ độ tuổi sinh đẻ rất hay gặp phải. Giun móc ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun sống ở vùng tá tràng và ruột non, dễ dàng hút máu của vật chủ. Trong khi hút máu, giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết tổn thương trên niêm mạc ruột tiếp tục bị chảy máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh ở một vị trí khác. Giun móc thường hút máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun; vì vậy làm cho bệnh nhân bị mất nhiều máu.

BS Đỗ Trung Dũng chia sẻ: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong một ngày, 1 con giun móc có thể hút đến 0,14 ml máu. Ngoài tổn hại làm thiếu máu, giun móc còn gây nên hiện tượng viêm loét hành tá tràng nơi chúng ký sinh.

Giun móc xâm nhập vào người do ấu trùng của giun xuyên qua da. Ở trẻ em thường đi chân đất, chơi nghịch đất bẩn, do tình trạng tái nhiễm và do ngứa nên gãi và bị lở loét hoặc thành các vết sẹo đen, có khi trở thành chàm eczema. Vì vậy, để hạn chế khả năng ấu trùng giun móc xâm nhập xuyên da, cần cho trẻ em đi giày, dép, không đi chân đất, không nên chơi nghịch với đất bẩn.

Trong khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể tẩy giun khi phụ nữ mang thai trong các trường hợp nhiễm giun nặng từ tháng thứ 4. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nếu trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ bị nhiễm giun mà được tẩy giun thì con của họ có thể tăng thêm trung bình là 59g và tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 6 tháng tuổi giảm 41%. Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm giun ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con cái họ, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân...

Phòng bệnh hơn tránh bệnh

Để phòng bệnh giun sán, điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống. Thức ăn cho trẻ luôn được nấu chín, nước uống phải được đun sôi, không uống nước lã, không để trẻ lê la dưới đất. Vệ sinh tay chân trẻ luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất vì ấu trùng giun móc có thể đi xuyên qua kẽ chân của trẻ để vào máu, vào phổi, vào ruột.

Quần áo của trẻ bị giun nên thay thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. Phân của trẻ có giun cũng phải được tẩy trùng sạch sẽ. Tập cho trẻ tự phòng bệnh bằng cách rửa tay sạch trước khi ăn và khi cầm bánh kẹo. Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm nhất là 12 tháng nên cho trẻ tẩy giun một lần.

Đối với trẻ tẩy giun rồi mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra lại xem có loại giun sán gì nữa không, hoặc có thể trẻ bị bệnh khác như: Còi xương, suy dinh dưỡng, xơ nhiễm lao... để điều trị cho đúng hướng.

Nhiễm giun thực sự mới tiến hành tẩy

"Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, có thể tẩy giun hàng loạt cho trẻ em từ 1-2 tuổi, nhưng hướng dẫn này vẫn chưa được áp dụng ở nước ta. Chỉ khi nào có bằng chứng cụ thể (được xác định qua xét nghiệm phân ở các cơ sở chuyên ngành), khẳng định trẻ có nhiễm giun thực sự thì mới tiến hành tẩy giun".

BS Đỗ Trung Dũng
Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TƯ

Trẻ có thể ngộ độc nếu dùng thuốc quá liều

"Nếu bố mẹ tự ý mua thuốc sẽ dẫn đến tình trạng quá liều theo cân nặng của trẻ, gây ngộ độc; hoặc dùng chưa đủ liều làm giun có cơ hội chui lên ống mật. khi cho bé uống thuốc, nên có tư vấn của bác sĩ. Các bé uống thuốc tẩy giun thường hay chóng mặt, rối loạn tiêu hoá nên phụ huynh chọn ngày nghỉ hãy cho uống để có thể theo dõi được sinh hoạt của bé. đặc biệt ngày mát trời càng tốt".

TS. Phạm Hoàng Hưng
Phó trưởng khoa Nhi , BV Trung ương Huế
An Quỳnh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 9 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 37 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 5 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Top