Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bóng đá Việt Nam qua hồi ức của cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn: Một thời để nhớ

Thứ sáu, 09:19 30/04/2010

GiadinhNet - Những ngày cuối tháng 4 lịch sử này, cũng là dịp để cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn hồi tưởng lại những tháng ngày lăn lộn trên sân cỏ.

Trong câu chuyện của ông, từng khoảnh khắc đáng tự hào, những chân dung huyền thoại đến giờ còn vang bóng và cả những câu chuyện xứng đáng đi vào “biên niên sử” của bóng đá Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất. Tất cả hiện lên như một “cuốn phim quay chậm”.
 
3 chuyến “Nam du”

Bóng đá Việt Nam trước 1975 là sự chia cắt và phát triển riêng rẽ. Người ta đã nói rất nhiều về những giai thoại của Thể Công (miền Bắc) hay Cảng Sài Gòn (miền Nam). Trên thực tế, thành công của Thể Công gắn chặt cùng các đội bóng trong khối xã hội chủ nghĩa. Cảng Sài Gòn và một loạt đội bóng miền Nam lại được nể phục sau những chiến thắng ở Đông Nam Á, Hồng Kông hay Nhật Bản. Bóng đá hai miền vẫn “chờ” để hội ngộ với nhau. Hành trình đằng đẵng ấy chỉ kết thúc vào năm 1976, tức tròn 1 năm sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, thông qua chuyến “Nam du” của đội Tổng cục đường sắt.

Cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn hồi tưởng: “Thời điểm đó, đội Tổng cục Đường sắt (TCĐS) cực mạnh. Họ có trong đội hình những cầu thủ sau này trở thành huyền thoại như Mai Đức Chung, Lê Thụy Hải và được dẫn dắt bởi HLV Trần Duy Long (người sau này từng huấn luyện ĐTQG). Đội bóng đã nhận được sự yêu thương của khán giả miền Nam bởi lối chơi tấn công rực lửa. Chuyến “Nam du” ấy, TCĐS gây tiếng vang lớn, với chỉ một thất bại duy nhất trước Cảng Sài Gòn. Nhưng vượt trên ý nghĩa thể thao, nó đã trở thành gạch nối gắn kết bóng đá giữa hai miền, đặt nền móng cho sự phát triển của bóng đá nước nhà trong thời kì thống nhất”.

Sau đội bóng TCĐS, lịch sử bóng đá Việt Nam tiếp tục ghi nhận một chuyến du đấu toàn miền Nam khác của Thể Công vào năm 1979. Chuyến đi này của Thể Công đã tạo ra một “hiệu ứng” đặc biệt, khi đại diện quân đội thể hiện sức mạnh bằng chuỗi trận bất bại trước tất cả các đội bóng miền Nam. Trận giao hữu cuối cùng của đội bóng quân đội gặp Cảng Sài Gòn trên sân Thống Nhất, ông Đặng Gia Mẫn khẳng định: “Không khí còn nóng hơn cả một trận chung kết. Hai đội thi đấu buổi chiều, nhưng từ sáng sớm, hàng vạn người đã đến xếp hàng chờ mua vé vào sân”. Trận đó, Thể Công thắng 2-1 nhờ pha lập công quyết định trong hiệp hai của cựu danh thủ Đỗ Văn Phú.
 

Một trận đấu tại giải VĐQG 1980 – giải vô địch đầu tiên sau ngày giải phóng.


Chuyến “Nam du” cuối cùng được ghi nhận thuộc về đội bóng Công an Hà Nội. Mặc dù không thành công về mặt kết quả như Thể Công và TCĐS, nhưng chuyến đi của đội bóng này đóng vai trò cực kì quan trọng, bởi nó đã trở thành tiền đề cho ra đời giải VĐQG lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước. Sân chơi bóng đá cao nhất quốc gia, lần đầu tiên thực sự xuất hiện không khí đua tranh nóng bỏng, “sân khấu” hội tụ những đội bóng xuất sắc nhất đến từ khắp 3 miền đất nước.

Những ngày tháng huy hoàng

Bóng đá TPHCM đã bước vào thời kỳ huy hoàng nhất của mình kể từ khi giải VĐQG ra đời vào năm 1980. Thời điểm này, riêng bóng đá TPHCM đã có đến 4 đội bóng mạnh là Hải Quan, Cảng Sài Gòn, Công nghiệp Thực phẩm và Công nghiệp TPHCM. Sự cạnh tranh giữa những đội bóng cùng thành phố diễn ra cực kì nóng bỏng. Rất nhiều tên tuổi huyền thoại của bóng đá Việt Nam đã xuất hiện từ những đội bóng này như Tư Lê, Dương Văn Thà, Hồ Thanh Cang, Phan Trung Việt... Nhưng cả trong thời kì đỉnh cao này, bóng đá miền Nam cũng chỉ một lần “gặt hái” được vinh quang tại giải VĐQG vào năm 1986, khi đội Cảng Sài Gòn do HLV Phạm Huỳnh Tam Lang dẫn dắt giành chức vô địch.

Toàn bộ khoảng thời gian còn lại, từ 1980 đến 1987, các đội bóng miền Bắc hoàn toàn thống trị các danh hiệu VĐQG. Ở giải vô địch được tổ chức lần đầu tiên, TCĐS là đội bóng được vinh danh. Đội Công an Hà Nội lên ngôi năm 1984, sau đó nhường “ngôi” lại cho đội Công nghiệp Hà Nam Ninh. Ông Mẫn nhớ lại: “Thời điểm đó, Công nghiệp Hà Nam Ninh không được đánh giá cao bằng Thể Công, Cảng Sài Gòn. Nhưng bù lại, chúng tôi cũng sở hữu những cá nhân xuất sắc như Nguyễn Hưng Thái (người hiện là Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Nam Định), hậu vệ trái số một Việt Nam Nguyễn Văn Xuân hay thủ thành Vũ Văn Chung”. Thật đáng tiếc là sau mùa giải lên đỉnh cao này, Công nghiệp Hà Nam Ninh không thể bảo vệ thành công danh hiệu của mình. Còn Thể Công, vẫn là đội giành được nhiều chức VĐQG nhất, với 3 lần đăng quang vào các năm 1981, 1982 và 1987.

Trái ngược với sự huy hoàng của hai miền Nam – Bắc trong giai đoạn này, bóng đá miền Trung tương đối trầm lắng. “Trước giải phóng, Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng là 2 đội bóng cực mạnh. Nhưng sau khi hòa bình lập lại, họ không còn giữ được vị thế của mình. Cả Quảng Nam- Đà Nẵng và Huế đều bị loại khỏi giải VĐQG 1980 ngay từ vòng loại khu vực miền Trung” – ông Mẫn hồi tưởng. Thời điểm đó, miền Trung nổi lên 2 đội Công nhân Nghĩa Bình (tiền thân của CLB bóng đá Bình Định) và Phú Khánh (CLB Khánh Hòa sau này). Tuy nhiên, ngay cả 2 đội bóng này cũng không gây được nhiều tiếng vang vì thực lực có hạn.

Và các giai thoại đi vào biên niên sử
 
Đặng Gia Mẫn và một trận đấu quốc tế.
Cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn sinh năm 1953 ở Trực Ninh, Nam Định. Ông từng khoác áo đội bóng Công nhân Nghĩa Bình (1979), Công nghiệp Hà Nam Ninh (từ năm 1984 đến 1988). Vô địch quốc gia mùa giải 1985.
Bóng đá Việt Nam trong giai đoạn sau giải phóng miền Nam vẫn chưa thực sự hoàn thiện trên nhiều khía cạnh, đặc biệt về hệ thống thi đấu và cả luật. Cho đến giờ, cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn vẫn nhắc đi nhắc lại về trận chung kết mùa giải 1984, Công an Hà Nội gặp Thể Cồng. Đặc biệt, trận derby giữa hai đội  bóng cùng đóng quân trên địa bàn Thủ đô lại diễn ra trên sân... Thống Nhất. Trận này, đội Công an Hà Nội thắng 4-1. Nhắc lại trận này, ông Mẫn không quên lý giải nguyên nhân khiến hai đội phải đi cả ngàn kilomet vào TPHCM là do quy định hồi đó buộc mọi đội bóng phải thi đấu trên sân trung lập. Một quyết định khá “kỳ quặc”, nhưng đã trở thành “giai thoại” mỗi khi nói về “đặc thù” rất riêng trong công tác tổ chức trận đấu của bóng đá Việt Nam giai đoạn này. Cả Đông Nam Á lúc đó, chẳng nước nào có cách thi đấu như vậy.

Trong hồi ức của mình, cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn bảo, ông cũng sẽ không thể quên sự cố tiêu cực đình đám của mùa giải 1985. Năm đó, cho đến trận đấu cuối cùng của vòng loại, Công an Hà Nội và Thể Công gặp nhau trong bối cảnh đội bóng ngành Công an đã dành tỷ số thắng tối thiểu 4-1 để nuôi hy vọng lọt vào bán kết. Điều kiện cần và đủ là ở trận còn lại, Quân khu Thủ đô cũng phải thua Cảng Sài Gòn với cách biệt tối thiểu 1 bàn. Nếu điều này xảy ra, Cảng Sài Gòn sẽ bị loại và Thể Công, Công an Hà Nội “dắt tay” nhau vào bán kết.

Ông Mẫn kể: “Màn kịch vụng đã được sắp đặt đúng như dự tính. Thể Công “nằm thẳng cẳng” cho Công an Hà Nội ghi 4 bàn thắng, trước khi kiếm được một pha lập công danh dự. Trong khi đó, Quân khu Thủ đô xả thân chiến đấu, cầm hòa Cảng Sài Gòn đến phút 80 thì một cầu thủ tự xoay người... sút thẳng về lưới nhà”. Hành động bột phát này, ông Mẫn lý giải: “Do luật thi đấu quy định nếu hòa 90 phút thì phải đấu thêm 30 phút hiệp phụ, kể cả vòng loại. Như vậy, nếu Quân khu Thủ đô không thua 1 bàn ở 90 phút chính thức, thì họ khó giữ được tỷ số như ý trong hiệp phụ”.

Màn kịch này đã bị dư luận và báo chí thời đó phản đối kịch liệt. Nhưng Tổng cục TDTT không dám xử vì “thiếu bằng chứng”. Đến phút cuối cùng, Công an Hà Nội và Thể Công được thuyết phục để... tự rút lui. Kết quả là Công nghiệp Hà Nam Ninh và Sở Công nghiệp TPHCM hưởng lợi, nghiễm nhiên vào chơi chung kết. Năm đó, Công nghiệp Hà Nam Ninh lên ngôi vô địch bằng thắng lợi 3-1. Nhưng đến giờ, mùa giải ấy vẫn được lưu truyền mãi trong giới “quần đùi áo số”.

Toàn bộ những câu chuyện ấy, theo cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn, đó chính là sự mô tả vẹn nguyên diện mạo về một giai đoạn đã trôi qua của bóng đá Việt Nam sau giải phóng miền Nam. Một thời đáng để nhớ, để lưu truyền, để không thể mất đi theo kí ức của những cựu cầu thủ đã luống tuổi như ông.
 
Mạnh Cường
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô dâu 45 tuổi Hồ Quỳnh Hương đẹp nền nã trong hôn lễ, nhờ công thức ăn chay trường gần 20 năm qua?

Cô dâu 45 tuổi Hồ Quỳnh Hương đẹp nền nã trong hôn lễ, nhờ công thức ăn chay trường gần 20 năm qua?

Ăn - 4 phút trước

GĐXH - Hồ Quỳnh Hương từ lâu được nhiều người biết đến việc ăn chay trường.

Nam diễn viên đẹp trai như 'tổng tài', nhưng cứ xuất hiện là gây tranh cãi trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Nam diễn viên đẹp trai như 'tổng tài', nhưng cứ xuất hiện là gây tranh cãi trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Giải trí - 43 phút trước

GĐXH - Diễn viên Trần Nghĩa vai Nguyên trong phim "Cha tôi, người ở lại" đang gây tranh cãi về cảm xúc nhân vật, chuyện tình cảm với An.

10 tuyệt chiêu "bơm nước cho da" hiệu quả mà phụ nữ ngoài 30 tuổi không thể bỏ qua

10 tuyệt chiêu "bơm nước cho da" hiệu quả mà phụ nữ ngoài 30 tuổi không thể bỏ qua

Chăm sóc da - 45 phút trước

Việc dưỡng ẩm da đầy đủ không chỉ giúp da căng bóng, mịn mượt mà còn giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Giá lăn bánh KIA Seltos mới nhất giảm sốc, thấp kỷ lục, xứng danh xe gầm cao SUV hạng B giá tốt nhất Việt Nam

Giá lăn bánh KIA Seltos mới nhất giảm sốc, thấp kỷ lục, xứng danh xe gầm cao SUV hạng B giá tốt nhất Việt Nam

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh KIA Seltos mới nhất đang vô cùng hấp dẫn bởi ưu đãi lớn, kéo giá xe gầm cao SUV hạng B xuống thấp chưa từng thấy.

Kho, nhà xưởng tại Gia Lâm, Hà Nội được rao bán nhiều gây sự chú ý

Kho, nhà xưởng tại Gia Lâm, Hà Nội được rao bán nhiều gây sự chú ý

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Kho và nhà xưởng tại Gia Lâm, Hà Nội đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nhờ giao dịch sôi động và mức giá hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các cung hoàng đạo tốt bụng, nghĩa khí nhưng đừng ai nghĩ lợi dụng điều đó mà bắt nạt họ

Các cung hoàng đạo tốt bụng, nghĩa khí nhưng đừng ai nghĩ lợi dụng điều đó mà bắt nạt họ

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Đừng thấy vẻ ngoài hiền hoà của 4 cung hoàng đạo này mà nghĩ rằng họ dễ bắt nạt nhé!

Lịch cúp điện Đồng Nai từ ngày 16 – 18/5/2025: Cúp điện 14 tiếng/ngày một số khu dân cư và tuyến đường để sửa chữa

Lịch cúp điện Đồng Nai từ ngày 16 – 18/5/2025: Cúp điện 14 tiếng/ngày một số khu dân cư và tuyến đường để sửa chữa

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Đồng Nai sẽ mất điện cả ngày.

Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31

Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31

Câu chuyện văn hóa - 1 giờ trước

Diễn viên Cường Phạm qua đời sáng 15/5 ở tuổi 31 sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

4 con giáp nữ lặng lẽ giàu sang, hậu vận tài sản khó đong đếm

4 con giáp nữ lặng lẽ giàu sang, hậu vận tài sản khó đong đếm

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những con giáp nữ này có nhiều phúc lộc, có thể tự tạo dựng được cơ đồ của riêng mình khiến mọi người ai cũng ngưỡng mộ.

Top