Cả dải đại dương bất ngờ bừng sáng rực rỡ trong đêm, một hiện tượng kỳ bí cuối cùng cũng lộ diện qua ảnh chụp thực tế
Một hiện tượng kỳ thú trên đại dương được các thủy thủ kể lại suốt hàng trăm năm qua cuối cùng đã lộ diện trên những bức ảnh thực tế.
Năm 1870, cuốn tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của nhà văn Jules Verne được xuất bản lần đầu và đã trở thành huyền thoại của thể loại giả tưởng hơn 150 năm qua. Trong cuốn tiểu thuyết phiêu lưu đầy lý thú về đại dương này, có một hiện tượng là thật đã được nhiều thủy thủ xác nhận qua hàng thế kỷ: "Milky Sea", hay biển phát sáng.
Cái tên Milky Sea lấy cảm hứng từ "Milky Way" - "dải Ngân Hà" trong tiếng Anh, khi hàng tỷ đốm sáng rải rác làm sáng bừng mặt biển trong đêm sâu.
Trong hàng trăm năm, các thủy thủ đã kể những câu chuyện về sự kiện bí ẩn xảy ra ngoài khơi xa. Họ đã tả lại việc đột nhiên có đến hàng dặm những vùng nước nhạt màu, trắng đục, phát sáng, đôi khi kéo dài đến tít đường chân trời. Không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích chính đáng nào cho hiện tượng kỳ lạ này, hầu hết mọi người đều bác bỏ những lời kể về Milky Way như những câu chuyện cổ tích hay chỉ đơn giản là hình dung do trí tưởng tượng phong phú của các thủy thủ xa đất liền lâu ngày dựng nên.
Nhưng cuối cùng, hiện tượng đó đã thực sự được chứng minh bằng ảnh chụp thực tế - thế mới hiểu, đúng là trăm nghe không bằng một thấy.
Chuyện những bức ảnh thực tế đầu tiên được ghi lại về Milky Sea
Vào đêm thứ 3 khi đang hải hành ở vùng Đông Ấn Độ Dương, thủy thủ đoàn của du thuyền Ganesha chứng kiến cảnh mặt trời lặn và bầu trời tối sầm lại - rồi sau đó mọi thứ trở nên kỳ lạ.
Thủy thủ Naomi McKinnon trong chuyến đi tháng 8/2019 nhớ lại: "Chúng tôi nhận ra rằng biển rất sáng.
Chúng tôi đã hỏi, "Cái quái gì vậy, tại sao biển lại trông tuyệt vời thế này?".
McKinnon và 2 thành viên thủy thủ đoàn hối hả vào phòng chứa để đánh thức thuyền trưởng và các thành viên còn lại. Những gì họ nhìn thấy gợi nhớ đến những câu chuyện như Moby Dick và Hai vạn dặm dưới đáy biển - cả 2 đều khắc họa những huyền thoại kỳ lạ về một vùng biển rực sáng.
"Khoảng 7h tối, Nautilus, nửa chìm nửa nổi, đang chèo thuyền giữa một biển sữa. Nhìn lướt qua, có vẻ như cả đại dương đã hóa sữa" - trích một đoạn trong Hai vạn dặm dưới đáy biển.
Tua nhanh tới tháng 8/2019, nhật ký tàu của Ganesha cho đêm đó có nội dung:
"Khi thức dậy lúc 22h00, biển có màu trắng xóa. Không có trăng, biển dường như đầy sinh vật phù du? Nhưng sóng mũi tàu lại màu đen! Ấn tượng để lại cứ như đang đi thuyền trên tuyết!".
Không ai trong số các thủy thủ đoàn của Ganesha biết, nói một cách chính xác, họ đã trở thành nhân chứng lịch sử trong đêm đó. Họ đã cố gắng chụp một vài bức ảnh để ghi lại cảnh tượng, bất chấp điều kiện ánh sáng yếu che mờ camera.
Giờ đây, gần 3 năm sau, các nhà khoa học cuối cùng đã xác nhận rằng những gì thủy thủ đoàn chứng kiến không phải là ảo ảnh thị giác - thực tế, đó là vi khuẩn.
Đó là lần đầu tiên hiện tượng Milky Sea trong huyền thoại được xác nhận bằng ảnh chụp thực tế, khi hàng nghìn tỷ vi khuẩn quang sinh học thắp sáng đại dương trong đêm đen.
Giải thích khoa học
Hiện tượng kỳ thú này chỉ xảy ra 1-2 lần/năm và thường là tại Ấn Độ Dương. Kể cả những nhà khoa học đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu hiện tượng này cũng chưa từng đủ may mắn để chứng kiến nó bằng mắt thường.
Một chuyên gia trong số đó là Steven Miller, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Bang Colorado. Vào hôm 11/7 vừa rồi, Miller đã xuất bản một nghiên cứu dựa trên ảnh chụp và trải nghiệm của Ganesha và quan sát vệ tinh.
Miller đã dò dữ liệu vệ tinh để tìm bằng chứng về Milky Sea trong nhiều năm. Vào năm 2021, trong khi kiểm tra các quan sát từ 2019 Ganesha hải hành trên Ấn Độ Dương, Miller đã xác định được một vệt sáng hình cái đe ngoài khơi bờ biển phía nam Java, Indonesia, trải dài hơn 100.000 km vuông - có kích thước tương đương với tiểu bang New York.
Tuy nhiên, nếu thiếu các báo cáo thực địa, Miller không thể đảm bảo rằng đây là một sự kiện Milky Sea. Dù vậy, sau khi loại trừ những lời giải thích hợp lý khác, ông đã công bố giả thuyết của mình trong một bài báo trên tờ Scientific Paper tháng 7/2021, hy vọng rằng ai đó, ở đâu đó, có thể đọc bài báo của ông và xác nhận linh cảm của mình. Dữ liệu của ông cho thấy đã có thủy thủ ở đó cùng lúc với vệ tinh khi các quan sát đã được thu thập.
Giải thích về suy luận của mình, Miller nói ông thấy các đốm sáng nhỏ từ các con tàu trên đại dương trong khu vực khi ấy.
Điều ước của ông đã thành hiện thực: Cuối năm 2021, McKinnon đã liên lạc được Ganesha. Sau khi phỏng vấn thủy thủ đoàn và so sánh đường đi của con tàu với tọa độ của hình ảnh vệ tinh, Miller xác nhận rằng vùng sáng hình cái đe mà ông tìm ra trong các quan sát từ năm 2019 thực sự là vùng biển trắng đục mà thủy thủ đoàn Ganesha đã nhìn thấy vào tháng 8 năm đó.
Thủy thủ đoàn của Ganesha cũng cung cấp cho các nhà khoa học một vài manh mối về những gì có thể gây ra hiệu ứng hiếm gặp này. Tác nhân ở đây có thể là Vibrio harveyi, vi khuẩn cư trú và ăn tảo. Khi có đủ số lượng vi khuẩn này - cụ thể với mật độ 100 triệu vi khuẩn trong một ml nước - chúng bắt đầu phát ra ánh sáng dịu.
Phi hành đoàn còn cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của vi khuẩn. Khi họ đi kiểm tra nhà vệ sinh của con tàu, vốn lấy nguồn nước từ đại dương, nó cũng đã phát sáng "giống như một thứ phóng xạ trong phim hoạt hình", McKinnon cho biết.
Để quan sát kỹ hơn, sau đó họ kéo một xô nước biển lên boong. Những đốm sáng nhỏ lơ lửng trong nước nhưng biến mất khi họ khuấy lên - tương tự như cách nước ở phía trước con tàu tối đi khi bị mũi tàu xuyên qua những con sóng.
Edith Widder, một nhà sinh vật học đại dương và là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn và Nghiên cứu Đại dương, dù không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết hiệu ứng tối đi không phải là điều mà các nhà khoa học đã dự đoán được.
Thông thường, các sinh vật quang sinh đại dương được kích hoạt bởi các chuyển động vật lý trong môi trường của chúng. Nhưng trong trường hợp này, điều ngược lại có vẻ đúng. Ngoài ra, hiện tượng phát quang sinh học thường thấy cũng chỉ diễn ra trong chớp mắt chứ không kéo dài như vậy.
Khi tập hợp đủ số lượng vi khuẩn Vibrio harveyi lại với nhau, chúng sẽ phát ra ánh sáng ma quái.
Kenneth Nealson, một nhà vi sinh vật học tại Đại học Nam California, đưa ra một giả thuyết cho rằng ánh sáng của Vibrio harveyi có thể dụ cá ăn vi khuẩn, để có thể cư ngụ trong hệ thống tiêu hóa của các cư dân đại dương - nơi chúng có thể sinh trưởng tốt.
Hướng đi trong tương lai
Các nhà khoa học đã tái tạo thành công sự phát quang của Vibrio harveyi trong phòng thí nghiệm, nhưng làm thế nào những vi khuẩn này có thể chiếu sáng toàn bộ đại dương vẫn còn là một bí ẩn.
Youri Timsit, người nghiên cứu vi sinh vật học môi trường tại Viện Hải dương học Địa Trung Hải, cho biết Milky Sea có thể xuất hiện từ sự tương tác phức tạp của các loài khác nhau và môi trường đại dương với khí quyển. Timsit không tham gia vào nghiên cứu gần đây.
Giờ đây, khi các nhà khoa học có thể tìm thấy Milky Sea thông qua hình ảnh vệ tinh, họ có thể thu thập dữ liệu để nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến những sự kiện này. Miller hy vọng họ có thể dự đoán vị trí và khi nào nó sẽ xảy ra lần sau và ông có thể tham gia thực địa.
McKinnon chia sẻ: "Lúc đó tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đang chứng kiến một điều gì đó hiếm gặp đến thế. Chúng tôi đã ngồi rất lâu trong đêm, đắm mình trong ánh sáng rực rỡ kèm theo làn gió nhẹ nhiệt đới. Đó chắc chắn là một trải nghiệm mà tôi không bao giờ muốn quên".
Nguồn: Inverse
Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'
Chuyện đó đây - 17 giờ trướcMột nhà khoa học đã cố trình bày những phát hiện gây sốc này trước Quốc hội Mexico.
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 5 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.