Ca nghi bị chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk: Người mẹ từng bị sốt và phát ban
GiadinhNet - Một bé gái 4 tháng tuổi ở huyện Krông Búk (tỉnh Đắk Lắk) vừa được phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc chứng đầu nhỏ. Trước đó, khi mới chào đời, gia đình và bệnh viện cho rằng bé bị dị tật bẩm sinh với vòng đầu nhỏ hơn hẳn trẻ em bình thường, gương mặt cũng có những đặc điểm điển hình của trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika.
Địa bàn có diễn biến bệnh sốt xuất huyết phức tạp
Sau 5 lần xét nghiệm bằng hai phương pháp trong thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, kết quả cho thấy người mẹ 23 tuổi đã từng nhiễm virus Zika. Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), điều tra tiền sử cho thấy thời gian mẹ bé mang thai ở tháng thứ 3 và thứ 6 có sốt và phát ban. Huyện Krông Búk, nơi hai mẹ con bé sinh sống là địa bàn có sự lưu hành và diễn biến của dịch sốt xuất huyết rất phức tạp thời gian qua. Toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận trên 10.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Còn huyện Krông Búk có 299 ca bệnh sốt xuất huyết tại 7/7 xã với 20 ổ dịch, tăng gấp 4 lần so với cùng thời điểm năm 2015. Trong khi loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cũng chính là “nguồn cơn” của đường truyền virus Zika.
Hiện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang phối hợp với phòng xét nghiệm của ĐH Nagasaki Nhật Bản tiến hành các xét nghiệm virus học. Nếu kết quả tương tự lần thứ nhất đã được xét nghiệm, đây sẽ là ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ liên quan virus Zika đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
Bộ Y tế cho biết, chứng đầu nhỏ có thể ghi nhận tại 1-10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. Tuy vậy chứng đầu nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm virus (rubella…), vi khuẩn (giang mai...), ký sinh trùng (toxoplasma…), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa virus Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.
Theo BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), dù chưa có kết quả xét nghiệm cuối cùng, nhưng em bé ở Đắk Lắk có những đặc điểm điển hình của một em bé mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika, với lát cắt đứng dọc vùng đầu có dấu hiệu trán vẹt, dốc trán hẹp, thùy trán nhỏ. Đó là bởi virus Zika rất “ưa” vùng thùy trán của thai nhi. Đây là bộ phận đầu tiên trong cấu trúc não của thai bị virus Zika tấn công. Hiện nay em bé đã được 4 tháng tuổi, chứng tỏ, ít nhất bé đã bị nhiễm virus Zika từ trong bụng mẹ, tức là phải cách đây khoảng 5 tháng (khoảng tháng 5/2016, khi đó, Việt Nam đã phát hiện được 2 ca nhiễm virus Zika đầu tiên tại Khánh Hòa và TPHCM). Bởi nếu thai phụ nhiễm virus Zika sau tuần thai thứ 35, virus Zika không gây hậu quả nặng nề đến thế.
BS Anh Tuấn phân tích: “Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ nhiễm bất kỳ virus gì (cúm, rubella…) cũng có thể gây ra dị tật, dị dạng cho thai nhi. Dị dạng này không phân biệt được nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, nếu sau 12 tuần, thai phụ nhiễm virus Zika, thì virus này có khả năng xâm nhập, “ngấm” vào thai nhi, phá hủy tế bào não em bé. Hậu quả là thai của bà mẹ mắc Zika không phát triển được tổ chức não dẫn đến teo não, đến lượt cấu tạo xương vòm sọ do tổ chức não bị teo nên cũng không phát triển được tạo ra tật đầu nhỏ. Điều này có nghĩa là, đầu nhỏ chỉ là “hiện tượng”, bản chất của nó là não bị teo”.
Phụ nữ nên đi siêu âm ở tuần thai thứ 16
Theo BS Tuấn Anh, trước những diễn biến phức tạp của bệnh do virus Zika, để chủ động phát hiện những trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ngay từ trong bào thai, hiện Khoa Chẩn đoán hình ảnh đã đưa ra bộ câu hỏi cơ bản về Zika để khảo sát thai phụ khi đến khám tại Khoa. Qua khảo sát cho thấy, 1/3 thai phụ gần như chưa biết gì về bệnh này, số còn lại chỉ “bập bõm” biết về Zika, hầu hết đều nghĩ rằng Zika gắn liền với chứng đầu nhỏ và phải hủy thai nếu mắc phải virus này. BS Anh Tuấn khẳng định: “Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm virus Zika đều sinh ra trẻ mắc chứng đầu nhỏ. Không phải tất cả sẽ buộc phá bỏ thai hay đình chỉ thai nghén ngay lập tức nếu thai phụ mắc Zika”.
Là bác sĩ đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Siêu âm sản phụ khoa thế giới tổ chức tại Roma (Italia) vừa qua, BS Anh Tuấn thông tin, tại Hội nghị này, các chuyên gia quốc tế đồng thuận khuyến cáo rằng, nên bắt đầu siêu âm cho các thai phụ ở tuần thai thứ 16, không nên sớm hơn. “Trong quý đầu của thai, cấu trúc hộp sọ chưa hình thành xong, trên hình ảnh siêu âm chưa phát hiện ra, siêu âm lúc này không có ý nghĩa. Khi siêu âm từ 16 tuần, cấu trúc hộp sọ đã rõ ràng, số liệu đo được không quá sai lệch, kết quả siêu âm sẽ dùng để làm căn cứ phát hiện chứng đầu nhỏ”, BS Anh Tuấn giải thích thêm. Cũng theo khuyến cáo tại Hội nghị, nếu nghi ngờ trẻ mắc tật đầu nhỏ nên lặp lại siêu âm 2 tuần/lần để đánh giá mức độ bệnh, có thái độ xử lý kịp thời. Nếu không nghi ngờ nên theo dõi 4 tuần/lần.
BS Anh Tuấn cho biết, tại Thái Lan - nơi có 25 thai phụ mắc Zika, với hai trẻ sơ sinh bị chứng đầu nhỏ do virus này - Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc xét nghiệm virus Zika miễn phí cho tất cả thai phụ. Tại Việt Nam, vì chương trình xét nghiệm virus Zika chưa phổ cập nên siêu âm được coi là phương tiện đầu tay, cơ bản. Do siêu âm có thể lặp lại nhiều lần nên giúp theo dõi tốt, đánh giá nhanh khả năng thai nhi bị chứng đầu nhỏ ở bà mẹ mắc Zika.
Theo BS Anh Tuấn, nếu thai phụ quá lo lắng và có điều kiện, nên đến bệnh viện chuyên ngành để kiểm tra. Hiện Khoa Chẩn đoán hình ảnh đang tiến hành chương trình sàng lọc, trong đó kết quả siêu âm của sản phụ được lưu trữ trong hệ thống lưu trữ của bệnh viện để làm cơ sở tra cứu, so sánh trong những lần thai phụ đi siêu âm tại Khoa.
Hiện nay, nhiều bà mẹ đi siêu âm không chỉ mỗi nơi một lần, mà kết quả siêu âm thai lần nào biết lần đó, không có liên thông giữa những lần thăm khám điều này gây khó khăn cho nhận định kết quả. Đặc biệt, trong chứng đầu nhỏ nếu không có so sánh giữa những lần siêu âm sẽ khó biết tiến triển của bệnh, kết luận đưa ra khập khiễng và thậm trí không chuẩn, do đó, phải có dữ liệu “đầu vào” để so sánh.
BS Anh Tuấn khuyến cáo: “Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát và đưa ra “hằng số sinh lý trên siêu âm của trẻ Việt Nam”. Khi chưa có chuẩn chung, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh sự phát triển của trẻ với chính đứa trẻ đó qua từng lần siêu âm. Ví dụ, mỗi tuần, trung bình đầu thai nhi tăng khoảng 3mm. Nếu sau 2 tuần siêu âm lại, đầu không tăng được 6mm, đây là điểm cần lưu ý. Chúng tôi khuyên các thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt, bắt đầu từ 16 tuần và nhất thiết phải lưu trữ số liệu này để làm căn cứ so sánh, đối chiếu cho những lần siêu âm tiếp theo, dù chưa có dấu hiệu gì về việc nhiễm virus Zika hay chứng đầu nhỏ. Bởi chứng đầu nhỏ diễn tiến dần dần, không phải mẹ mắc Zika là con đầu nhỏ ngay lập tức”.
Hiện nay, mỗi bà mẹ mang thai khi siêu âm thường được tiến hành khoảng 5-6 thông số cho siêu âm 2D. Để giúp phát hiện, chẩn đoán thai nhi mắc chứng đầu nhỏ, các bác sĩ siêu âm sẽ bổ sung thêm nhiều thông số khác, như đo thêm chu vi vòng đầu, đo chu vi bụng, đo đường kính chẩm trán... Được biết, việc đo “bổ sung” này không làm tăng thêm chi phí của bệnh nhân.
Võ Thu
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.