Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn nhà chưa từng có tiếng cười

Thứ sáu, 08:28 29/05/2009 | Gia đình

Giadinh.net - Chồng câm điếc, vợ nghễnh ngãng và bị chứng tâm thần nhẹ. Nói như người làng, họ được ghép lại với nhau cho “có đôi có cặp” để nương tựa vào nhau mà sống.

Những tưởng đã là tận cùng của sự bất hạnh, thế nhưng nay người chồng càng lúc càng yếu, mắc thêm tật quên quên nhớ nhớ còn vợ thì tai nạn xe mất luôn cánh tay trái. Đó là vợ chồng anh Ngụy Văn Trường ở xóm Bồng Am, xã Vĩnh Khương (Sơn Động, Bắc Giang).
 
“Nồi” méo,  “vung” cũng... méo

Đến xã Vĩnh Khương hỏi nhà vợ chồng anh Trường hầu như ai cũng biết. Một ngôi nhà xây nho nhỏ, căn bếp không cửa khóa xiêu vẹo, rúm ró nằm trơ trọi giữa một mảnh đất không vườn tược, không cây cối ngay sát đường đi. Anh Trường sinh năm 1969, lên 3 tuổi thì bị phong giật. Gia đình chạy vạy khắp nơi vay tiền để đưa anh vào bệnh viện chạy chữa. Đến khi tạm có chút tiền thì lại chẳng cứu được nữa. Người thân anh nhớ lại: Lúc bấy giờ bệnh viện cách nhà hàng chục cây số, nhà nghèo, không có phương tiện đi lại, bố mẹ anh thay nhau bế con đi bộ xuống viện. Khi đến nơi thì bệnh đã quá nặng, di chứng để lại thật nghiệt ngã, anh vừa bị câm, điếc lại vừa không bình thường về trí não.
 
Năm anh đến tuổi lấy vợ, biết xã bên có một người con gái cũng có hoàn cảnh tương tự, gia đình đã đánh tiếng xin cưới vợ cho anh. Đó là chị Vũ Thị Bình, hơn anh 7 tuổi. Từ khi mới sinh ra, chị Bình đã bị thần kinh nhẹ, gia đình có đưa đi chữa nhưng bệnh không suy chuyển. “Thôi thì nồi nào úp vung nấy, gán ghép họ vào với nhau để có vợ, có chồng, nương tựa nhau mà sống”- anh Chính (anh trai anh Trường) nói trong xót xa.

Rồi cặp vợ chồng trẻ ấy được dọn ra ở riêng. Căn nhà được dựng cạnh nhà người anh để tiện trông nom. Nhà có 2 sào ruộng, vợ chồng anh cạy cục, chồng cày, vợ cấy cộng với sự giúp đỡ của anh em, hàng xóm, cuộc sống cũng tạm đủ ăn qua ngày. May mắn chị Bình khỏe mạnh, sau những vụ cấy chị lại đi tìm việc làm thêm, ai thuê gì làm nấy.
 

Anh Chính trong căn nhà tuyềnh toàng của người em trai.


Hai vợ chồng dựa vào nhau lặng lẽ sống. Trong căn nhà nhỏ bé ấy, chưa khi nào người ta nghe được tiếng cười vui vẻ của hai người. Có chăng cũng chỉ là tiếng ú ớ của người chồng mỗi khi lên cơn đau. Nhiều năm trôi qua, ai cũng mong cặp vợ chồng trẻ ấy có tin vui để sau này về già có người chăm nom. “Nhưng càng trông mong thì lại càng buồn, hai đứa nó không thể có con được. Định xin con nuôi, nhưng cả hai vợ chồng nghễnh ngãng như thế xin con nuôi về lại khổ thêm” -  anh Chính thở dài.
 
Cuộc sống càng vất vả hơn khi người chồng thường xuyên đau yếu. Chỉ cần trái gió trở trời là bệnh lại tái phát. Chồng thì câm, có đau cũng chỉ ú ớ, vợ thì nghễnh ngãng chẳng biết chăm lo cho chồng mỗi khi chồng lên cơn. Tất cả những công việc ấy đều phải nhờ bàn tay chăm sóc của vợ chồng người anh trai.

Họa vô đơn chí

“Giờ thì khổ trăm bề chị ạ...”, anh Chính ngừng lời khi nhìn thấy người em. Anh vẫy vẫy tay ra hiệu và một người đàn ông đen đúa nhỏ thó lặng lẽ bước vào nhà. “Trường đấy, nó chẳng nghe được gì đâu. Được cái là rất hiền lành”, anh Chính giới thiệu.

Gương mặt lo lắng của chị Bình ôm cánh tay bị cụt.

Anh Trường ngồi đối diện với chúng tôi, nhìn người lạ ngơ ngác như trẻ lên ba. Anh Chính ra dấu hiệu cho người em, ý nói chúng tôi đang ngồi nói chuyện về anh. Anh nhoẻn miệng cười. Cái cười ngây ngô, nhợt nhạt.

“Vợ nó đang nằm viện chị ạ. Nó cũng có biết vợ nó làm sao đâu. Bây giờ nhà tôi thay nhau xuống viện chăm sóc cho thím ấy”. Anh Chính rơm rớm nước mắt kể về những tai họa gần đây đã ập xuống gia đình nhỏ bé của người em mình.

Năm 2008, vào một đêm mùa hè, em trai anh lên cơn phong giật nặng. Vì người vợ không biết nên đến sáng hôm sau khi đưa xuống viện cấp cứu thì anh Trường gần như bị liệt nửa người. “Giờ thì cũng đã cầm được bát đũa ăn cơm rồi. Năm ngoái khổ lắm, sau khi cày cấy xong, chồng bị liệt như thế, nhưng vợ cũng cứ đòi đi làm xa, thím ấy ra tận Quảng Ninh làm thuê cùng mấy người trong làng”, anh Chính lắc đầu.

Đến đầu năm nay, sau khi ăn Tết xong, chị lại khăn gói theo người cùng làng ra Quảng Ninh làm. Tiền thì cũng chẳng kiếm được bao nhiêu, nhưng cứ thấy người ta đi thì chị lại đi theo. Trong một lần đi làm về, do nghễnh ngãng, khi băng qua đường chị đã bị một chiếc xe tải nghiến nát cánh tay trái.

Hoàn cảnh vốn đã oái oăm như thế, nay lại càng bi đát hơn. Anh Chính phải chạy vạy tiền để sang bệnh viện ở Quảng Ninh chăm sóc cho người em dâu. Chị Bình phải tháo khớp tay đến tận vai, đầu thì bị rách toạc phải khâu 8 mũi. Ở Quảng Ninh được nửa tháng thì hết tiền chạy chữa. Anh Chính xin cho em dâu về bệnh viện huyện Sơn Động gần nhà hơn để tiện chăm sóc. Đến tận lúc ngồi tiếp chuyện chúng tôi, gia đình anh Chính vẫn đang phải thay phiên nhau hàng ngày vào bệnh viện huyện lo cơm nước, tắm giặt cho cô em dâu tật nguyền đang điều trị tai nạn. Thiếu tiền mua thuốc,  thiếu cả tiền ăn ở, họ phải giật gấu vá vai để tạm bợ được ngày nào hay ngày đó.

Mờ mịt đường về

Chúng tôi theo chân anh Chính vào bệnh viện thăm chị Bình. Nhìn cánh tay bị mất, ánh mắt thất thần của chị, ai cũng xót xa. Khó khăn lắm chị mới có thể diễn đạt được vài lời khi trò chuyện với chúng tôi nhưng cũng chỉ là câu được, câu mất.

 “Sắp được ra viện rồi, chị định sẽ làm gì?” -  tôi hỏi.
“Một tay thì làm được gì, chắc phải dựa vào chồng thôi”. Vừa nói chị vừa mân mê ống tay áo buông thõng, mắt ngân ngấn nước nhìn ra đường.
“Nhờ chồng”! Trong tâm trí của chị vẫn còn có một mái ấm gia đình. Thế nhưng, liệu chị có hiểu được, ngay cả đến bản thân mình chồng chị cũng không còn lo được, huống chi chăm sóc một người vợ khuyết tật?

Bàn về cuộc sống tiếp theo của vợ chồng anh Trường, anh Chính chùng giọng xót xa: “Biết làm gì bây giờ, ruộng thì không thể cày cấy, còn chăn nuôi đã nhiều lần thử nhưng vợ chồng nó đâu có làm được.  Trợ cấp thì xã cũng trợ cấp rồi, giúp đỡ thì hàng xóm cũng đã tận tình hết mình rồi. Cũng không thể nhờ họ được mãi. Cũng chẳng biết rồi chúng nó sẽ ra sao”.

“Chị Bình sắp được xuất viện. Thích nhé!” -  Tiếng cô hộ lý lảnh lót bên tai làm tôi thảng thốt nhớ lại lúc gặp anh Trường ở nhà. Cái vẻ mặt của anh lúc đó mới tội làm sao. Vừa rón rén nhấp từng ngụm nước lọc như trẻ con nhâm nhi nước ngọt, thi thoảng anh lại nhìn chúng tôi mỉm cười ngây ngô. Không biết anh có hiểu được những bất hạnh đang diễn ra trong căn nhà của vợ chồng anh hay không? Không hiểu, mai này đôi vợ chồng tật nguyền này sẽ sống ra sao?
 
Ghi chép của Lê Hường - Ong Lý
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 4 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 11 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 17 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top