Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ phải "cầm cương" cảm xúc của con trẻ

Thứ bảy, 15:15 22/11/2008 | Gia đình

Một chuyên gia tư vấn kể rằng, có cậu bé lớp 8 đã 5 lần nhảy từ tầng 2 xuống để tự tử, nhưng may mắn không chết. Lý giải, em nói rằng, do bố mẹ không hiểu mình, thầy cô giáo hay mắng mỏ, khiển trách, họ hàng nói em hư đốn… dẫn đến chuyện em tự ngộ nhận là mình bị... trù dập.

 
Tìm hiểu về vấn đề tự tử ở lứa tuổi vị thành niên, PV chúng tôi đã đến một số trung tâm tư vấn tâm lý và được biết thời gian gần đây, các trung tâm này tiếp nhận khá nhiều trường hợp các em gặp phải những chán nản trong cuộc sống và có ý nghĩ đến chuyện tự tử.

Hầu hết các em tìm đến ý nghĩ tiêu cực này đều xuất phát từ nguyên nhân: Người lớn chưa hiểu, không tôn trọng cảm xúc của trẻ, dẫn đến chưa có cách giáo dục trẻ hợp lý.

5 lần tự tử hụt

Theo CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên), từ đầu năm đến nay có khoảng 30 cuộc điện thoại tư vấn ở lứa tuổi vị thành niên nói đến ý định tự tử. 

Nguyên nhân chủ yếu là do các em thất bại trong tình yêu và gia đình không hạnh phúc. Hai trường hợp gần đây nhất, em M. một học sinh cấp 3 bị bố mẹ cấm yêu gay gắt nên có ý định tự tử. Gia đình em K. bố mẹ thường xuyên cãi nhau, chị gái K. thấy chán cảnh gia đình không hạnh phúc rồi có ý định tử tự và K. cũng muốn tự tử theo.

Tại Trung tâm Tư vấn An Việt Sơn, gọi đến đường dây tư vấn, nhiều trẻ vị thành niên cảm thấy mình như trẻ “mồ côi” khi bố mẹ thường xuyên vắng nhà.

Các em gọi điện thoại đến để tâm sự và giải tỏa sự cô độc của mình. Nhiều em rơi vào trạng thái trầm cảm buồn chán, mất phương hướng, cảm thấy không hứng thú học tập và… muốn chết.

Trường hợp của em L. là một điển hình, gia đình khá giả, bố mẹ lo cho L. đầy đủ về mặt vật chất, nhưng ngoài giờ đi học, lúc nào L. cũng thui thủi ở nhà một mình với bà giúp việc lớn tuổi. Em cảm thấy buồn tủi vì thiếu sự quan tâm chia sẻ của bố mẹ mỗi lúc em gặp khó khăn cần có người để giãi bày.

L. tâm sự: “Em luôn phải thui thủi với một người xa lạ trong nói năng và sở thích, em rất hay quên, đến lớp em không thể tập trung nghe thầy cô giảng bài. Những lúc khó khăn em muốn được bố mẹ quan tâm nhưng bố mẹ em lại đi suốt cả ngày không quan tâm đến em. Em không thích giàu có mà chỉ muốn có  một gia đình ấm áp có tiếng cười nói của bố mẹ sau mỗi buổi đi học về. Cuộc sống của em thật buồn chán, có lẽ em nên chết đi cho bố mẹ em đỡ bận tâm”.
 

Ông Hoàng Dương Bình, Có rất nhiều em tuổi vị thành niên gọi điện nói đến chuyện tự tử để “giải quyết” những nỗi buồn hiện tại.

Ông Hoàng Dương Bình, Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho biết, từ đầu năm đến nay có khoảng 40 cuộc điện thoại ở lứa tuổi vị thành niên nói đến chuyện tự tử để “giải quyết” những nỗi buồn hiện tại. Trung tâm cũng đã tiếp nhận 10 trường hợp trực tiếp đến tư vấn vì trẻ có ý định tự tử.

Đáng lưu ý là trường hợp của một cậu học sinh lớp 8. Cậu bé này đã 5 lần nhảy từ tầng hai xuống để tự tử nhưng may mắn không chết. Lý giải về hành động của mình, em này nói rằng, do bố mẹ không hiểu mình, thầy cô giáo hay mắng mỏ, khiển trách, họ hàng nói em hư đốn … dẫn đến chuyện em tự ngộ nhận là mình bị trù dập. Bản thân em luôn muốn được sống theo ý mình nên đã bất mãn dẫn đến những hành vi dại dột trên. 

Ông Bình cho biết, sau một thời gian tiếp xúc, chia sẻ và tham vấn, cậu bé đã phần nào thay đổi suy nghĩ. Cậu bé này nói, nếu như bố mẹ quan tâm và gần gũi, không mắng nhiếc, em sẽ luôn vui vẻ để sống có ích và không nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Cho đến hiện tại, cậu bé chưa tái phạm lại hành vi này.  

Em S. học lớp 9, vì bạn bè rủ rê bán xe máy của nhà nên đã bị bố mẹ chửi mắng thậm tệ ngay trước mặt hàng xóm. Đến khi hàng xóm không may bị mất trộm đã nghi ngờ em là thủ phạm. Lần thứ 2 bị bố mẹ mắng S., đã viết thư tuyệt mệnh nhưng may mắn được bố mẹ phát hiện và đưa đến trung tâm tham vấn, giúp em từ bỏ suy nghĩ tiêu cực này.

Trẻ con không chỉ là trẻ con

Có thể thấy rằng, những trường hợp cụ thể này có sự can thiệp kịp thời của bố mẹ và các chuyên gia tư vấn, tham vấn tâm lý giúp các em vượt qua những suy nghĩ, hành động dại dột nhất thời. Nhưng sẽ là rất nguy hại nếu không được phát hiện sớm.

Trong quá trình giáo dục trẻ, nhiều ông bố bà mẹ cũng thừa nhận những sai lầm của mình khi áp đặt, quát mắng thậm chí dùng hình thức trừng phạt để giáo dục con khiến con mình bất mãn, ức chế. Chị Hồng Anh ở Trung Tự (Hà Nội) có con học lớp 9 nhìn nhận: "Lỗi của mình là coi con chỉ là trẻ con, trong khi bây giờ chúng luôn nghĩ mình có quyền suy nghĩ và hành động như một người trưởng thành".
 
Anh Nguyễn Văn Hùng, có con trai học lớp 6 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết: “Có nhiều khi cháu mắc lỗi ở nhà trường, thầy cô giáo phản ánh về cho gia đình, biết tin đó tôi rất bực và nóng nảy, không nghe cháu giải thích mà quát mắng làm cháu ấm ức. Những lúc như thế, cháu tỏ ra lầm lì, không nói không rằng...".
 

Trẻ vị thành niên rất cần những lời xin lỗi đúng lúc của người lớn. Ảnh minh họa.

"Khi bình tĩnh lại tôi cũng giật mình vì thấy hành vi của mình hơi quá, tôi đã không để ý đến cảm xúc của con mình. Tôi có đọc báo chí và lo sợ nếu mình có biện pháp không đúng rất dễ gây ra những tổn thương cho con” - anh Hùng nói.

Cũng nói về điều này,chị Thu Hương, có con học lớp 8 chia sẻ: “Đúng là có những lúc nóng quá tôi quát mắng con rất nhiều, vì những lý do như con về trễ, điểm kém, mải chơi điện tử hay đi chơi với bạn không xin phép... Thường thì khi ấy nó cãi lại, tôi cũng bực mình càng quát nặng thêm, thậm chí dùng đòn roi".

Chị bảo, con chị đã khóc nhiều và cố trốn trong phòng không ăn uống. Cháu bảo mẹ không hiểu nó, lúc nào cũng chỉ đánh mắng. Có lần, cháu dọa bỏ nhà đi, trốn ở nhà bạn làm chị suốt ruột phải đi tìm.

"Thực sự là sau những lần như vậy, tôi rất lo lắng và nghĩ lại về cách dạy con của mình. Con bướng nhưng không phải cứ to tiếng, nặng lời là con nghe lời. Dạy con không hề dễ dàng và làm thế nào để có cách ứng xử cho đúng, đó là bài toán khó đối với mỗi ông bố bà mẹ trong thời buổi này!” - chị Hương cho biết.

Theo anh Nguyễn Mạnh Cường (có con trai lớp 9 Trường THPT Nghĩa Tân - Hà Nội), bản thân anh và nhiều phụ huynh khi nặng lời với trẻ, có những cư xử hơi quá hoặc không thỏa đáng, dù biết mình sai nhưng vì... lòng tự ái mà không dám nhận lỗi hay xin lỗi con, làm con không phục.

Anh cho biết, con trai anh từng nói không phục bố mẹ và chỉ ra những lời nói và việc làm không đồng nhất của bố mẹ để so sánh với hành vi của con. Những lúc cháu nông nổi có những lời nói như “bố mẹ mà cứ thế con sẽ chết” làm anh… phát hoảng. Nhất là khi nhiều nơi, trẻ con đồn nhiều về những trường hợp này kia tự tử có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Anh phải tự nhìn nhận lại cách dạy của mình cho phù hợp với tâm tính của con.

Hãy nhận ra khuôn mặt "không bình thản" của con

Chị Y Sao: Khi trẻ có dấu hiệu tự tử cần khuyên ngăn kịp thời.

Chị Y Sao (Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai đang học lớp 7  Trường THCS Nghĩa Tân cho biết: “Nếu trẻ có ý định tự tử thì thật đáng sợ. Nhưng để phát hiện là trẻ có biểu hiện muốn tự tử để ngăn chặn thì cũng không dễ".

Theo chị Sao, để trẻ tin cậy và thẳng thắn chia sẻ cảm xúc thì: "Mỗi người làm bố, làm mẹ nên biết nhìn nhận lại mình, khi con nói về điều sai của mình hay khi nghe người khác góp ý, hãy nhận ra khuyết điểm và học cách xin lỗi con nếu mình sai".
Bản thân tôi không bao giờ dùng từ “mẹ cấm con”, mà thường nói “mẹ muốn nói chuyện với con”, bất cứ chuyện gì cũng vậy, dừng lại ở mức độ răn đe, ngăn ngừa. Chẳng hạn, khi bạn bè rủ con tôi xem phim sex, tôi phát hiện ra nhưng không mắng mà ngồi tâm sự với con.

Tôi khuyên con, ở lứa tuổi của con nên làm gì, không nên quan tâm đến vấn đề gì, những điều chưa phù hợp lứa tuổi trước sau con cũng biết, đến lúc đó con sẽ ý thức được điều đó tốt hay không tốt, nên hay không nên. Con tôi nghe lời và đã không còn tái phạm.

Giữa hai mẹ con tìm được tiếng nói chung nên con trai tôi không giấu tôi điều gì, có gì khúc mắc cũng tâm sự và kể với mẹ.

Mỗi ông bố, bà mẹ không nên cứng nhắc lấy suy nghĩ bề trên để dạy con mà phải là một người bạn thật sự của con. Có hiểu con thì mới dạy được con".

Cô Đặng Ngọc Trâm, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Hà Nội cho biết: “Việc giáo dục trẻ vị thành niên trong nhà trường cũng rất quan trọng vì ngoài thời gian ở nhà các em chủ yếu ở trường và có quan hệ với thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy, việc nhà trường tạo cho các em có một môi trường học tập và sinh hoạt thoải mái cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách đứa trẻ”.

Theo cô Trâm, nhà trường nên dạy cho các em biết về giá trị sống, kỹ năng sống. Mà cụ thể là dạy cho các em biết thế nào là giá trị của hạnh phúc, giá trị của hòa bình; dạy cho các em cách giải quyết xung đột… như thế các em sẽ dễ dàng vượt qua những tư tưởng tiêu cực mỗi khi gặp phải cú sốc tâm lý. Về vấn đề này, ngay từ năm 1998, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đã bắt đầu dạy giá trị sống cho học sinh và đến năm 2001 thì kỹ năng sống đã được đưa vào giảng dạy như một môn học chính.

Cũng nói về trách nhiệm của nhà trường, thầy Phan Trọng Ngọ, Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: Về phía nhà trường cần chú trọng cân bằng giáo dục kỹ năng sống cho các em. Hỗ trợ giáo viên phương pháp quản lý lớp học tốt, tạo tiếng nói hai chiều giữa học sinh và nhà trường.

Thầy Ngọ cho rằng, bản thân lứa tuổi có những thay đổi về tâm, sinh lý, đang trong giai đoạn khủng hoảng, chịu tác động của môi trường theo hướng tiêu cực… Những ứng xử của người lớn cho rằng như thế là tốt với trẻ nhưng trẻ lại không quan tâm điều đó. Trẻ đề cao ứng xử hàng ngày, sự thất hứa của bố mẹ, bố mẹ xúc phạm trẻ sẽ thổi phồng sự việc lên. Trong khi ở nhà trường nhiều khi thầy cô lại chưa hiểu học trò. Thầy cô nói nhiều về vấn đề đạo đức, luân lý… nhưng lại chưa có một cách ứng xử phù hợp.

Để tránh cho trẻ luôn có ý nghĩ tự tử mỗi khi gặp khó khăn, bố mẹ, thầy cô nên là người bạn của con, vì muốn dạy dỗ trẻ thì trước hết phải hiểu trẻ. Coi trọng việc giáo dục chứ không chỉ đơn thuần là dạy học, luôn quan tâm, ứng xử phù hợp. Nên có nội dung dạy, tổ chức các hoạt động cho trẻ về kỹ năng ứng xử, hợp tác, chia sẻ và khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo ứng phó với một xã hội đầy biến động.

Không hiện tượng nào không có nguyên nhân và quá trình. Đứa trẻ bị phản bội, bị mất niềm tin sẽ không thể giữ một khuôn mặt bình thản, chỉ có điều, bố mẹ và thầy cô có nhận ra để chia sẻ, tránh những tổn thất không đáng có hay không!
 
Theo Vietnamnet
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 8 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 13 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 19 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Top