Chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng
GiadinhNet - Dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp trẻ nhiễm HIV chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
Chăm sóc trẻ nhiễm HIV đúng cách giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS. ảnh: T.G
Dưới đây là những hướng dẫn về cách ăn uống đảm bảo dinh dưỡng cũng như vệ sinh cá nhân đúng cách cho trẻ nhiễm HIV, được trích lược trong cuốn tài liệu “Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS” do Bộ Y tế biên soạn, xuất bản bởi NXB Y học năm 2015.
Đa dạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mẹ nhiễm HIV có thể lựa chọn theo hai cách là cho ăn sữa ngoài hoặc bú mẹ, tuy nhiên mẹ nhiễm HIV cho con bú có thể làm lây HIV cho con qua sữa mẹ.
Nếu có điều kiện cho trẻ ăn các loại sữa khác không phải sữa mẹ, tốt nhất là cho trẻ ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Với cách này trẻ sẽ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng có nhược điểm vì đây không phải là thức ăn tốt nhất cho trẻ, dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ sinh.
Nếu không có đủ điều kiện để cho trẻ ăn sữa khác thì cho trẻ bú mẹ. Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ, cần cho bú mẹ hoàn toàn, không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo chỉ định của bác sĩ). Cho bú đúng cách (miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen của vú), tránh viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Cần phải phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ.
Nếu chọn cách cho trẻ nhiễm HIV bú có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng bơm, đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa khác có thể gây tiêu chảy, tổn thương ruột làm HIV dễ xâm nhập vào có thể trẻ. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế sữa mẹ.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Trẻ có thể chậm phát triển do ăn kém, tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng và do nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, cần chú ý: Tránh sử dụng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp như nước ngọt, nước chè, đồ uống có gas… Cần tăng tối đa lượng thực phẩm ăn hằng ngày.
Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi có thể cho ăn 2 - 3 bữa/ngày. Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.
Đối với trẻ trên 2 tuổi: Trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1 - 2 bát, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ là sữa, bánh, quả chín. Trong bữa ăn của trẻ trên 2 tuổi cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: Chất bột (gạo, ngô...); chất đạm từ các loại thịt, (thịt bò và thịt gia cầm); chất béo từ dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, vừng lạc); vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Việc chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày từ 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau và nước quả.
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Trong những tháng đầu sau khi sinh, cần phải chăm sóc trẻ thật tốt. Trẻ cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước da. Sau khi các trẻ rời bệnh viện về gia đình, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, không có khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà.
Trẻ nhiễm HIV cần được tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch và sữa tắm. Sau khi tắm xong, lau khô da bằng khăn sạch, xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để tránh hăm. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Trong việc vệ sinh răng miệng, đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau khi ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 - 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh. Đối với trẻ trên 3 tuổi, đánh răng buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi năm 2 lần cho trẻ đi khám răng miệng.
Người chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phải được huấn luyện cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: Xử lý các dịch tiết hoặc máu bị dây bẩn, vệ sinh quần áo trẻ (ngâm trong nước javen hoặc luộc sôi trước khi giặt), sử dụng găng tay, áo choàng, khẩu trang... khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của trẻ, đặc biệt là khi thay răng sữa (nhổ răng) hoặc bị các vết thương chảy máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Do trẻ nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nếu trẻ mắc bệnh thì dễ diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với các bệnh đã có vaccine phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ; còn đối với các bệnh thông thường khác, cần cách ly trẻ với những trẻ bệnh hoặc những người bệnh, nhất là bệnh nhân lao.
Cần phải cho trẻ đi khám bệnh kịp thời khi thấy trẻ có những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, xuất hiện những mụn không biến mất, đi ngoài phân có máu, tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.
Hàng tháng, cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, khám bệnh và xét nghiệm để phát hiện và điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội. Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Người thân nên dành nhiều thời gian để chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ, giúp các trẻ có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.
Mai Thùy
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 8 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.