Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm?

Thứ tư, 11:09 24/02/2021 | Bốn phương

21 năm trước, một trận lũ lịch sử đã nhấn chìm phía Nam Mozambique và đó cũng là lúc một điều kỳ diệu xảy ra.

21 năm về trước, bé gái Rosita Mabuiango đã chào đời trên một cái cây và câu chuyện này đã giúp cô trở thành ngôi sao mạng xã hội bất đắc dĩ, thu hút sự chú ý trên khắp toàn cầu đổ dồn về một trong những trận lũ lụt khủng khiếp nhất lịch sử Mozambique.

Bức ảnh Rosita lấm lem bùn đất, sau khi 2 mẹ con cô được trực thăng cứu hộ tiếp cận và cứu giúp đã khiến cả thế giới chấn động, góp phần gây quỹ giúp đỡ hàng chục người sống sót qua trận lũ. Giờ đây, Rosita đã trưởng thành, cô không đánh giá bản thân mình đặc biệt: "Tôi chỉ là một người bình thường, chỉ là tôi chào đời theo một cách khác biệt thôi".

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm? - Ảnh 2.

Cảnh tượng Rosita được lực lượng cứu hộ đưa lên trực thăng được ghi lại giúp câu chuyện của cô nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm? - Ảnh 3.

Sau khi được đưa đến nơi an toàn, Rosita đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Rosita cất tiếng khóc chào đời vào ngày 1/3/2000 sau khi mẹ cô, Carolina Chirindza, leo lên một ngọn cây để tránh dòng nước lũ dữ dội ập đến phía Nam Mozambique.

"Tôi nghĩ Chúa đã chọn tôi phải sinh ra theo cách đó" - Rosita vừa ngồi tại nhà của mẹ đỡ đầu ở thủ đô Maputo, vừa nói.

Trận lũ dữ đã ập khiến cho thai phụ Carolina Chirindza và nhiều thành viên khác trong gia đình bà phải trèo lên một cái cây để trú ẩn, không có thức ăn hay nước sạch để sinh tồn qua ngày. Trong lúc đang sống nương nhờ trên các cành cây, Carolina bỗng dưng trở dạ.

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm? - Ảnh 4.

Carolina gọi sự sống sót của 2 mẹ con bà là phép màu giữa đời thực.

Mẹ chồng của Carolina khi đó đã sử dụng một chiếc khăn truyền thống có tên gọi là capulana đặt bên dưới để "hứng" cháu gái sơ sinh, ngăn không cho đứa trẻ rơi xuống vùng nước có lũ cá sấu rình rập bên dưới. Bé gái ấy sau đó được đặt tên là Rosita.

Carolina cho biết bà không hề biết rằng chuyện sinh nở của mình sẽ diễn ra một cách đặc biệt như vậy nhưng có lẽ số phận đã định sẵn như vậy. May mắn là sau đó, Carolina cùng với cô con gái mới sinh của bà đã được đội cứu hộ của lực lượng phòng vệ Nam Phi tìm thấy và đưa lên trực thăng. Khoảnh khắc ấy được ghi lại bởi một phóng viên ảnh và một tấm bảng đã được dựng lên trên ngọn cây nơi Rosita sinh ra.

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm? - Ảnh 5.

Rosita nằm ngủ ngon lành sau khi được đưa lên bờ.

Sau khi hạ cánh ở nơi khô ráo một cách an toàn, Carolina đã kiệt sức nhưng vẫn ôm chặt con gái đang được quấn trong một chiếc khăn mỏng trong lòng. Giờ đây, Rosita đã trở thành một cô gái xinh đẹp, khỏe mạnh, và Carolina vẫn mô tả sự sống sót của họ không khác gì điều kỳ diệu giữa đời thực.

"Nó đã thay đổi cuộc đời tôi vĩnh viễn. Giờ đây, tôi có một căn nhà và việc làm ổn định" - Carolina chia sẻ. Hiện tại, bà đang sống tại căn nhà 3 phòng ngủ được xây dựng nhờ vào đóng góp của các nhà hảo tâm địa phương. Không chỉ vậy, Carolina còn được hỗ trợ một công việc tạp vụ, giúp bà thoát khỏi cảnh thất nghiệp và nghèo khó.

Được biết, 4 tháng rưỡi sau khi chào đời, Rosita đã cùng với mẹ bay đến Washington, Mỹ, để vận động Quốc hội Mỹ mở rộng viện trợ nhằm giúp đỡ hàng chục nghìn người dân Mozambique bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Sự kiện chào đời trên ngọn cây của Rosita đã giúp lời kêu gọi cho một đất nước bị nhấn chìm bởi lũ lụt khiến gần 800 người thiệt mạng của cô nhận được sự chú ý nhiều hơn bao giờ hết. Nhờ đó mà quê hương của Rosita đã thu về hàng triệu đô la tiền viện trợ, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đồng thời cải thiện các biện pháp phòng tránh lũ, giảm thiểu số người thiệt mạng xuống thấp nhất có thể.

Chào đời trên ngọn cây giữa trận lũ lịch sử, bé gái nhờ đó mà cứu giúp hàng chục người bị ảnh hưởng giờ sống thế nào sau 21 năm? - Ảnh 6.

Rosita giờ đây tận hưởng cuộc sống yên bình.

Giờ đây, Rosita cảm thấy nhẹ nhõm khi bản thân không còn là tâm điểm chú ý. Cô tận hưởng cuộc sống bình yên và tập trung toàn lực cho việc học. Cô muốn theo học ngành kỹ thuật hóa dầu, nghề nghiệp được đánh giá là tiềm năng khi năm 2017, Mozambique phát hiện lượng khí đốt khá lớn ngoài khơi bờ biển. Mỗi khi rảnh rỗi, cô gái trẻ chơi bóng tại trường Công giáo và chơi cho các câu lạc bộ địa phương.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sống sót sau khi bị cướp biển bắt cóc

Sống sót sau khi bị cướp biển bắt cóc

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Năm 2011, nhân viên cứu trợ Jessica Buchanan đã bị bắt làm tù binh ở Somalia. Bà được Hải quân Mỹ giải cứu ba tháng sau và từ đó, mỗi ngày bà đều có cảm giác như là ngày cuối cùng.

Thông tin mới nhất tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Xuất hiện giả thuyết mới gây chấn động

Thông tin mới nhất tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn: Xuất hiện giả thuyết mới gây chấn động

Tiêu điểm - 9 giờ trước

GĐXH - Máy bay MH370 đã mất tích bí ẩn hơn 10 năm là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không thế giới.

4 chị em ruột sinh cùng ngày nhưng không bằng tuổi nhau

4 chị em ruột sinh cùng ngày nhưng không bằng tuổi nhau

Tiêu điểm - 14 giờ trước

Đây là trường hợp hi hữu với xác suất xảy ra vô cùng nhỏ.

Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt Trăng!

Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt Trăng!

Chuyện đó đây - 19 giờ trước

Những tưởng chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng những túi chất thải này lại trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học tiềm năng.

Chạy bộ trong công viên, người phụ nữ có trải nghiệm hãi hùng khi bị 1 loài vật bất ngờ tấn công

Chạy bộ trong công viên, người phụ nữ có trải nghiệm hãi hùng khi bị 1 loài vật bất ngờ tấn công

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sau đó, người phụ nữ càng sợ hãi hơn khi phát hiện ra không chỉ có một con, mà tới vài con cùng xuất hiện.

Thông tin bất ngờ về con tàu Titanic huyền thoại, nhiều người xem phim bao nhiêu lần cũng chưa chắc nhận ra

Thông tin bất ngờ về con tàu Titanic huyền thoại, nhiều người xem phim bao nhiêu lần cũng chưa chắc nhận ra

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Titanic trong ấn tượng của mọi người là con tàu khổng lồ tráng lệ, nhưng quy mô thực sự của nó là điều ít ai hình dung.

Xót xa khoảnh khắc cuối của các em học sinh trước khi xảy ra thảm kịch cháy xe buýt khiến hàng chục người thương vong

Xót xa khoảnh khắc cuối của các em học sinh trước khi xảy ra thảm kịch cháy xe buýt khiến hàng chục người thương vong

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh các em học sinh vui vẻ trong chuyến dã ngoại trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm của các em học sinh khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Khoảnh khắc thót tim: Bé gái rơi xuống từ cửa sổ tầng 8, nhân viên bảo vệ lao tới giải cứu bằng tay không

Khoảnh khắc thót tim: Bé gái rơi xuống từ cửa sổ tầng 8, nhân viên bảo vệ lao tới giải cứu bằng tay không

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Video lại cảnh giải cứu bé gái đã được lan truyền trên mạng xã hội.

Công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới được trả lương 380 triệu đồng/tuần

Công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới được trả lương 380 triệu đồng/tuần

Tiêu điểm - 2 ngày trước

So với những người thợ hàn làm trên mặt đất, những người thợ hàn dưới nước phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm bất ngờ. Trên thế giới mỗi năm cứ 200 người làm nghề thợ hàn dưới nước thì có 30 người chết. Hầu hết đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như sốc, cháy nổ, bệnh tật,..

Nhóm học sinh tiểu học tìm thấy loài côn trùng từng được cho là tuyệt chủng: Giá hơn 3 tỷ đồng một con

Nhóm học sinh tiểu học tìm thấy loài côn trùng từng được cho là tuyệt chủng: Giá hơn 3 tỷ đồng một con

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Nhờ nhóm học sinh, con côn trùng quý hiếm này đã được cứu sống.

Top