Chi 1.400 USD cho con học bò
PGS.TS Fan Jieqiong từng nhận cuộc gọi mời chào đăng ký lớp dạy bò cho con trai chưa đầy 6 tháng tuổi của cô với mức học phí 10.000 NDT (1.400 USD).
Theo lời PGS.TS Fan Jieqiong đến từ Đại học Sư phạm Hoa Đông kể lại, ở phía bên kia đầu dây điện thoại, người phụ nữ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trẻ biết bò sớm.
Người này cũng tự hào khoe rằng mọi học sinh tham gia chương trình đều thực hiện được kỹ năng này chỉ sau 2 tháng.
Là một người có bằng tiến sĩ về sự phát triển và giáo dục trẻ em, PGS.TS Fan thừa biết trẻ sơ sinh 5-9 tháng tuổi có thể tự học cách bò, theo Sixth Tone.
Thế nhưng, đó mới chỉ là một trong vô số cuộc gọi tiếp thị mà cô nhận được.
Không chỉ dạy bò, nhiều bên còn cung cấp khóa học về mọi thứ, từ bơi lội đến “liệu pháp tích hợp giác quan”, thậm chí lớp dạy nghe lời cho trẻ em từ 0 tháng tuổi.
Cha mẹ Trung Quốc rất coi trọng việc giáo dục con cái. Ngay cả khi các trung tâm dạy thêm bị buộc ngừng hoạt động, thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục vẫn còn rất lớn.
Thế nhưng, sự khác biệt giữa lớp dạy kèm sau giờ học với lớp tuyên bố dạy trẻ sơ sinh vẫn rất lớn.
Vô thưởng vô phạt
PGS.TS Fan tò mò liệu phụ huynh nào đăng ký cho con mình tham gia những khóa học này. Để giải đáp các thắc mắc, cô đăng ký cho con trai, hiện 2 tuổi, tham gia một vài buổi học thử.
Lớp đầu tiên là khóa học nghệ thuật ở một trung tâm được trang trí theo phong cách phương Tây và những bảng hiệu tiếng Anh.
Lớp mở đầu với việc một giáo viên nước ngoài sử dụng tiếng Anh để nói về 4 học sinh 2-4 tuổi cần làm gì trong buổi hôm đó.
Ở nhiệm vụ đầu tiên, lũ trẻ phải cuộn những miếng nhựa dẻo thành hình ống, rồi nối chúng thành một cái vòng. Ở nhiệm vụ thứ 2, học sinh phải cắt các hình tam giác từ những tấm giấy màu, sau đó cuộn dây thép để tạo thành hình xoắn ốc.
PGS.TS Fan khẳng định ngay cả khi giáo viên nói tiếng Trung Quốc, những nhiệm vụ này đều quá khó đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Trong lớp hôm đó, duy chỉ đứa trẻ 4 tuổi và có nền tảng cơ bản về tiếng Anh mới hiểu sơ qua những gì người hướng dẫn đang nói. Những học sinh còn lại, bao gồm con trai 2 tuổi của PGS.TS Fan, đều bối rối.
Cuối cùng, phụ huynh là người bận rộn nhất, vừa cố gắng dịch thuật sang tiếng Trung Quốc, vừa bận rộn làm theo hướng dẫn của giáo viên, trong khi con cái quay sang chơi với các lọ màu, hoặc đùa nghịch quanh lớp.
Sau khoảng 60 phút, các học sinh đã hoàn thành tác phẩm nghệ thuật “của mình”. Mỗi bé được yêu cầu đứng tạo dáng một cách vui vẻ bên cạnh tác phẩm để chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó, những bức hình này sẽ được dùng làm tài liệu quảng cáo cho trung tâm.
Lớp thứ hai mà PGS.TS Fan và con trai tham gia là một lớp thể dục. 6 đứa trẻ đang tuổi tập đi và phụ huynh của chúng ngồi thành vòng tròn. Ở giữa là thầy giáo, người tự nhận là có kiến thức nền tảng về “thể thao chuyên nghiệp”, giải thích về buổi học.
Với sự giúp đỡ của phụ huynh và các trợ giảng, các em nhỏ xếp hàng và thực hiện từng động tác theo yêu cầu. Tuy nhiên, trẻ em vốn không phù hợp với những lời giải thích dài dòng và khó hiểu. Chúng nhanh chóng mất hứng thú và đùa nghịch với nhau.
Sau lớp học, một trong những nhân viên bán hàng của trung tâm nghiêm túc giải thích rằng lũ trẻ “đang ở độ tuổi quan trọng nhất để phát triển vận động”. Người này cũng không quên thuyết trình thêm cho PGS.TS Fan về những nghiên cứu khoa học thần kinh mới nhất.
Nói về những khóa học trên, một người quen của PGS.TS Fan làm việc trong ngành giáo dục mầm non nhận định rằng chúng có thể dành cho trẻ em, “nhưng cha mẹ mới là người quyết định trả tiền hay không”.
Phụ huynh cảm thấy tội lỗi
Những năm gần đây, các bậc phụ huynh ngày càng trở nên lo lắng hơn khi bị truyền thông liên tục tấn công về “cách nuôi dạy con khoa học”.
Khái niệm “tương lai của trẻ em được xác định trong 3 năm đầu đời” đã trở thành niềm tin của cha mẹ Trung Quốc thời nay. Do đó, những trung tâm giáo dục mầm non mọc lên nhằm giúp giải quyết những nỗi sợ của họ.
Mỗi lớp đều được quảng cáo là “dựa trên khoa học”. Chẳng hạn, các cơ sở dạy bơi cho trẻ 1 tuổi nói rằng áp lực nước có thể kích thích các giác quan và thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
Hơn nữa, các trung tâm giáo dục mầm non rất khôn khéo khi đánh vào tâm lý phụ huynh. Khi lắng nghe những bài thuyết trình đầy “tính khoa học”, nhiều người cảm thấy mình không đủ để giáo dục con cái, từ đó chuyển giao một phần vai trò cha mẹ cho những cơ sở này.
Ngay cả PGS.TS Fan cũng cảm thấy tương tự.
“Mỗi khi từ chối lời mời tham gia lớp nào đó, tôi lại cảm thấy mình là một người mẹ tồi tệ, không quan tâm đến sự phát triển của con mình”, cô chia sẻ.
Mặt khác, dù hiểu rõ chiến thuật lôi kéo phụ huynh của các trung tâm giáo dục, cô cũng đăng ký cho con tham gia một lớp học nghệ thuật bằng tiếng Trung Quốc.
Khóa học tương đối đơn giản và phù hợp với trình độ phát triển của trẻ 2 tuổi. Nhưng lý do lớn nhất khiến PGS.TS Fan chi tiền là lớp không yêu cầu cha mẹ có mặt, giúp cô có thêm thời gian rảnh mỗi tuần cho bản thân.
“Đây là vấn đề chung của nhiều bậc phụ huynh tôi biết. Trong bối cảnh thiếu các lớp chăm sóc trẻ em công lập, những khóa học trên vẫn sẽ tốt hơn việc để con cái ngồi nhà cả ngày với ông bà và xem tivi”, cô cho biết.
Theo Zingnews
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.