Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉnh sửa truyện Tấm Cám: “Phẫu thuật” có giúp cô Tấm đẹp hơn?

Thứ năm, 08:31 10/11/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đã hơn một tuần trôi qua, dư luận vẫn chưa hết bàn tán về việc: Truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK lớp 10 bị cắt xén đoạn kết. Nhiều câu hỏi vẫn được đặt ra…

 

Tấm bước ra từ quả thị. Tranh Dân gian

 
Hãy hướng học sinh đến bài học đạo đức
 
Thay đổi không ảnh hưởng đến việc tiếp cận tác phẩm của học sinh

“Mặc dù SGK lớp 10 chỉ in bản kể mới nhưng khi giảng dạy cho học sinh, tôi vẫn so sánh với bản cũ. Các em học sinh đã tỏ ra thích thú với bản cũ hơn bởi một số em vẫn đơn thuần nghĩ đó là một câu chuyện cổ tích chứ không hề đi sâu vào phân tích xem ai ác hơn ai? Theo tôi, việc in nguyên văn câu chuyện này theo bản trước đây cũng không gây ảnh hưởng gì đến quá trình tiếp nhận của các em đối với tác phẩm”.
 
Cô giáo Đoàn Thị Vân -
Giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4,
TP HCM
Theo tìm hiểu, không chỉ đến thời điểm này, truyện “Tấm Cám” mới lại được xới lên bàn bạc mà từ ngày xưa, những cây bút nổi tiếng trong giới Folklore, giới phê bình và nghiên cứu cũng đã có những ý kiến của mình.

Phạm Hải Triều trong "Thử phân tích vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Nam” cũng đã nhận xét đoạn kết trong truyện Tấm Cám là motif quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt. Và ông cho đây là một "nghi án" về sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai.
 
GS Đinh Gia Khánh thì lại cho rằng "Trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực... Việc cô Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật"... Cũng chính vì thế, không ít ý kiến cho rằng không nên cắt xén đoạn kết khi đưa truyện “Tấm Cám” vào giảng dạy trong SGK mà cần nên đưa nguyên tác văn bản. Quan trọng nhất trong việc giảng dạy tác phẩm là phải truyền tải cho các em thông điệp về thiện- ác, ở hiền gặp lành.

"Thông điệp cuối cùng mà câu chuyện muốn chuyển tải là kẻ ác phải bị trừng trị, ở hiền thì sẽ gặp lành, lực lượng tiến bộ thắng sự hung tàn... Ở đây triết lý dân gian được gửi gắm trong từng tuyến nhân vật và kết thúc câu chuyện là bài học đạo đức của xã hội cổ xưa. Việc bình giảng tác phẩm như thế nào, cắt nghĩa nó ra làm sao để nó phù hợp với đạo đức mới mới là điều chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn là việc cắt xén nó. Nếu chúng ta cứ cắt xén, thay đổi bố cục của truyện cổ thì sẽ làm phá vỡ đi tính lịch sử, giá trị thẩm mỹ riêng của mỗi câu chuyện. Và cũng không thể nào chỉnh sửa hết tất cả các truyện cổ mà chúng ta có" - PGS.TS Trịnh Hòa Bình - GĐTT Dư luận xã hội (Viện XHH) nói.

Tuy nhiên, với một số phụ huynh thì việc để đoạn kết truyện Tấm Cám vào SGK là không hợp lý lắm. "Trong truyện cổ tích này, tôi hiểu rằng quan trọng nhất là hướng người đọc đến bài học đạo đức kẻ ác phải bị trừng trị, người hiền sẽ gặp lành. Tôi không bàn chuyện hay dở, nhưng nhìn nhận dưới gốc độ nào đó thì rõ ràng việc sửa lại tác phẩm này để làm nhẹ đi sự trả thù của cô Tấm là hợp lý. Các con khi học sẽ không còn phải phân vân nhiều về cô Tấm sao hiền lành, xinh đẹp lại có thể làm một việc "tày trời" như thế" - một phụ huynh chia sẻ.

Trong hơn 50 học sinh ở lớp 10A của trường PTTH Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) mà chúng tôi gặp, đại đa số ý kiến của các em là đồng tình với việc giữ nguyên bản kể truyện cổ tích cũ. Hầu hết các em đều nhìn nhận truyện cổ tích này như một tác phẩm văn học điển hình của giấc mơ thiện thắng ác, cái xấu phải bị trừng trị thích đáng. Và cho dù cô Tấm có làm điều hơi "quá tay" thì các em vẫn rất yêu mến cô Tấm.
 

Ảnh minh họa


"Làm mắm" - có nguồn gốc từ tục ăn thịt người?

Theo nhìn nhận và đánh giá của nhiều nhà chuyên môn thì trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam - Tấm Cám là một truyện cổ tích rất đặc biệt. Đặc biệt vì đây là truyện duy nhất tác giả dân gian để cho nhân vật chính trả thù thế lực đối kháng (sự trả thù, trừng phạt ở các truyện khác đều do thế lực thần thánh, siêu nhiên thực hiện - PV). Và không chỉ trả thù mà còn trả thù với hình thức rất man rợ nếu nhìn nhận theo cách nhìn đương đại. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, thời điểm ra đời của truyện cổ tích này (các nhà nghiên cứu ước đoán hàng nghìn năm - PV) tục ăn thịt người khá phổ biến ở một số khu vực trên thế giới.

TS Đường Tiểu Thi -Trường Đại học dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) trong luận án "So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam" đã phát hiện ra rằng: Trong nhiều bản kể truyện Tấm Cám của Việt Nam với một số bản kể của các dân tộc phía nam Trung Quốc và Hàn Quốc rất giống nhau ở đoạn kết.

Bản Việt Nam kể: "Cám hỏi Tấm: Chị Tấm ơi, chị Tấm. Chị làm thế nào mà đẹp thế?. Tấm đáp lại: Có muốn trắng để chị giúp?. Cám hí hửng bằng lòng ngay. Tấm sai người đào một cái hố, nện đất thật kỹ, bảo con Cám tụt xuống, rồi Tấm sai người đem nước sôi dội vào con Cám, con Cám chết còng queo dưới hố. Tấm đem xác con Cám làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám lấy làm sung sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen để... Đến ngày gần hết, nhòm vào chĩnh mụ mới nhìn thấy đầu lâu con mình... mụ uất lên, ngã vật xuống đất, hai mắt nhắm nghiền và tắt thở".

Và bản kể Trung Quốc: "Hoàng tử ra lệnh giết Độc Bình, dùng xác nó làm thịt muối để trong một chum lớn, cái đầu để dưới và sai người đưa cho mẹ nó. Nhận được một chum thịt muối mẹ Độc Bình sướng lắm, vừa ăn mụ vừa khoe với mọi người rằng con gái mụ tốt lắm, vừa đi lấy chồng đã gửi cho mẹ chum thịt muối thế này. Đến khi ăn gần hết, mụ nhìn thấy đầu lâu của Độc Bình, sợ khiếp, ngã vật chết bên chum".

Cả hai bản kể trên cũng rất giống với bản kể Cô Lọ Lem của Hàn Quốc. Sau khi cô gái bị giết hóa làm bông hoa, hạt châu rồi trở lại làm người ở nhà một bà lão, cô nhờ bà mời chồng đến ăn cơm, hai vợ chồng gặp lại nhau và khi người chồng biết đầu đuôi câu chuyện thì "Khi biết đầu đuôi câu chuyện đã xảy ra, ai nấy đều phẫn nộ, mọi người hô: Giết chết Pa-ji, chặt nó làm nghìn mảnh, vạn mảnh! Chồng của Lọ Lem đã thẩm vấn Pa-Ji.  Quân lính nhặt lấy mảnh xác Pa-ji để vào một cái chum gửi cho mẹ nó... Mụ tưởng là quà của con gái, mở ra thấy là thịt muối, trong đó có một lá thư, trong thư viết: kẻ mưu hại đáng bị đem làm thịt muối, còn mụ đàn bà xúi bẩy con gái gây tội ác đáng để ăn thịt loại này. Bách Thị sợ hãi ngã vật ra chết".

Từ những văn bản đã sưu tầm được ở ba nước Việt - Trung - Hàn và dựa vào kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học trước, TS Đường Tiểu Thi đã đưa ra một cách lý giải mới: "Chúng tôi phỏng đoán rằng, tình tiết cô em độc ác bị giết và đem làm mắm (muối thịt) gửi cho mẹ nó ăn trong nhiều bản kể đều có nguồn gốc từ hiện tượng ăn thịt người ngày xưa?". Theo bà, tục ăn thịt người được xem là man rợn, ghê tởm và không thể tin được này lại từng tồn tại trong lịch sử phát triển của loài người. "Tục này không chỉ có ở châu Á, châu Phi và châu Âu... mà còn là một trong những đặc trưng văn hóa của thời kỳ mông muội của nhiều dân tộc trên thế giới. Bước vào thời kỳ đồ đá tập tục này vẫn được duy trì nhưng dưới góc độ tôn giáo. Ăn thịt người lúc này không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tồn tại nữa mà đã nảy sinh thêm chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần..."- bà Tiểu Thi nói.

Ănghen trong "Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước" cũng đã chỉ ra "trong thời kỳ mông muội do nguồn cung cấp thực phẩm không được đảm bảo, trong giai đoạn này có lẽ phổ biến hiện tượng ăn thịt người, tình hình này đã được duy trì trong một thời gian khá dài".

Như vậy, việc Tấm giết Cám rồi làm mắm dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân gian là có liên quan đến tập tục ăn thịt người cổ xưa. Và nó là một dấu ấn bền vững khi được lắng đọng trong truyện cổ dân gian và sống cùng thế giới loài người qua hàng triệu năm.
 

"Ai dám đảm bảo rằng cắt bớt tình tiết Tấm làm mắm Cám rồi gửi cho dì ghẻ ăn sẽ làm cho truyện Tấm Cám đẹp hơn?", "Có nên giữ nguyên văn bản cổ như một nét văn hóa truyền thống vốn có?", "Có nhất thiết phải giảng dạy truyện này ở bậc phổ thông khi nó còn nhiều vướng mắc?".

 
Hà Tùng Long
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 5 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 6 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 6 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Thời sự - 7 giờ trước

Theo đại diện Bộ Nội vụ, cải cách tiền lương hiện còn một số vấn đề cần xin ý kiến như thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý, chế độ tiền lương thưởng của các cán bộ công chức, viên chức của lực lượng vũ trang.

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã có đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh đó còn được hưởng hàng loạt chính sách có lợi đi kèm.

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng giữa tháng 5 (15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt do áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 4/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top