Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chống lại mùi hôi cơ thể: Lên giường vẫn phải “nhai kẹo”

Thứ tư, 09:24 05/10/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùi cơ thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây tổn thương sâu sắc về tâm lý.

Nhiều cặp đôi tan vỡ, nhiều cảnh vợ chồng sống "đồng sàng dị mộng" cũng vì thứ mùi bất khả kháng này. Chống lại mùi cơ thể đang là cuộc chiến âm thầm, cam go của rất nhiều người.
 
"Hơn 1 năm sau ngày sinh em bé, chuyện chăn gối của vợ chồng mình nhạt nhẽo vô cùng. Anh ấy thường ngoảnh mặt vào trong để tránh đối diện với vợ. Thậm chí, khi đang "cao trào", anh ấy cũng nhăn nhó khó chịu...", chị Nguyễn Thu Trang, 28 tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ than thở.
 

Ảnh minh họa

 
Mắc bệnh vì kiêng kem

Là một phụ nữ, xinh đẹp, đoan trang nhưng chị Trang luôn sống trong đau khổ vì chứng hôi miệng của mình. Chị cũng đã tìm nhiều cách khắc phục như đi khám, dùng nước súc miệng thường xuyên, thậm chí khi lên giường với chồng còn tóp tép nhai kẹo cao su nhưng vẫn không đạt hiệu quả.

Chị Trang kể, cách đây vài năm, chị sinh em bé. Vì phải kiêng khem trong kỳ cữ nên mẹ chị không cho con gái đánh răng, chỉ được súc miệng. Điều này khiến chân răng chị bi viêm, mưng mủ, điều trị mãi mà không dứt được mùi khó chịu. "Tôi dùng đủ loại khử mùi, nhai cả đống kẹo cao su mà chẳng ăn thua. Nghe ai mách mẹo cũng đi chữa nhưng miệng vẫn có mùi hôi khó chịu".

Điều khiến chị Trang đau khổ nhất là chồng chị không dám âu yếm vợ nhiều vì hơi thở nặng mùi của chị. Chị buồn bã nói: "Thời gian đầu, mỗi lần vợ chồng gần nhau, anh ấy chỉ làm cho xong nhiệm vụ, không hôn, không nói chuyện. Lâu dần, anh ấy chẳng gần vợ nữa. Cứ lên giường là ôm gối quay mặt vào trong thở dài...”.

Để kéo lại sự nhạt nhẽo của hôn nhân, chị Trang cố gắng làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình, chiều chồng hết mực. Nhưng sự cố gắng của chị vô tình lại khiến chồng coi thường. "Nghe đâu anh ấy có bồ bên ngoài, tôi không biết gia đình sẽ như thế nào nữa. Lỗi cũng vì cái chuyện kiêng kem quá mức mới ra nông nỗi này", chị Trang nói.

Cũng có hoàn cảnh tương tự như chị Trang, chị Mai Ngọc Ngân, 26 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, gần đây thấy hơi thở mình có mùi hôi rất khó chịu. Chị đánh răng ngày 3 lần, dùng nước súc miệng liên tục nhưng vẫn không thấy đỡ.

Chị Ngân cho biết, khoảng một tháng trước, chị phát hiện mình bị hôi miệng. "Tự dưng thấy hơi thở hôi quá làm mình mất tự tin. Đến cả đi chơi với người yêu cũng không dám đi. Nếu có hẹn gặp ai thì trước đó phải dành đến 15 phút đánh răng kỹ, nhai kẹo cao su, súc miệng, đủ thứ. Chỉ có mấy tuần mà mình đã bị ám ảnh sợ ai đó nói chuyện với mình mà phải bịt mũi", Ngân tâm sự.

Chị Ngân đi khám tại BV Tai Mũi Họng, các bác sĩ cho biết, chị bị viêm amidan. Bề mặt amidan lấm tấm mủ là nguyên nhân khiến hơi thở của Ngân tự nhiên có mùi lạ.

Nỗi khổ của không biết bao nhiêu người

Hôi miệng quả là một căn bệnh khá phổ biến và làm khổ không biết bao nhiêu người. Nước súc miệng, kẹo bạc hà... thực ra cũng chỉ giúp hơi thở bình thường trong vòng vài chục phút. Người bệnh tìm đủ mọi cách chữa trị mà vẫn không thoát khỏi mùi hôi, khiến họ mất hết tự tin.

GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam cho biết, thông thường, ở mỗi người đều có cảm giác hôi miệng, có người hôi nhiều, người hôi ít. Ông thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân đến khám vì chứng hôi miệng, nhưng không phải ai cũng hôi miệng thực sự.

Theo GS Nguyễn Khánh Trạch, phần lớn bệnh nhân đến khám vì triệu chứng này chủ yếu do mặc cảm, cảm giác hôi miệng. Những người bị hôi miệng thường do 3 nguyên nhân chính. Đầu tiên là do vấn đề về răng miệng, viêm lợi. Khi nhai thức ăn trong khoang miệng, thức ăn còn sót lại trong miệng và lên men, chuyển hóa nên tạo ra mùi hôi. Với nguyên nhân này, người đó chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là sẽ hết mùi.

Nhiều người còn bị hôi miệng do các bệnh trong dạ dày. Thức ăn đọng lâu trong dạ dày, khi lên men tạo ra mùi. Trong dân gian thường nói là bệnh hở tâm vị. Những người bị bệnh này sẽ phải uống thuốc để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, chống thức ăn trào ngược... sẽ giảm bớt mùi hôi.

Ngoài ra, theo GS Trạch, để điều trị hôi miệng cần tìm ra các nguyên nhân. "Hôi miệng không nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin trong giao tiếp. Nhiều người chỉ bị hôi miệng nhẹ nhưng vì một lời chê của chồng, vợ hoặc người yêu thì sự mặc cảm cứ đeo đẳng mãi, ảnh hưởng đến cuộc sống lứa đôi", GS Nguyễn Khánh Trạch nói.

TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc BV Tai, Mũi, Họng Trung ương cho biết, hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. 50% các bệnh về tai, mũi, họng và 90% bệnh về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng. Người bị viêm amidan và viêm xoang cũng gây ra triệu chứng hôi miệng. Bởi những người bị viêm amidan, viêm xoang rất hay có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Đây chính là ổ chứa của hàng nghìn con vi khuẩn. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể xâm nhập qua đường họng vào máu gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận...

TS Dinh khuyến cáo, các loại nước súc miệng, kẹo thơm... chỉ có tác dụng giảm mùi hôi miệng trong một thời gian nhất định. Thậm chí là phản tác dụng nếu dùng dung dịch súc miệng chứa cồn. Điều này sẽ gây khô miệng, khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng hơn. "Muốn chữa được tận gốc bệnh hôi miệng phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Có người bị hôi miệng 10 năm, nhưng đi khám không đúng chuyên khoa, uống thuốc mãi vẫn không khỏi", TS Dinh nói.
 
Bác sĩ Nguyễn Trọng Minh, Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, nhiều bệnh nhân rất hoang mang không biết phải đi đâu để chữa bệnh hôi miệng. Theo bác sĩ Minh, phải tìm hiểu đúng nguyên nhân gây hôi miệng mới có thể điều trị khỏi. Trước tiên, nên đến khám tại khoa tai - mũi - họng và răng hàm mặt, nếu bệnh liên quan tới bệnh lý dạ dày thì sẽ chuyển sang khoa tiêu hóa. Nếu là nguyên nhân hở cơ tâm vị thì cần được tiến hành ở khoa ngoại tổng quát, phẫu thuật làm hẹp vùng cơ tâm vị lại.

Để phòng bệnh, mỗi người cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Kiểm tra răng miệng 6 tháng một lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Vân Nhi
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 17 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 45 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top