Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuẩn bị cho một thế giới già hóa

Thứ sáu, 14:18 25/11/2011 | Dân số và phát triển

Dân số thế giới đang già đi một cách nhanh chóng.

Mức sinh giảm cùng với tuổi thọ nâng cao trong suốt nửa sau của thế kỷ 20 đã tạo ra một sự tăng trưởng nhanh dân số cao tuổi trên toàn thế giới. Hiện nay những người từ 65 tuổi trở lên chiếm một phần lớn trong dân số thế giới so với bất cứ thời gian nào trước đây và tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng trong thế kỷ 21. Xu hướng này có tác động lớn đến các nước trên thế giới bởi khả năng nó gây ra sự quá tải đối với các thiết chế xã hội hiện hành đối với người cao tuổi. Một quan điểm phổ biến hình dung già hoá trên toàn cầu như một thảm hoạ, như những dân số yếu đuối, những người cao tuổi về hưu làm kiệt quệ quỹ lương và các quỹ an sinh xã hội, tràn ngập các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và dựa vào sự  hỗ trợ của dân số trong độ tuổi lao động ngày càng bị thu hẹp.

Một nhóm chuyên gia được tập hợp bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC), một bộ phận của Viện hàn lâm khoa học quốc gia, nghiên cứu xung quanh vấn đề già hoá toàn cầu và những đòi hỏi đối với chính sách và nghiên cứu. Báo cáo phản bác quan điểm của những người gây hoang mang cũng như quan điểm tự mãn về sự già hoá toàn cầu. Mặc dù xu hướng già hoá tạo ra nhiều vấn đề khó khăn nhưng báo cáo kết luận rằng không có khủng hoảng. Già hoá sẽ diễn ra dần dần và những hậu quả của nó sẽ xuất hiện từ từ và có thể dự đoán trước. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách có thời gian để giải quyết những vấn đề này trước khi chúng trở nên gay gắt. Hơn nữa, vì già hoá đang ở những giai đoạn khác nhau trên thế giới nên sẽ có nhiều cơ hội cho các quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Lợi dụng những cơ hội này cần lập kế hoạch và hợp tác giữa các quốc gia trong nghiên cứu và thu thập số liệu.

Sơ lược về già hoá toàn cầu

Già hoá dân số là sự tăng lên về tỷ lệ phần trăm những người cao tuổi (65 tuổi trở lên). Trên thế giới, số người cao tuổi đã tăng gấp hơn 3 lần kể từ năm 1950, từ khoảng 130 triệu người (4% dân số toàn cầu) đến 419 triệu (6,9%) năm 2000. Số người cao tuổi hiện tăng thêm 8 triệu người mỗi năm và đến năm 2030, mức gia tăng này sẽ đạt 24 triệu người/năm. Tăng nhanh nhất về già hoá sẽ xảy ra sau năm 2010, khi nhóm người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ hai bước vào tuổi 65.

Dân số cao tuổi tự bản thân nó cũng đang già đi. Dân số “già nhất” (là những người từ 80 tuổi trở lên) là nhóm tăng nhanh nhất trong dân số cao tuổi. Mức độ ốm yếu hay khuyết tật trong nhóm này vượt xa hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác và do vậy nhu cầu của nhóm tuổi này có thể tăng lên rất nhiều trong thế kỷ 21.

Năm 2000, Italia là quốc gia “già nhất” trên thế giới với hơn 18% dân số từ 65 tuổi trở lên (so với 8% năm 1950). Một số quốc gia khác cũng ở mức độ cao đáng kể (hơn 17%) gồm Thuỵ Điển, Bỉ, Hy Lạp và Nhật.

Trong số các vùng trên thế giới, Châu âu có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất và sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, các vùng khác cũng sẽ già hoá ngày càng nhanh trong những thập kỷ tới: Tỷ lệ phần trăm những người từ 65 tuổi trở lên ở Châu á, Mỹ Latinh và Caribê, Cận Đông và Bắc Phi sẽ tăng hơn gấp 3 lần vào năm 2050.

Già hoá đặt ra những chính sách quan trọng

Những thay đổi trong cấu trúc tuổi toàn cầu làm sáng tỏ một số lĩnh vực trong đó các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự hiểu biết rõ ràng hơn về những tác động của già hoá cũng như ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn các chính sách. Những lĩnh vực này bao gồm:

Việc làm, nghỉ hưu, và lương hưu

Một trong những sự phát triển ấn tượng nhất trong 40 năm qua là sự giảm sút về số người cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động tại nhiều nơi trên thế giới. Kế hoạch lương hưu công tại một số nước đã có những khuyến khích người lao động cao tuổi nghỉ hưu, do vậy làm trầm trọng thêm các vấn đề tài chính do dân số già hoá đặt ra. Đồng thời có một sự chuyển đổi ở nhiều nước từ các chương trình nghỉ hưu “cứ về hưu là trả lương hưu” (pay-as-you-go) sang các chương trình được tài trợ hoàn toàn, cũng như sự chuyển đổi sang các chương trình tư nhân. Vấn đề quan trọng là gỡ bỏ các khuyến khích khi dời khỏi lực lượng lao động cũng như đảm bảo một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các chương trình lương hưu tư nhân và chính phủ. Đối với nhiều nước đang phát triển hiện đang thiết kế các chương trình lương hưu có cả phần nhà nước, cũng như tư nhân, có nhiều cơ hội để học hỏi các kinh nghiệm của các nước phát triển.

Sự giàu có cá nhân và an ninh thu nhập

Nhu cầu về an ninh thu nhập trong suốt thời gian nghỉ hưu - hiện nay ngày càng trở thành một giai đoạn dài và quan trọng của cuộc sống đối với nhiều người - là mối quan tâm quan trọng ở các xã hội phát triển. Bảo đảm an ninh thu nhập đặt ra 2 thách thức chính sách chủ yếu: (1)đảm bảo cho các cá nhân có đủ thu nhập trong suốt thời gian nghỉ hưu để tránh sự giảm sút nhanh về mức sống và (2) đảm bảo người cao tuổi được bảo vệ khỏi những rủi ro về tài chính. Các nhà hoạch định chính sách cần có những dữ liệu tốt hơn về hành vi kinh tế của người cao tuổi, chẳng hạn như liệu họ có tiếp tục không, hay bắt đầu “tiêu xài số tiền để dành”.

Hệ thống chuyển đổi

Phúc lợi của người cao tuổi thường phụ thuộc vào các hệ thống phức tạp về những việc chuyển đổi liên quan đến tiền tệ và phi tiền tệ kết hợp với tiết kiệm cá nhân, hành vi gia đình và như trong nhiều hệ thống an sinh xã hội, chuyển đổi từ những người đang làm việc sang những người nghỉ hưu. Mặc dù đã có tiến bộ đáng kể trong hiểu biết các hệ thống chuyển đổi này đã khá hơn nhiều nhưng vẫn còn tồn tại những lỗ hổng trong sự hiểu biết của chúng ta. Đặc biệt cần nghiên cứu là các mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống và một bức tranh rõ ràng hơn về những thay đổi trong một hệ thống (ví dụ như lương hưu công) tác động đến các hệ thống khác như thế nào. Chẳng hạn, các chương trình được tài trợ công có loại bỏ khu vực tư nhân hoặc các khoản chuyển dựa vào gia đình không?

Sức khoẻ

Sức khoẻ của dân số cao tuổi là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả của tất cả các lĩnh vực chính sách khác bị tác động bởi sự già hoá. Bằng chứng cho thấy khuyết tật đang giảm ở các nước, nghĩa là người cao tuổi sống khoẻ mạnh và sống lâu. Trong khi tất cả các quốc gia phải giải quyết các nhu cầu đang thay đổi về sức khoẻ của các công dân cao tuổi, sự đa dạng của các hệ thống chăm sóc sức khoẻ quốc gia chú ý tới giá trị của các dữ liệu có thể so sánh được giữa các quốc gia về chất lượng và kết quả chăm sóc sức khoẻ, vấn đề cho đến nay vẫn còn khiếm khuyết lớn.

Phúc lợi

Bao quát toàn bộ tình trạng sức khoẻ và tài chính của dân số cao tuổi là vấn đề về phúc lợi và chất lượng cuộc sống của họ-không chỉ đơn giản là những năm tháng cuối đời mà là từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Sự hiểu biết của chúng ta về vấn đề này sẽ giúp ích từ các biện pháp phúc lợi chủ quan nhạy cảm với những thay đổi về phúc lợi trong suốt những bước chuyển biến của cuộc sống, như nghỉ hưu.

Nghiên cứu đa quốc gia đưa ra những câu trả lời về chính sách

Để giải quyết những lỗ hổng ấy, nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã khuyến nghị các quốc gia hợp tác trong việc nghiên cứu và thu thập số liệu để thúc đẩy các nguồn lực và hưởng lợi từ kinh nghiệm thu thập được. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã xác định một số hoạt động để tiếp tục theo đuổi chương trình nghiên cứu hiệu quả về già hoá:

- Triển khai những thiết kế nghiên cứu đa ngành để tạo ra những dữ liệu về dân số cao tuổi có thể thông báo hữu hiệu nhất về những lựa chọn chính sách.

- Tiến hành nghiên cứu dọc để làm rõ các mối tương quan dài hạn giữa việc làm, sức khoẻ, tình trạng kinh tế và cấu trúc gia đình.

- Thiết lập các cơ chế giúp cho cân đối và chuẩn hoá các dữ liệu thu thập được ở các nước khác nhau.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu cắt ngang đa quốc gia được tổ chức như một dự án hợp tác giúp nâng cao khả năng của các nhà hoạch định chính sách để đánh giá các đặc điểm chương trình cũng như tổ chức về chính sách đối với vấn đề già hoá.

- Củng cố thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra các cơ sở dữ liệu liên kết.

- Tạo ra sự tiếp cận không hạn chế với các dữ liệu liên quan cho cộng đồng các nhà khoa học rộng khắp.

Cơ hội đang thu hẹp

Báo cáo nhấn mạnh rằng toàn bộ các tác động của sự già hoá trên toàn cầu vẫn còn kéo dài nhiều thập kỷ. Do vậy, các quốc gia vẫn còn thời gian để triển khai và sử dụng các công cụ nghiên cứu để định hướng các chính sách trong tương lai. Tuy nhiên, cần xác định thời hạn thu thập và giải thích các loại dữ liệu mà các nhà khoa học cần để hiểu các khía cạnh của già hoá. Các quốc gia cần phải hành động ngay để triển khai các chiến lược tạo ra thông tin liên quan đến chính sách giúp cho việc định hướng hoạch định chính sách và tránh khả năng tiềm ẩn về một sự khủng hoảng“già hoá” toàn cầu.
 
Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 1/2005), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top