
Đêm định mệnh trở thành người tàn tật
Vượt hàng trăm km đường rừng, men theo định vị mà anh Vịnh gửi qua ứng dụng điện thoại, rồi lạc đường đến đúng nhà bạn thân của anh, chúng tôi đã tìm ra gia đình anh chị. Ngôi nhà nhỏ nằm vắt vẻo ngay giữa đồi lúa bản Pạnh, xã Bao La, Mai Châu, Hòa Bình vừa mới xây còn chưa có tiền để sơn tít là tổ ấm của anh Đinh Công Vịnh (30 tuổi) và chị Bùi Thị Hoa (28 tuổi).
Năm 2017, anh Vịnh bắt đầu bị dày vò bởi những cơn đau lưng liên tục. Chạy chữa một thời gian, cơn đau không những không khỏi mà "đau đến độ không bước chân nổi". Giữa năm 2017, anh lên Bệnh viện huyện Mai Châu để khám và điều trị. Điều trị không khỏi, anh cùng em trai đi xe máy lặn lội xuống Hà Nội để khám lại.
Đúng dịp sốt xuất huyết nên hai anh em phải đi vào bệnh viện tư để thăm khám thì phát hiện bị viêm tủy sống. Có kết quả, hai anh em vội vàng về lại nhà để làm thủ tục chuyển viện. Cách nhà 20km thì anh Vịnh đột nhiên mất cảm giác từ xương cụt trở xuống. 21h30 phút, ngay giữa đêm, em trai anh hoảng loạn chạy vào nhà dân, đưa cả chứng minh thư để tìm người dìu anh quay lại viện.
Từ ngày bị liệt chi dưới, anh chị đổi vai cho nhau. Anh ở nhà nấu cơm, chăm sóc con cái, chị lo chuyện mưu sinh cho gia đình.
Anh Vịnh vẫn còn nguyên ký ức về "đêm định mệnh" đó: "Đến viện huyện, họ làm ngay thủ tục cho tôi chuyển viện lên Bệnh viện Bạch Mai. 3h sáng, mình đến bệnh viện. Bác sĩ yêu cầu phải mổ ngay không sẽ muộn".
Ca mổ dài kết thúc cũng là khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời anh. 5h sáng, ngày 27/07, bác sĩ gọi chị Hoa vào trao đổi: "Ca mổ đã thành công nhưng khả năng hồi phục phần dưới của anh là 0.01% thôi. Trường hợp này can thiệp quá muộn. Gia đình phải chuẩn bị tâm lý, bệnh nhân sẽ phải ngồi xe lăn cả đời".
Vừa mới ra ở riêng, trong tay chẳng có gì, anh Vịnh sốc nặng: "Khoảnh khắc đó tôi chẳng còn quan tâm gì đến tên bệnh. Chỉ biết từ một người đàn ông to khỏe giờ trở thành tàn tật. Nhiều lần mình đã nghĩ đến việc lấy dây thắt cổ cho xong".
Được sự động viên của mọi người, đặc biệt là chị Hoa, anh Vịnh cũng kịp trấn tĩnh lại. Gần 4 tháng điều trị tại bệnh viện, vào những lúc đau khổ nhất anh lại nhớ đến câu nói của con gái qua điện thoại: "Bố nhanh khỏe để còn về chở con đi học nhé". Chỉ từng đấy thôi mà anh có đủ động lực để bắt đầu lại.
Bình tâm qua những biến cố, anh chị ngẫm: "Âu cũng là số phận, trở thành người tàn tật đúng ngày 27/07".
"Bỏ anh đi cho anh nhẹ lòng!"
Trong suốt hành trình điều trị của anh Vịnh, có một người phụ nữ luôn lặng lẽ, cam chịu, đó là vợ anh - chị Hoa. Người phụ nữ Mường, chưa một lần bước qua lũy tre làng trải lòng với chúng tôi: "Đi viện cùng chồng cũng là lần đầu tiên mình ra khỏi bản làng. Hồi học cấp 3, đi 100m cũng say mà sao hôm đấy chẳng còn cảm giác gì. Cứ thương chồng mà ruột gan cồn cào".
Cứ nhìn ánh mắt chị Hoa dành cho chồng trong cuộc trò chuyện, chúng tôi cảm nhận được, tất cả những điều chị nói: "Mình tập làm quen với mọi thứ. Từ mua cơm, vệ sinh cho chồng, đến làm các thủ tục nhập viện, làm nhiều rồi thành quen".
Gần 1 năm cùng chồng đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, quay về cuộc sống gia đình chị lại thay chồng gánh vác mọi việc, từ kiếm miếng cơm, manh áo đến chăm sóc con cái. Nhìn vợ lam lũ, cực khổ, mình lại ngồi một chỗ, anh Vịnh thương vợ. Từ một người đàn ông vui vẻ, mê đàn hát, anh trở nên cục cằn, khó tính hơn rất nhiều. Anh Vịnh mất khả năng vệ sinh cá nhân, mọi thứ phụ thuộc vào vợ, khu vệ sinh lại cách nhà đến mấy trăm mét.
Trong đôi mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt như bò xuống khóe mắt, gói ghém đủ cay đắng và tủi hờn của một người đàn ông trưởng thành: "Nhiều đêm, vợ chờ mình ngủ mới làm tiếp công việc, khi thì đêm muộn, lúc sáng sớm. Nhìn cô ấy lam lũ, già hẳn đi vì chồng mình thấy vô dụng và có lỗi với vợ".
Thế rồi, anh tìm cơ hội nhiều lần khuyên chị Hoa bỏ mình. Anh nói thẳng với chị: "Em hãy bỏ anh đi. Em còn tương lai. Anh giờ chỉ còn là gánh nặng cho em thôi. Không phải anh hết yêu em mà vì rất yêu em, thương em anh mới nghĩ thế. Em hãy bỏ anh đi cho anh nhẹ lòng!". Đáp lời anh, chị Hoa kiên quyết: "Em yêu anh là duyên số. Hạnh phúc hay khổ đau em chịu. Anh không được nói như vậy".
Không được vợ chấp thuận, anh lại lên kế hoạch cho vợ "chán mình". Từ ngày đó, bất kể việc to nhỏ gì anh cũng đều gây khó dễ, cáu bẳn cho vợ mình: "Nhiều lúc mắng vợ xong quay vào chăn khóc thầm nhưng tôi chỉ mong cô ấy bỏ mình cho có tương lai".
Còn điều gì đau đớn hơn khi một người đàn ông phải làm mọi cách để vợ bỏ mình. Nhưng có một điều anh không biết rằng tình yêu thương thật tâm, thật dạ thì dễ cảm, dễ hiểu lắm. Kế hoạch của anh đổ vỡ trong sự tận tình, chịu đựng của vợ: "Mình biết chứ, hiểu chứ, nhưng anh ấy càng thế mình càng thương, càng yêu mà chẳng hề giận hờn gì".
Tình nghĩa vợ chồng là quan trọng nhất
Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, hạnh phúc và đau khổ từ cứ thế đan cài, anh chị nhìn nhau cười suốt. Ít ai biết rằng, trước những ngày gian nan, họ cũng đã có một tình yêu đặc biệt.
Chị Hoa tủm tỉm, mọi biến cố trong đời nhòa đi, nét tần tảo rạng ngời trong ánh mắt chị: "Hồi xưa, đồng chí này cũng lắm người theo đuổi lắm. Đàn hát thì hay khỏi bàn rồi. Anh thích cô bé nhà bên nên nhờ mình liên hệ. Cô kia không thích nhưng mình và anh ấy lại hay gặp nhau nói chuyện rồi yêu nhau lúc nào không hay".
Như ông trời vun vén, anh Vịnh thì ấn tượng với chị cũng bởi cái tính vị tha, thấu hiểu người khác. Khoảnh khắc anh quyết định gắn cuộc đời với người phụ nữ của mình thật đặc biệt: "Hồi đi làm ở Hà Nội, mình bị cụt mất một ngón tay, con gái vùng cao mà thấy thế là đã phát hoảng. Ấy thế mà cô ấy cứ sờ sờ, rồi khen đáng yêu, chẳng nghĩ ngợi gì. Từ giây phút đó mình nghĩ sẽ lấy bằng được cô gái ấy làm vợ". Từ ngày yêu đến lấy nhau của họ chỉ vỏn vẹn có hơn một tháng.
Tiết trời nắng nóng như dịu đi giữa những kỷ niệm của anh chị. Quá khứ như mới ngày hôm qua. Hẳn phải yêu nhau lắm họ mới có thể tự nhiên chia sẻ như vậy. Đó có lẽ cũng là lời giải thích hoàn hảo cho sự gắn kết của họ giữa những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân.
Từ ngày anh Vịnh ốm, chị Hoa vừa làm bố vừa làm mẹ, gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Người phụ nữ tần tảo như trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Đó là điều may mắn nhất với một người đàn ông như anh Vịnh. Anh yêu vợ hơn cả chính bản thân mình: "Anh nghiện vợ anh lắm. May mắn nhất trong cuộc đời anh là có cô ấy. Có cô ấy mình như được hồi sinh một lần nữa".
Điều gì khiến một người phụ nữ sẵn sàng bên cạnh một người đàn ông không còn khả năng chăn gối. Chúng tôi không ái ngại khi nhắc đến điều đó bởi với họ: "Bọn mình không còn quan trọng chuyện đó nữa. Nhiều người cũng vì điều đó mà bỏ nhau. Còn bọn mình thì khác, giờ cái nghĩa, cái tình với nhau là quan trọng hơn tất cả".
"Cứ thật tâm, trời xanh tự có cách an bài!"
Đó cũng là quan niệm của anh chị với cuộc đời. Ba thành viên nhỏ cứ thế san sẻ với nhau những nhiệm vụ phù hợp để vun vén gia đình nhỏ của mình. Chị và anh đổi vai trò cho nhau. Chị gánh vác việc đồng áng, chi phí sinh hoạt, anh ở nhà lo nội trợ, chăm sóc con cái.
Năm 2019, chứng kiến hoàn cảnh của anh Vịnh, một tổ chức từ thiện đã chung tay xây dựng cho anh chị một căn nhà cấp bốn khang trang. Điều ý nghĩa nhất là có vệ sinh khép kín trong nhà. Từ ngày đó, sau những lần ngã lăn quay từ xe lăn, anh cũng đã quen với việc tự mình làm mọi thứ đỡ gánh nặng cho vợ.
Tổ ấm của anh chị luôn ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. "Chừng dăm ba hôm mà con gái về ông bà là vợ chồng mình buồn thiu" - anh chia sẻ. Đinh Bảo Chi, cô bé 7 tuổi tự hào về gia đình mình lắm. Trong đôi mắt và những cảm nhận hồn nhiên, em chấm "bố Vịnh 10 điểm" còn "mẹ Hoa thì hơi xấu gái".
Cô gái lém lỉnh lớn lên trong cảnh ngộ đặc biệt nên trưởng thành hơn các bạn đồng tuổi. Em ước mơ sẽ trở thành cô giáo hoặc nông dân. Vì nông dân sẽ được ở cạnh bố mẹ còn cô giáo thì sẽ được trang điểm. Mọi thứ đã thay đổi với gia đình của anh Vịnh, với Bảo Chi. Duy chỉ có một điều đến giờ em vẫn không quên được, đó là cảm giác sợ gió.
Thời còn ở nhà tranh, nhiều lần gió rừng quật tốc mái nhà nên đến tận bây giờ Chi vẫn hoảng sợ. Mỗi lần thấy gió to, em vẫn không quên thói quen cũ chạy tấp vào góc nhà hoặc trùm kín chăn lại. Nhìn con, anh Vịnh lại càng thấy thương hơn. Anh chị gửi vào con tất cả sự yêu thương, hơi thở của cuộc sống. Với Bảo Chi, được ngồi trên xe lăn dạo khắp bản "còn thích hơn đi bể bơi ở huyện".
Gửi tất cả hy vọng vào tương lai
Bốn năm không phải là một chặng đường dài nhưng cũng thật hiếm người có thể làm được như anh chị. Chị Hoa ngoài những giờ đồng áng còn tập bán hàng online. Nhiều người thấy cảnh ngộ của anh chị nên rất ủng hộ. Chị tháo vát và nhanh nhẹn hơn từ ngày anh ốm.
Vay được khoản vốn ngân hàng hơn 10 triệu, chị đầu tư cái tủ đông rồi làm đủ món: Từ nấu chè, làm chả đến xúc xích và mọi thứ có thể làm. Một ngày của chị bắt đầu từ 3h sáng đi phụ hồ đến trưa lên rừng đốn củi, chiều lại ra chợ phiên. Nhiều hôm về đến nhà chỉ kịp thiếp đi không còn sức ăn uống.
Anh Vịnh dù đã ổn định về tâm lý nhưng vẫn phải đối mặt với những vết loét ở cơ thể. Khoản nợ 130 triệu vay nóng từ thời anh nằm viện, anh chị vẫn chưa thể trả. Khát khao lớn nhất của anh bây giờ là có thể mua một chiếc xe ba bánh kiếm thêm thu nhập và phụ vợ bán hàng.
Anh chị cắm cơm mời tôi, anh mải nói chuyện nên vợ cắm cơm. Cơm bị sống, anh đùa: "Làm chồng quen rồi nên hôm nay quên cách nấu cơm là chuyện thường". Bữa cơm đạm bạc nhưng tình yêu thương và sự thấu hiểu luôn đầy ắp.
Anh Vịnh kể mỗi lần vợ dỗi là lại thổi sáo làm hòa. Ngồi bên cửa sổ nhà, tiếng sáo của anh nghe như tâm tình cả dòng đời, như thứ âm thanh của thân phận. Đoạn trầm bổng, du dương, đoạn não nề chán chường nhưng lại khiến người ta quyến luyến không rời.
Cuộc gặp của chúng tôi như lưu luyến hơn trước lời đề nghị của anh: "Hãy chụp cho anh một tấm ảnh gia đình". Khi chuẩn bị hoàn thành bài viết này, lướt trên Facebook anh, bức ảnh cả gia đình đã được đăng kèm chú thích: "Ai cũng cần một bờ vai. Ba ngọn nến thành một gia đình".
Dù trước mặt vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin ngọn lửa yêu thương và hy vọng sẽ sưởi ấm cuộc đời của họ để mọi mong ước sẽ toại nguyện. Đúng như bạn anh, người chúng tôi vào lạc nhà đã bình luận: "Hạnh phúc là điều tuyệt vời nhất!".
Huy Hoàng – Hà An

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 13 phút trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 13 phút trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 19 phút trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Việc thực hiện thủ tục cấp lại hộ chiếu (passport) hết hạn kịp thời là rất quan trọng, giúp đảm bảo các kế hoạch không bị gián đoạn. Vậy thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) năm 2025 được quy định thế nào?

Con giáp có tài lộc bùng nổ trong tháng 4
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Tháng 4/2025 đã gõ cửa, mang theo những luồng gió mới, cơ hội mới và cả những vận may bất ngờ cho các con giáp dưới đây.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy
Giáo dục - 4 giờ trướcNguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.