Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có hành vi bạo lực gia đình: Phải lao động công ích lấy tiền nộp phạt

Thứ tư, 08:00 02/04/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Ngày 31/3/2008, được sự hỗ trợ của Tổ chức Action Aid Việt Nam, Mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam (DOVIPNET) tổ chức Hội thảo "Tiếng nói của những người trong cuộc" để lấy ý kiến của những người đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình (BLGĐ) đóng góp cho Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ.

PV Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn bà Hoàng Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), đồng thời là thành viên của DOVIPNET xung quanh Hội thảo này.

Xin bà cho biết, vấn đề được những nạn nhân bạo hành gia đình đưa ra bàn thảo và góp ý nhiều nhất cho Nghị định là gì?

- Vấn đề hỗ trợ nạn nhân và đặc biệt là xử lý những người gây ra bạo lực, cụ thể là xử lý hành chính được bàn cãi rất sôi nổi. Thực tế những người trong Ban soạn thảo Nghị định cố gắng đưa ra mức phạt cụ thể như hình thức bạo hành nào thì phạt 300.000 đồng, hình thức nào thì phạt 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng, nếu cứ liệt kê các mức phạt cụ thể như vậy thì sẽ không bao giờ hết. 

Ngoài ra, một vấn đề cũng được những người trong cuộc đặc biệt quan tâm đó là trong Dự thảo Nghị định không đưa hành vi bạo lực tình dục thành một điều mà để lẫn trong những điều, khoản khác.

Mức phạt tiền từ 300.000  đến cao nhất là 1.000.000 đồng trong Dự thảo Nghị định, liệu có đủ tính răn đe cho những người có hành vi BLGĐ?

- Đây cũng là điều mà những người trong cuộc băn khoăn và có nhiều ý kiến, vì phạt tiền không phải là biện pháp hiệu quả nhất. Thực tế, có người bị phạt tiền đã quay về nhà lấy tiền của vợ. Do đó, quy định này là để bảo vệ nạn nhân nhưng thực ra lại đánh vào chính nạn nhân.

Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi thì việc phạt tiền không thể nói là không có hiệu quả. Nó sẽ giúp người thực thi ở cộng đồng có thể linh hoạt và hiểu được bản chất của BLGĐ, cũng như hiểu được hoàn cảnh của người bị bạo lực để đưa ra hình thức phù hợp với đối tượng vi phạm.

Vậy hình thức xử phạt nào mà những người từng là nạn nhân của BLGĐ cho là có hiệu quả giáo dục và răn đe nhất, thưa bà?

- Rất nhiều ý kiến cho rằng, ngoài hình thức phạt tiền và cảnh cáo thì hình thức phạt bằng việc lao động công ích tại cộng đồng là có tác dụng nhất. Thậm chí kết hợp hình thức xử phạt lao động công ích và phạt tiền thành một, tức là bắt người vi phạm lao động công ích để lấy tiền đủ nộp phạt chứ không lấy tiền của cá nhân hay lấy tiền của gia đình. Hình thức lao động công ích không chỉ đơn thuần là chỉ đánh vào kinh tế, mà còn mang tính răn đe và cảnh cáo rất cao.

Theo tôi, nếu có thể thực thi được, thì hình thức xử phạt này rất có hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó lại đặt ra gánh nặng cho địa phương là phải nghĩ ra việc cho họ làm. Vấn đề này không phải địa phương nào cũng thực hiện được, đặc biệt là vùng nông thôn.

Vậy hiện nay, ngoài các hình thức xử phạt đối với những người vi phạm thì có biện pháp gì để bảo vệ nạn nhân không, thưa bà?

- Để bảo vệ nạn nhân, Chủ tịch UBND cấp xã, phường sẽ có lệnh cấm tiếp xúc giữa người gây ra bạo lực và nạn nhân trong vòng 30m. Nhưng thực ra điều này cũng không phù hợp, vì việc cấm tiếp xúc trong vòng 30m hay 50m thì cũng phải căn cứ điều kiện sống cụ thể của từng vùng. Vì, nếu lệnh này thực hiện ở vùng miền núi thì trong vòng 30m đó cũng chỉ trong phạm vi sân nhà họ. Như vậy, quy định này không thể tách nạn nhân ra khỏi người gây ra bạo lực được.

Trên thực tế, hiện mô hình nhà tạm lánh là một hình thức hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực rất có hiệu quả. Nhưng hiện nay, mô hình này ở Việt Nam còn quá ít ỏi, lượng tiếp nhận ít. Nếu mô hình này được mở rộng và phát triển trên toàn quốc thì rất tốt.

Tuy nhiên, không chỉ là nơi để nạn nhân trốn tạm thời, mà khi vào đó, nạn nhân vừa được giải tỏa về tâm lý, vừa được nâng cao kỹ năng để đối mặt với vấn đề mà họ đang gặp phải... điều này không dễ dàng thực hiện vì rất tốn kém. Theo tôi, mỗi tỉnh có một nhà tạm lánh là tốt nhất. Ở Đan Mạch chỉ có 5 triệu dân thôi nhưng họ có đến 39 nhà tạm lánh. Mỗi năm, họ có 2.000 - 3.000 người viết đơn xin vào nhà tạm lánh này.

Xin cảm ơn bà!

Lâm Vũ (Thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gia đình - 3 giờ trước

Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Gia đình - 5 giờ trước

Nội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Gia đình - 7 giờ trước

Hóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.

Phát hiện chồng đi lang chạ, tôi tố cáo cho cả nhà biết thì nhận được lời khuyên choáng váng từ gia đình chồng

Phát hiện chồng đi lang chạ, tôi tố cáo cho cả nhà biết thì nhận được lời khuyên choáng váng từ gia đình chồng

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Sau khi thấy thái độ dửng dưng từ cả gia đình chồng thì tôi nhận ra ly hôn cũng không có gì tiếc nuối.

3 con giáp 'cả thèm chóng chán', phút trước còn si mê, phút sau đã âm thầm kết thúc mà đối phương không hay biết

3 con giáp 'cả thèm chóng chán', phút trước còn si mê, phút sau đã âm thầm kết thúc mà đối phương không hay biết

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Trong chuyện tình cảm, có những con giáp có mới nới cũ điển hình. Khi mới yêu thì say mê, cuồng si, lúc phai nhạt thì kết thúc trong sự ngỡ ngàng của nửa kia.

U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat

U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat

Gia đình - 1 ngày trước

Buổi họp lớp bỗng mất đi hoàn toàn ý nghĩa sau những dòng tin nhắn tranh cãi của đôi bên.

5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc

5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sở hữu trực giác mạnh mẽ, 5 cung hoàng đạo này có thể "đọc vị" bất kỳ ai, đoán đúng nhiều chuyện sắp xảy ra.

Top