
GĐXH - "Một mình, giữa một điểm bản không có điện trên ngọn đồi trống hoách. Ban ngày có học sinh đi học, có người dân qua lại nhưng tối về lớp học lặng thinh. Xung quanh tối như mực, chỉ có tiếng côn trùng, thỉnh thoảng có tiếng hú của những chú chó văng vẳng vọng lại. Tiếng gió rít lùa qua khe gỗ lớp học lạnh thấu từng đợt..."- đó là những ngày đầu tiên gắn bó với nghề giáo tại Mường Chà – Điện Biên của cô giáo Mào Thị Mỹ Phượng.
Khác với những đồng nghiệp khác ở miền xuôi lên bám bản, chị Mào Thị Mỹ Phượng (giáo viên trường mầm non số 1 Sá Tổng, xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) là dân tộc Thái trắng lớn lên ở mảnh đất Mường Lay. Nơi chị ở chỉ cách xã Sá Tổng có 10 km nên từ nhỏ đã vô cùng thấu hiểu cuộc sống của người dân nơi này.
Chị Phượng bộc bạch: "Từ nhỏ tôi đã cùng mẹ địu rượu, cá khô, bún lên trên bản thuộc xã Sá Tổng để đổi lấy thóc, ngô đem về ăn hoặc bán. Bản thân cũng là người dân tộc sống gần xã cũng từng cơ cực dậy sớm từ 3 giờ sáng lẽo đẽo theo chân mẹ hết mỏm đồi này đến con dốc nọ để đổi thóc lúa về ăn nên thấu hiểu rất rõ người dân nơi đây lạc hậu và nghèo đói".


Đối với chị Phượng, hình ảnh những đứa trẻ dân tộc Mông lấm lem trong bùn đất không hy vọng, không tương lai đã khiến chị nuôi khát vọng trở thành nữ giáo viên vùng cao bám bản.
Với chị, ám ảnh đặc biệt khi có cơ hội lên bản là những lớp học vùng cao. Cách cả mấy km và vài con dốc mới có một lớp học. Nhìn thấy những em bé đôi mắt hồn nhiên lang thang một mình trên lán nương, trên những con đường mòn rậm rạp cây cối, nhìn những ánh mắt xa xăm hướng về thị xã mà chưa biết dưới thị xã có những gì khiến chị nuôi ước nguyện "chở chữ lên cao" cho học sinh nơi đây.
Cô gái lớp 8 lúc đó đã nỗ lực hết mình, vượt qua gánh nặng bữa đói bữa no để đi học và trở thành giáo viên vùng cao. Năm 2012 sau khi ra trường, chị nộp hồ sơ về phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà với nguyện vọng là lên công tác trên xã Sá Tổng.
Với bà con Sá Tổng, cô Phượng đã trở thành "sơn nữ" đích thực của đại ngàn.
Nhớ lại khoảnh khắc đầu tiên nhận lớp trên bản vùng cao chị vẫn không khỏi bồi hồi: "Dù hiểu rất rõ hoàn cảnh cảu bà con nhưng khi đi công tác với cương vị là một cô giáo mầm non tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm công tác tôi cũng khá bỡ ngỡ. Hồi mới công tác trên này hầu hết các lớp học đều là lớp học gỗ, các lớp học cách xa nhau cả gần 10 km.
Vì lớp học trong bản cách xa trung tâm nên các thầy cô tiểu học và mầm non đều ngủ lại trong bản cả tuần đến cuối tuần mới về. Một mình một điểm bản không có điện, lại ở trơ trọi giữa ngọn đồi, thực sự tôi rất sợ. ban ngày có học sinh đi học, có người dân qua lại còn đỡ nhưng tối về lớp học lặng thinh. Bốn bề xung quanh tối như mực, chỉ có tiếng côn trùng, thỉnh thoảng có tiếng hú của những chú chó văng vẳng vọng lại. Tiếng gió rít lùa qua khe gỗ lớp học lạnh thấu từng đợt".
Trước khi chọn bám bản, chị đã nghĩ rằng mình sẽ vượt qua tất cả những thử thách nhưng cũng có lúc sự khắc nghiệt của núi rừng đã khiến chị muốn bỏ cuộc: "Những hơi sương lạnh lùa qua vách nứa ướt cả chăn đắp, nằm trong phòng mà ngỡ đang ở ngoài trời. Thi thoảng có những con lợn thả dông của những hộ dân gần đó lùi lũi lại gần. Lúc đó thực sự cả tháng trời cứ tối về là một nỗi khiếp sợ vì phải ở một mình. Tôi đã khóc từng muốn bỏ việc".
Nhưng sâu thẳm trong chị Phượng, mỗi khi nhìn thấy ánh mắt con trẻ khát chữ, mới 3, 4 tuổi đã chân đất lấm lem vượt tận vài quả đồi đến lớp chị lại như thấy được tiếp thêm những năng lượng vô cùng mạnh mẽ. Mọi khó khăn đều như lùi xa chỉ còn những câu hát ngọng ngịu của con trẻ tập nói tiếng kinh.


Với nhiều con em đồng bào, từ ngày có cô Phượng các em mới biết có một thế giới khác ngoài bản làng nơi mình sống.
Rồi cứ thế, trong những căn lán tạm bợ, gió đại ngàn vẫn réo rắt thổi. Âm thanh trong trẻo của cô trò cứ ngân vang như thánh ca của rừng già. Cô trò cùng nhau học. Cô thì dạy trò tiếng Kinh, trò lại dạy cô tiếng bản địa.
Cái gì lâu rồi cũng sẽ quen, chị Phượng thành "sơn nữ" – cách gọi yêu thương của dân làng từ lúc nào không hay. Để học sinh được đến trường, chị Phượng cùng những đồng nghiệp gần như phải ăn cùng bà con, sống sâu sát trong đời sống của bản làng.
Sá Tổng là huyện nghèo nhất huyện Mường Chà với 99,2% người dân là dân tộc Mông. Dân số còn lại thuộc dân tộc Thái, Kinh, Mường là các thầy cô giáo ở nơi khác lên công tác tại đây.
Những ngày đầu lên cắm bản, thứ khiến chị cùng những thầy cô lo lắng nhất là những lớp học tạm bợ. Những ngày mưa gió, thầy cô vừa dạy học vừa run sợ khi lớp học có thể sập bất cứ lúc nào.
Nhiều học sinh Sá Tổng phải đi bộ qua cả một quả đồi mới có thể đến trường.
Người Sá Tổng vốn sống chủ yếu bằng nghề làm nương. Nhà nào đủ ăn thì phụ huynh cả bố, cả mẹ đều phải lên thành phố đi làm. Nhiều nhà trẻ em 5 tuổi đã phải ở nhà một mình. Nhiều con trẻ phải đi làm theo bố mẹ, nay đây mai đó nên việc được đến trường đi học vẫn vốn dĩ là một sự xa xỉ với con trẻ.
Chị Phượng bộc bạch, đôi mắt đỏ hoe: "Điều kiện sống khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu các con thường xuyên đi học mà cả tuần vẫn mặc nguyên một chiếc áo cũ. Mùa hè thì đỡ khi mùa đông về khí hậu trên này lạnh thấu xương thịt. Nhìn các con mặc một chiếc áo mỏng tang đã sờn cũ không còn nhìn ra màu áo mình nghẹn ngào. Ngồi trong lớp học các con co ro chân tay tím ngắt, người run lên từng đợt vì lạnh. Nhìn các con như vậy ruột gan mình đau thắt".
Con trẻ co ro trong giá rét khiến chị Phương mong ước mình trở thành người giàu có.
Những khoảnh khắc đặc biệt đó cũng là lúc mà chị Phương mong muốn mình được giàu có nhất. Chị nhìn tôi, đôi mắt và khuôn mặt sáng bừng lên: "Cuộc sống của cô còn chật vật cơm áo gạo tiền, cô cũng còn có gia đình phải lo. Bỏ tiền lương mua gạo thịt cho các con cũng chỉ một hai lần. Mới đầu tôi cũng chỉ đi xin đồ cũ của anh em bạn bè về khâu lại giặt giũ nhưng các con đến lớp đông. Trường có gần 400 trẻ mà cháu nào cũng thế. Cho cháu này còn cháu kia đứa nào lạnh, đứa nào quần áo phong phanh cô cũng đau xót. Tôi chỉ ước có những lớp học đủ ấm để các con có thể đến trường đều đặn hơn".
Thế rồi, những "nhịp cầu nhỏ" đã được bắc lên. Đầu năm 2018, cơ duyên gặp một nhà từ thiện đã khiến ước mơ của cô giáo bám bản thành sự thật. Một nhà thiện nguyện đã đứng ra vận động và xây dựng 5 lớp học có nhà xây khang trang. Và ước mơ có thật đã khiến những thầy cô và học sinh của bản làng Sá Tổng reo vang. Cả bản làng vui mừng như ăn Tết ngay những ngày giữa năm...
CÒN TIẾP!
Huy Hoàng

Loại thực phẩm ngon, rẻ, bổ dưỡng, những xưa nay luôn bị kết tội oan
Media - 14 giờ trướcGĐXH - Có nhiều ý kiến cho rằng nam giới ăn nhiều đậu nành, hoặc sử dụng những thực phẩm được chế biến từ đậu nành sẽ yếu sinh lý, thậm chí có khả năng vô sinh, hiếm muộn. Vậy thực hư ra sao?

Đàn ông nên ăn gì để sung mãn trước cuộc ‘yêu’
Media - 18 giờ trướcGĐXH - Những cuộc ‘yêu’ thăng hoa luôn khiến cho các cặp đôi trở nên hạnh phúc hơn. Tuy nhiên không phải người đàn ông nào cũng đủ sung mãn trong chuyện giường chiếu. Dưới đây là những thực phẩm có thể giúp đàn ông cải thiện sức mạnh của mình.

Những loại trái cây thuộc hàng 'cực phẩm' trong việc giúp chị em giữ dáng, đẹp da
Media - 20 giờ trướcGĐXH - Không chỉ cung cấp lượng vitɑmin và khoáng chất dồi dào, những loại trái cây dưới đây còn có công dụng giảm cân, thải độc giúp chị em luôn giữ dáng, đẹp da.

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nguy hiểm ra sao, khi nào thì cần điều trị?
Media - 22 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, có nhiều người cực kỳ hoang mang khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bởi lo ngại có thể mắc ung thư. Tuy nhiên, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Có rất nhiều trường hợp nhiễm Hp nhưng không cần điều trị , tiêu diệt vi khuẩn này cũng đơn giản không có gì khó khăn.

Từ 1/8/2023, tăng phí sát hạch bằng lái xe
Media - 1 ngày trướcGĐXH - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 37/2023 quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động các loại phương tiện.

Vì sao ăn trứng bảo quản lạnh tốt hơn trứng thường?
Media - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người băn khoăn nên bảo quản trứng trong tủ lạnh hay để nhiệt độ thường. Liệu trứng bảo quản lạnh có gì khác biệt và khi ăn liệu có tác động đến sức khỏe hay không? Câu trả lời là trứng để trong tủ lạnh thường tốt hơn bởi những lí do sau.

Thói quen của nhiều người trong mùa hè, tưởng chừng vô hại nhưng nếu thường xuyên sẽ gây hại sức khỏe
Media - 1 ngày trướcGĐXH - Việc uống nước đá lạnh trong ngày hè nóng nực sẽ giúp cơ thể giải tỏa được cơn khát, đem về cảm giác mát mẻ dễ chịu nhưng nếu dùng quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Những tác hại đáng sợ của mì gói, thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều
Media - 1 ngày trướcGĐXH - Mì gói hay còn được gọi là mì ăn liền, là món ăn tiện lợi của rất nhiều người, đặc biệt là những người bận rộn hoặc ngại nấu nướng. Những tác hại khủng khiếp của mì gói dưới đây sẽ khiến bạn hạn chế món ăn này trong thực đơn hàng ngày.

Vì sao nhiều người đau dạ dày chữa mãi không khỏi?
Media - 1 ngày trướcGĐXH - Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. "Vì sao nhiều người đau dạ dày chữa mãi không khỏi?"... là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi TH True Formula
Media - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 8/6, Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo Quốc tế "Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – Dinh dưỡng vàng cho lứa tuổi vàng, giúp trẻ phát triển toàn diện" với sự tham dự của hơn 300 đại biểu và chuyên gia, đại diện cho các tổ chức, cơ quan nghiên cứu dinh dưỡng uy tín trong nước và thế giới.

Những tác hại đáng sợ của mì gói, thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều
MediaGĐXH - Mì gói hay còn được gọi là mì ăn liền, là món ăn tiện lợi của rất nhiều người, đặc biệt là những người bận rộn hoặc ngại nấu nướng. Những tác hại khủng khiếp của mì gói dưới đây sẽ khiến bạn hạn chế món ăn này trong thực đơn hàng ngày.