Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DSGĐTE: Thách thức, yêu cầu trong quản lý nhà nước hiện nay

Thứ tư, 08:09 13/06/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Năm 1961, Việt Nam bắt đầu làm công tác DS/KHHGĐ. Trong 46 năm qua, từ 1961 đến 1990, Đảng và Nhà nước đã giao công tác này cho ngành Y tế đảm nhiệm, mặc dù ngành Y tế cũng hết sức nỗ lực và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng không đạt được mục tiêu đề ra.

Dân số nước ta năm 1961 là khoảng 30 triệu người, đến năm 1990 đã tăng lên 70 triệu người (gấp 2,2 lần năm 1961). Mỗi năm có thêm gần 2 triệu trẻ em được sinh ra, số con của mỗi cặp vợ chồng là 3,8 con, tỉ lệ phát triển dân số vẫn còn ở mức hơn 2%, cách xa mục tiêu phải giảm xuống 1,7% đã đề ra trong Nghị quyết của 3 kỳ đại hội IV (1976), V (1981) và VI (1988).

Năm 1991, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, thành lập một cơ quan chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (Nghị định 193/CP ngày 21/6/1993), tách ra khỏi Bộ Y tế có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh và độc lập từ Trung ương tới địa phương, thực hiện quản lý điều hành công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình theo chương trình, được Đảng và chính quyền các cấp quan tâm thì từ đó công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã đạt kết quả tốt, thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) sớm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến.

Chỉ trong thời gian 15 năm (từ 1991 đến 2006), mức sinh đã giảm rất nhanh, số con trung bình của một cặp vợ chồng chỉ còn 2,09, tỉ lệ phát triển dân số chỉ còn 1,26% và dân số tăng từ 70 triệu năm 1990 lên 84 triệu năm 2006. Nếu không có cải cách tổ chức, bộ máy được thực hiện năm 1991 và vẫn giữ cách làm như giai đoạn 30 năm (1961 - 1990) thì dân số nước ta năm 2006 chắc chắn không dưới 100 triệu người, như dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, thay vì 84 triệu. Việc tránh được hơn một chục triệu người sinh ra trong 15 năm đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao GDP bình quân đầu người, giảm bớt sức ép về dân số đối với kinh tế - xã hội, việc làm, môi trường và xoá đói giảm nghèo. Do thành tựu này, Việt Nam đã được tặng Giải thưởng Dân số Liên Hiệp Quốc năm 1999.

Tương tự, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng được bắt đầu năm 1961. Trong 30 năm (1961 - 1991), công tác này được giao cho Đoàn Thanh niên; Hội Đồng đội và một số đoàn thể phụ trách và đạt kết quả không cao. Từ năm 1991, với việc thành lập Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, quản lý nhà nước về công tác này mới được thực hiện, các quy phạm pháp luật mới được xây dựng, nhận thức của nhân dân về các quyền trẻ em và việc bảo vệ các quyền trẻ em được nâng lên, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.

Trong điều kiện một nước đang phát triển như nước ta, ngành Y tế phải đảm nhiệm rất nhiều lĩnh vực và phải thường xuyên đối phó với các nạn dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v... vốn là những việc nóng bỏng phải dành ưu tiên mọi mặt để giải quyết vì nếu không hậu quả sẽ xảy ra ngay tức khắc, do đó nếu đảm nhiệm thêm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình - một việc cũng khó khăn không kém, nhưng kết quả thì chưa thấy ngay được và hậu quả đối với kinh tế - xã hội thì phải 5 - 10 năm sau mới nhận ra được.

Vì lẽ đó mà Trung Quốc sau 4 lần cải cách bộ máy chính phủ từ năm 1982 đến nay, giảm từ gần 100 đầu mối xuống còn 29 bộ, thì Ủy ban về sinh đẻ có kế hoạch và nhân khẩu nhà nước Trung Quốc vẫn là một cơ quan được Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc duy trì, củng cố và kiện toàn.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta cũng vậy, là công việc liên ngành và do nhiều ngành thực hiện, mỗi ngành đảm trách một mặt, đồng thời là trách nhiệm chính của bậc cha mẹ và gia đình, song hầu như nước nào cũng có cơ quan riêng làm đầu mối cơ bản để tổ chức thực hiện và đảm nhiệm công tác này với chức năng chính là xây dựng luật, pháp lệnh, chính sách, bảo vệ các quyền và giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em của tổ chức và công dân, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp lạm dụng, xâm hại trẻ em, tổ chức các dịch vụ bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì lẽ đó mà từ khi có Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhận thức và thực hiện các quyền trẻ em có chuyển biến rõ rệt.

Từ năm 2002, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ quan ngang Bộ được thành lập, tiếp nối thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tiếp tục phát huy và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiệm kỳ qua.

Những khó khăn, thách thức trong công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em đòi hỏi phải đặt công tác này ở vị trí được ưu tiên quan tâm, nếu lơi lỏng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.

Trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ phát triển dân số quá nhanh đã bước đầu được khống chế, số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã tiếp cận mức sinh thay thế, nhưng vẫn còn hết sức khó khăn và phải đối mặt với những thách thức rất lớn.

Hiện nay, dân số nước ta đã hơn 84 triệu người, là nước đông dân thứ 14 trên thế giới; mật độ dân số 252 người/km2 thuộc loại cao nhất thế giới. Dù tốc độ tăng dân số đã được khống chế bước đầu, song do mức sinh trong những năm 80 của thế kỷ trước rất cao với mức trung bình gần 2 triệu người được sinh ra mỗi năm, nay số này bước vào thời kỳ sinh đẻ mạnh nhất, nên dù có cố gắng hết mức thì mỗi năm dân số nước ta cũng sinh ra thêm hơn 1,6 triệu trẻ em.

Trong bối cảnh là nước nghèo, kinh tế - xã hội chưa phát triển, 73% dân số nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo về sinh con, coi trọng con trai hơn con gái do đó kết quả đạt được trong công tác này hiện nay là chưa vững chắc. Chỉ cần lơi lỏng thì chắc chắn, tỉ lệ phát triển dân số sẽ tăng mạnh trở lại. Năm 2003, Pháp lệnh Dân số ban hành, có nội dung chưa thật chặt chẽ thì tỉ lệ sinh con thứ 3 trong cán bộ, đảng viên đã tăng vọt và tỉ lệ phát triển dân số đã tăng lên 0,15% trong vòng 1 năm (1,47% năm 2003 so với 1,32% năm 2002). Năm 2007 là năm “lợn vàng”, được coi là năm tốt theo quan niệm của người Á Đông, nên dù đã hết sức cố gắng, nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm vừa rồi, số trẻ em sinh ra đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2006.

Trung Quốc là một nước bên cạnh ta, có những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhiều nét tương đồng với nước ta đã từng trải qua kinh nghiệm tương tự. Năm 1983, Trung Quốc đã đạt tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,3 con. Song do có một số nới lỏng trong chính sách và quản lý, mức sinh đã tăng vọt trở lại và phải đến 8 năm sau, năm 1990, Trung Quốc mới đạt trở lại mức sinh của năm 1983. Giá phải trả cho việc này là dân số Trung Quốc tăng thêm hơn 50 triệu người so với kế hoạch dự kiến.

Những ví dụ trên cho thấy rõ hơn tính chất khó khăn, phức tạp của công tác dân số ở những nước đang phát triển như nước ta. Những sai sót trong nhiều lĩnh vực có thể sửa chữa, làm lại, nhưng những sai lầm trong lĩnh vực dân số thì không có cơ hội để sửa chữa vì dẫu sao số trẻ em tăng thêm đã được sinh ra, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, học hành và góp phần vào hạ thấp mức bình quân GDP và các chỉ số khác tính trên đầu người, mà chúng ta đạt được bằng nhiều nỗ lực trên lĩnh vực kinh tế - xã hội không chỉ ở thời điểm đó mà là mãi về sau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kinh nghiệm của các nước và lãnh thổ đã thành công trong công tác dân số như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan cho thấy sau khi đạt được mức bình quân mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con thì cần phải tiếp tục gia tăng nỗ lực để duy trì và tiếp tục giảm dần mức sinh xuống khoảng 1,7 con/1 cặp vợ chồng cộng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện nhanh thì kết quả sẽ ổn định và tỉ lệ phát triển dân số sẽ khó tăng trở lại.

Quá trình này ở những nước trên thường diễn ra trong 7 - 8 năm và chậm nhất là 10 năm. Ở nước ta, để đưa mức sinh từ 2,09 hiện nay xuống 1,7 - 1,8 con, để đảm bảo tỉ lệ sinh, tỉ lệ phát triển dân số khó có khả năng tăng trở lại, ít nhất cũng phải mất 7 - 8 năm nếu giữ vững nỗ lực như hiện nay. Trong trường hợp có những xáo trộn và không ổn định thì chắc chắn, tỉ lệ phát triển dân số sẽ tăng trở lại như đã xảy ra năm 2003.

Bên cạnh vấn đề quy mô dân số, tỉ lệ giới tính khi sinh đã tăng từ 107 trẻ nam/100 trẻ nữ năm 1999 đã tăng nhanh lên 110/100 năm 2006, tỉ trọng người già tăng lên, chất lượng dân số thấp v.v... cũng cho thấy chúng ta sẽ gặp những thách thức ngày một lớn về công tác dân số.

Những thách thức trong lĩnh vực gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như bạo lực gia đình chưa giảm, những giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp mai một dần, bình đẳng giới chậm được cải thiện, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán tăng mạnh v.v... ngày càng bộc lộ rõ trong bối cảnh kinh tế thị trường cũng đòi hỏi những nỗ lực mới và đầu tư tăng thêm, mà sự ổn định tổ chức bộ máy là một yếu tố cần và đủ để đảm bảo điều đó.

GĐ&XH

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 48 phút trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 17 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 22 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 1 ngày trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

Top