Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đa dạng các hình thức truyền thông nâng cao chất lượng dân số

Thứ sáu, 08:35 28/12/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi dưới nhiều hình thức nên nhận thức của xã hội về Dân số-KHHGĐ ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, công tác dân số ở tỉnh Bắc Kạn vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: mức sinh thấp nhưng thực tế lại thiếu bền vững, tiềm ẩn tăng sinh trở lại; tỷ số giới tính khi sinh tăng từ 102 bé trai/100 bé gái (năm 2009) lên 117/100 (năm 2011). 

Bên cạnh đó, chất lượng dân số của tỉnh còn rất thấp thể hiện ở các chỉ số như tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2011 là 23% cao hơn cả nước (16,8%). Ngoài ra, vẫn còn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống... Đây là những thách thức đặt ra cho chương trình dân số hiện nay và những năm tiếp theo.

Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi dưới nhiều hình thức nên nhận thức của xã hội về Dân số-KHHGĐ ngày càng được nâng lên.

Công đầu thuộc về đội ngũ “vác tù và hàng tổng”
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số/KHHGĐ và SKSS giai đoạn 2001 – 2010, Bắc Kạn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,47% (2001) xuống còn 1,0% (2011); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2000 là 8,86% giảm xuống còn 3,98% vào năm 2011… 

Đặc biệt, tổng tỷ suất sinh giảm nhanh từ 2,61 con/phụ nữ (1999) xuống còn 1,91 con/phụ nữ (2011). Như vậy, mức sinh của Bắc Kạn thấp hơn mức sinh của cả nước và là một trong 24 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế. Những kết quả đó đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Một trong những “kênh” truyền thông về Dân số - KHHGĐ phát huy hiệu quả cao là hoạt động truyền thông trực tiếp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” của 122 cán bộ dân số cấp xã và 1.418 cộng tác viên dân số. Bằng tâm huyết và sự nhiệt tình, đội ngũ này đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về Dân số - KHHGĐ...
 
Để công tác tuyên truyền, tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến với người dân đạt hiệu quả, những người làm cán bộ dân số không những nhiệt tình, bền bỉ mà còn phải am hiểu về phong tục, tập quán của mỗi dân tộc trên địa bàn, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng, vận dụng sáng tạo trong công tác tư vấn chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân; cung cấp thông tin với nội dung phù hợp với đặc điểm, tình hình từng vùng, từng đối tượng.

Vận động sự vào cuộc của toàn xã hội cũng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác Dân số - KHHGĐ. Những năm qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về thực hiện mô hình gia đình nhỏ, ít con để có cuộc sống ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và được đông đảo nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng. Hoạt động truyền thông, tư vấn tại cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ thuộc các nhóm đối tượng phụ nữ, thanh niên, nông dân... đã phát huy hiệu quả tốt.
 
Đồng thời, công tác dân số - KHHGĐ cũng được đưa vào hương ước, quy ước của địa phương khi triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, từ đó được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt, các chính sách xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà dột nát, chính sách ưu tiên, trợ giúp cho các đối tượng khó khăn được quan tâm hơn đã tác động đáng kể đến việc nâng cao chất lượng dân số.

Vai trò của mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành Dân số với các ban ngành, đoàn thể

Đi đôi với đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Dân số-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã mang lại hiệu quả, đã phát huy được khả năng, thế mạnh của mỗi bên trong việc lồng ghép chương trình Dân số -KHHGĐ với chương trình hoạt động thường xuyên của các đơn vị phối hợp. 

Do vậy, công tác này đã từng bước thu được những kết quả đáng phấn khởi, người dân đã có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ, mô hình gia đình ít con, khỏe mạnh được được xã hội chấp nhận và được coi là một chuẩn mực của gia đình văn hóa.

Bên cạnh đó, việc triển khai Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc Súc khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn” hàng năm đã góp phần quan trọng làm chuyển biến về nhận thức, tự giác thực hiện KHHGĐ của người dân.
Đa dạng các hình thức truyền thông nâng cao chất lượng dân số 1
Cán bộ Dân số tuyên truyền về các biện pháp tránh thai cho người dân
 
Có thể nói, công tác truyền thông thường xuyên về Dân số-KHHGĐ ở Bắc Kạn trong những năm qua được triển khai đồng bộ, thường xuyên. Các kênh truyền thông được vận dụng phong phú, hiệu quả. Hình thức tư vấn trực tiếp được chú trọng, lực lượng tham gia hoạt động truyền thông này là những tuyên truyền viên, CTV dân số ở cơ sở, các hoạt động này được duy trì thường xuyên, liên tục và tập trung cao điểm trong các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, trong các dịp kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7, ngày Dân số Việt Nam 26/12, Tháng hành động Quốc gia về dân số hàng năm... góp phần vào thực hiện thành công các chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ của tỉnh.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, Bắc Kạn xác định chuyển trọng tâm từ các hoạt động nhằm giảm mức sinh sang ưu tiên các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo nội dung của Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011 – 2020. 

Để thực hiện được nhiệm vụ này thì công tác truyền thông chuyển đổi hành vi cho người dân là giải pháp quan trọng được Chi cục Dân số-KHHGĐ đặt lên hàng đầu. Do đó, rất cần sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cùng đẩy mạnh truyền thông, thay đổi nhận thức, chuyển hành vi. Có như vậy, chất lượng dân số mới được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
 
Vi Ngân
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn
vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top