Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại học Việt Nam không vào top 400 trường châu Á vì yếu toàn diện

Thứ tư, 09:56 08/05/2019 | Xã hội

Các tiêu chí đánh giá của THE Ranking hầu hết lại là điểm yếu của tất cả đại học ở Việt Nam, hoặc phần lớn đang ở mức rất yếu so với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng 417 trường ĐH khu vực châu Á năm 2019. Theo đó, đứng đầu bảng là ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), tiếp theo là ĐH Quốc gia Singapore (NUS). Quốc gia có nhiều ĐH lọt vào bảng xếp hạng nhất là Nhật Bản, với 103 trường. Tiếp theo là Trung Quốc 72 trường.

Đánh giá khắt khe

Riêng khu vực ASEAN, Singapore vẫn là nước nổi lên hàng đầu với 2 trường lọt vào top 10. 5 ĐH của Đông Nam Á trong top 100, trong đó Singapore có 3 trường, Malaysia 1 trường, Philippines 1 trường. Dù có khá nhiều trường của khu vực ASEAN lọt vào danh sách này, không có đại diện nào của Việt Nam.

Các chuyên gia làm công tác bảo đảm chất lượng đều đánh giá xếp hạng THE có thể được xem là một trong số ít bảng xếp hạng uy tín của thế giới hiện nay. Việc được xem là uy tín là do tự thân THE xây dựng các tiêu chí đánh giá khách quan, có tính học thuật, và đáp ứng được sự đa dạng của phát triển ĐH.

Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nghiên cứu khoa học. Ảnh: Người Lao Động.
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng nghiên cứu khoa học. Ảnh: Người Lao Động.

TS Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Bảo đảm chất lượng - ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) - cho rằng trên thế giới có rất nhiều tổ chức xếp hạng và nhiều kiểu xếp hạng khác nhau. Kể cả trong một tổ chức xếp hạng như QS Ranking hay THE Ranking, họ cũng chia ra thành nhiều kiểu xếp hạng.

Ví dụ tiêu chí (hoặc trọng số các tiêu chí) xếp hạng các trường ĐH trên thế giới có thể khác với tiêu chí (hoặc trọng số các tiêu chí) xếp hạng các trường ĐH châu Á. Các bảng xếp hạng khác nhau sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Mỗi tổ chức xếp hạng sẽ có cách lấy dữ liệu khác nhau. Có tổ chức tự thu thập dữ liệu, có tổ chức cần phải cung cấp dữ liệu...

Muốn đánh giá vì sao các trường ĐH ở Việt Nam không xuất hiện trong bảng xếp hạng trường ĐH châu Á của THE Ranking (nhưng lại có một số trường xuất hiện trong bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á theo QS Ranking) thì cần phải xem xét các tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á theo THE Ranking.

TS Tân cho biết THE Ranking sử dụng cùng bộ 13 tiêu chí đánh giá cho bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á (cái này khác với QS Ranking).

THE Ranking chỉ điều chỉnh trọng số một chút cho phù hợp với các trường châu Á (theo quan sát thì sự điều chỉnh này là không đáng kể). Trong khi đó, QS Ranking lại sử dụng 2 bộ tiêu chí khác nhau đáng kể, kể cả trọng số cho từng tiêu chí cho việc xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á.

"Điều này cho thấy mức độ "nghiêm khắc" trong cách đánh giá của THE Ranking cao hơn QS Ranking, nghĩa là các ĐH ở châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ cạnh tranh trong bảng xếp hạng của THE theo các tiêu chí chung của thế giới chứ không phải theo một số tiêu chí "đặc thù" như QS Ranking", TS Tân nhận định.

Không thỏa mãn các tiêu chí

Các chuyên gia đều có chung nhận định nhiều tiêu chí xếp hạng của THE Ranking là thách thức rất lớn đối với các ĐH Việt Nam. Hay nói cách khác, các tiêu chí đánh giá của THE Ranking hầu hết lại là điểm yếu của tất cả các ĐH ở Việt Nam, hoặc phần lớn là đang ở mức rất yếu so với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Theo TS Lê Văn ÚT, với tình trạng đa số trường ĐH trong Top 40 của Việt Nam chỉ có mức công bố bình quân trên dưới 100 bài Scopus/năm (rơi vào tiêu chí loại) thì rõ ràng là khoảng 5-10 năm nữa, đa số vẫn chưa vào được bảng của THE; trừ vài trường ĐH đứng đầu.

"Đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế, do đó là con đường quan trọng nhất để được xếp hạng trong bảng xếp hạng danh giá này", TS Lê Văn Út kết luận.

Muốn tham gia xếp hạng, chưa nói có tên trong tốp 400 hay không thì các trường phải có những tiêu chuẩn nhất định.

"Soi vào các tiêu chí của THE Ranking, các ĐH của Việt Nam gần như là yếu toàn diện", ông Phong nhận định.

Chi tiết hơn, TS Tân chỉ ra 13 tiêu chí đánh giá cho bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới và bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á.

Cụ thể: Uy tín về giảng dạy 10%; uy tín về nghiên cứu 15%; tỷ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/đội ngũ giảng dạy 6%; tỷ lệ nghiên cứu sinh/sinh viên 2,25%; tỷ lệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp/số lượng sinh viên tốt nghiệp 2,25%; tổng nguồn thu của nhà trường 2,25%; nguồn thu từ nghiên cứu 7,5%; năng suất nghiên cứu (số bài báo trên các tạp chí uy tín) 7,5%; chất lượng nghiên cứu (tổng số trích dẫn) 30%; tỷ lệ sinh viên quốc tế/sinh viên nội địa 2,5%; tỷ lệ giảng viên quốc tế/giảng viên nội địa 2,5%; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu 2,5%; nguồn thu từ chuyển giao công nghệ cho thị trường 7,5%.

Theo TS Tân, điểm đáng lưu ý là chỉ số uy tín về giảng dạy và uy tín về nghiên cứu thì THE lấy dữ liệu khảo sát từ chính cơ sở dữ liệu của họ chứ không phải lấy dữ liệu khảo sát từ dữ liệu được cung cấp bởi chính các ĐH như QS Ranking.

"THE là một bảng xếp hạng ĐH nghiêm túc. Việc thẩm định và xếp hạng của họ dựa trên nhiều tiêu chí; trong đó, chủ lực là thành tựu của từng ĐH về giáo dục, nghiên cứu, chuyển giao; và kết quả nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế được xem là tiêu chí trung tâm", TS Lê Văn Út, Trưởng Phòng Quản lý phát triển khoa học công nghệ, ĐH Tôn Đức Thắng, nói.

TS Út cho biết THE có tiêu chuẩn cứng để loại bớt những ĐH còn yếu về nghiên cứu khoa học. Cụ thể, một ĐH mà mỗi năm (trong 5 năm gần nhất) có tổng số công trình trên các tạp chí Scopus dưới 150 bài/năm thì không được họ xem xét.

Đương nhiên, khi một ĐH đã vượt qua tiêu chuẩn cứng rồi thì sẽ được xem xét tiếp tiêu chí thứ 2 là để được xếp hạng, thông thường, tổng số công bố quốc tế trên Scopus của một ĐH trong 5 năm gần nhất phải đạt tối thiểu 1.500 bài (tương đương 300 bài/năm) với điều kiện không có năm nào dưới 150 bài. Sau đó, mới tính đến các tiêu chí khác.

Dễ thấy rằng Việt Nam chưa có ĐH nào thỏa mãn được điều này trong thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2017 (dữ liệu để xếp hạng vừa rồi của THE được tính đến hết năm 2017).

ĐH phải giải quyết những thách thức của xã hội

Sáng 7/5, buổi đối thoại "ĐH - Doanh nghiệp: Thách thức và trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH" diễn ra tại TP.HCM. Buổi đối thoại do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CONFRASIE), ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp tổ chức.

Các ý kiến thảo luận tại buổi đối thoại khẳng định vai trò của tiến trình chất lượng trong giáo dục ĐH; nhu cầu hiểu rõ thị trường, môi trường biến động nhanh chóng, chương trình đào tạo cập nhật; nhu cầu chia sẻ thông tin đào tạo giữa các trường; thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực đầu ra; sự đóng góp của doanh nghiệp, trong đó có việc tham gia thiết kế chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, đào tạo giảng viên, môi trường thực hành...

Từ những yêu cầu trên, các đại biểu tham dự đưa ra đề nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành thể chế hóa cơ chế hợp tác, đối thoại giữa ĐH với doanh nghiệp; phát triển các hệ thống công cụ xác định nhu cầu đào tạo của các nước trong vùng, đồng thời chú trọng các năng lực tổng hợp, chuyển đổi, thích ứng; có thời gian trao đổi thảo luận cùng chung tay phát triển các giải pháp phù hợp với sự tham gia của các nhân tố liên quan; AUF cần tăng cường định hướng chiến lược về trách nhiệm xã hội của trường ĐH và duy trì nguồn tài chính hỗ trợ các dự án chiến lược...

Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc khẳng định chủ đề buổi đối thoại là mối quan tâm sâu sắc của các trường ĐH Việt Nam, là vấn đề của tất cả trường ĐH trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển làm thế nào để chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội để các hoạt động nghiên cứu có thể góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển xã hội. Điều này còn thể hiện ở việc xem trường ĐH không chỉ là một đơn vị tự chủ mà còn gánh vác trách nhiệm đối với những thách thức mà xã hội, cộng đồng đang phải đương đầu.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 5 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 10 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 12 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 13 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 15 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Top