Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặt stent giúp người ung thư thực quản tự ăn

Thứ tư, 09:45 06/07/2011 | Thành tựu y học

Nhờ đặt ống thông, những bệnh nhân ung thư thực quản giảm đau, ăn uống tốt hơn.

Dù bị nấc nghẹn, nuốt vướng trong thời gian dài nhưng nhiều người chủ quan không đi khám. Đến khi không thể nuốt, sút cân… thì mới biết là ung thư thực quản giai đoạn cuối. Lúc này, đặt ống thông qua khối u sẽ giúp nâng đỡ dinh dưỡng cho người bệnh.
 
Đa số nhập viện muộn
 
Ông Trần Văn T (Hà Đông, Hà Nội) vẫn còn ngỡ ngàng, hoảng hốt khi bác sĩ tại bệnh viện Quân đội 108 thông báo, ông bị ung thư thực quản (UTTQ). Bởi trước đó, ông hay bị nấc nghẹn, nuốt vướng khi ăn cơm nhưng nghĩ do tuổi già, ăn cơm khô.... Vậy mà chỉ 2 tháng sau, khi đi khám, ông đã bị ung thư thực quản giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật và phải ăn qua ống xông vì u ác tính gây bít hẹp gần hết thực quản.

Theo TS Vũ Văn Khiên (Chủ nhiệm khoa A3, bệnh viện TƯ quân đội 108), những trường hợp bị UTTQ đến muộn như ông T không phải là cá biệt. Hầu hết các bệnh nhân tới khoa khám đều trong tình trạng K muộn, không còn khả năng phẫu thuật, chỉ điều trị hóa chất và xạ trị hỗ trợ.
 
Hút thuốc lá, hay uống rượu bia là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản.
 
Ung thư thực quản thường gặp ở đàn ông trung niên, gặp ở nam nhiều gấp 3 lần nữ. Những người có nguy cơ mắc bệnh liên quan nhiều đến thói quen hàng ngày như uống rượu, hút thuốc lá, uống trà nóng…. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở người béo phì, người có bệnh lý thực quản, thói quen ăn uống các thực phẩm có chứa chất nitrosamin như thịt hun khói, rau ngâm giấm…

Theo TS Khiên, do căn bệnh này không có những dấu hiệu sớm, bệnh tiến triển rất thầm lặng. Khi xuất hiện các triệu chứng như có cảm giác nuốt nghẹn, nuốt vướng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, để phát hiện sớm căn bệnh này, việc khám sức khỏe định kỳ rất có ý nghĩa sớm để phát hiện căn bệnh này, nhất là ở những nam giới ở lứa tuổi trung niên. Hơn nữa, do bệnh có một vài biểu hiện liên quan đến các bệnh tiêu hóa khác, như triệu chứng khó tiêu, nóng rát trước ngực nên dễ khiến người bệnh chủ quan, cho rằng bị các bệnh dạ dày, trào ngược thực quản thông thường.

Đặt ống thông giúp người bệnh giảm đau, ăn uống tốt

Khi UTTQ ở giai đoạn muộn, khối u lớn che hẹp thực quản khiến người bệnh ăn uống rất khó khăn thậm chí với cả đồ ăn dạng lỏng. Do đau đớn, khó nuốt, thậm chí không thể ăn uống nên thể trạng suy kiệt nhanh chóng.

TS Vũ Văn Khiên cho biết, với thể trạng gầy yếu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không giải quyết vấn đề về dinh dưỡng. Thậm chí, người bệnh có thể chết do dinh dưỡng kém trước khi chết vì ung thư. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi khối u xâm lấn gần hết hoặc toàn bộ thực quản, bệnh nhân không thể ăn uống được dù chỉ một ngụm nước. Vì thế, vừa phối hợp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ phải tìm mọi cách để nâng đỡ dinh dưỡng cho người bệnh.

Để nâng đỡ dinh dưỡng giúp cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải mở nội khí quản, đưa ống xông từ cổ họng vào dạ dày để đưa thức ăn thẳng vào. Phương pháp này gây đau đớn và nhiều biến chứng tai hại, nhất là tổn hại rất nhiều đến tính thần của bệnh nhân. Còn với những bệnh nhân UTTQ ở giai đoạn cuối có di căn xa thì phương pháp điều trị chỉ còn mang tính chất tạm thời làm giảm bớt đau đớn, không để bệnh nhân chết do thiếu dinh dưỡng, các bác sĩ đã quyết định đặt ống thông làm nòng (đặt stent) qua khối u. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân sống dễ chịu hơn, ăn uống được qua đường miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống cuối đời cho bệnh nhân.

Đến nay, đã có 4 trường hợp bị UTTQ giai đoạn cuối được các bác sĩ 108 đặt stent thành công và trường hợp của ông T. là người thứ 4 được đặt stent thành công. Sau đặt stent thực quản 24 giờ bệnh nhân đã ăn uống tốt qua đường miệng bình thường, không sốt và không đau.

Kỹ thuật đặt stent khá đơn giản, bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch, các bác sĩ dùng kỹ thuật nội soi đưa stent bằng ống kim loại đặt vào trong ống ung thư thực quản. Sau đặt, stent to ra giúp thực quản lưu thông. Đặc tính ưu việt của kỹ thuật này là an toàn, thời gian phẫu thuật khoảng 30 phút, hậu phẫu không phức tạp, sau 24 giờ bệnh nhân có thể ăn-uống theo đường tự nhiên bình thường và xuất viện về nhà. Sau đặt stent bệnh nhân vẫn có thể truyền hóa chất hoặc tia xạ như bình thường.
 
Theo Dân trí
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Thành tựu y học - 3 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Y tế - 5 năm trước

Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Y tế - 5 năm trước

Bệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Y tế - 5 năm trước

Một loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Y tế - 5 năm trước

Bổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Y tế - 5 năm trước

Được phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Y tế - 5 năm trước

Trước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.

Top