Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dở khóc dở cười nghề tài xế cấp cứu

Thứ sáu, 10:51 29/10/2010 | Thành tựu y học

"Hơn 10 năm làm nghề tài xế xe cấp cứu, biết bao tai bay vạ gió, chuyện dở khóc dở cười cứ đổ ập lên đầu chúng tôi..."

“Hơn 10 năm làm nghề tài xế xe cấp cứu, biết bao tai bay vạ gió, chuyện dở khóc dở cười cứ đổ ập lên đầu chúng tôi. Nhưng mấy chuyện xúi quẩy này đến và đi rất nhanh, bởi vì chúng tôi đang làm cái nghề phúc đức. Quá nửa đời người, giờ tôi thấy thấm thía câu ông bà xưa răn dạy “có đức mặc sức mà ăn” quả là không sai” - tài xế Nguyễn Trọng Khánh, nhân viên tổ công xa thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM tâm sự về nghề như vậy.

Hành trình trên xe cứu thương, chuyên trách chở thuốc men đến vùng lũ miền Trung, hai bác tài Nguyễn Trọng Khánh, Đỗ Quốc Dũng thay phiên điều khiển xe ôtô. Từ đó, họ thay nhau kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện được xem là “bi kịch” của nghề.
 

Những người lái xe giữa ranh giới sống chết.

Tai bay vạ gió” vì nghề lái xe cấp cứu

Khi biết 2 bác tài Khánh và Dũng là tài xế lái xe cấp cứu, tôi hỏi vui một câu: “Có phải các bác khi hành nghề thường thích bật còi ưu tiên ngay cả khi trên xe không hề có bệnh nhân hoặc không có nhiệm vụ?”. Nào ngờ, bác tài Khánh buồn rầu than thở: “Thế các anh nghĩ tiếng còi hụ nghe dễ chịu lắm à? Các anh có biết làm một tài xế xe cấp cứu chịu áp lực căng thẳng thế nào không?”

Bác tài Dũng nói thêm: “Nhiều anh em trong tổ công xa chở bệnh nhân đi cấp cứu, đường thành phố thì đông, xe cấp cứu bật còi hụ xin đi ưu tiên vậy mà có những người không chấp nhận nhường đường. Thậm chí còn lạng lách, đánh võng trước đầu xe, ngăn cản không cho xe cấp cứu vượt qua. Chưa kể còn bị ném đá và đòi hành hung, như hồi tháng 2/2010 vừa rồi, khi đưa bệnh nhân hấp hối từ Bệnh viện Chợ Rẫy về nhà. Xe qua khu vực Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, xung quanh 2 bên đường có rất nhiều thanh niên ngồi ăn nhậu, xe tôi bị 2 thanh niên đi xe máy lao theo, ném đá vỡ cửa kính và chửi bới đòi hành hung chỉ vì cái tội mở đèn cấp cứu, suýt tí nữa là hòn đá bay trúng người bệnh”.

Những áp lực mà các tài xế lái xe cấp cứu phải chịu đựng còn từ người thân của bệnh nhân đi cùng xe cấp cứu. Có bác tài phải nghe những lời xúc phạm, chửi bới của người nhà bệnh nhân khi xe không thể nào đạt được “tốc độ” như mong muốn của thân nhân người bệnh. Họ phải cam chịu vì hiểu rằng sự sống của người bệnh khi ấy đang đang được tính từng giờ từng phút...

Anh Khánh nói với chúng tôi bằng giọng buồn buồn: “Việc người nhà bệnh nhân chửi cánh tài xế chúng tôi là chuyện bình thường như cơm bữa. Các anh thử nghĩ xem, vào giờ cao điểm đường phố kẹt cứng, không thể nào bật còi hụ được vì âm thanh quá chói tai sẽ ảnh hưởng đến người đi đường, mà nếu có mở thì cũng có ích gì đâu. Họ đâu có hiểu rằng, chúng tôi đang cố gắng hết sức để làm sao tới bệnh viện nhanh nhất, an toàn nhất.

Rồi khi thoát khỏi đoạn kẹt xe, thân nhân người bệnh cứ hối chúng tôi phải mở còi hụ nhưng việc mở còi hụ cũng phải hết sức cẩn trọng, tính toán thời điểm mở còi nếu không khéo sẽ gây giật mình cho người đi đường và rất có thể sẽ xảy ra tai nạn giao thông. Đưa được bệnh nhân đến bệnh viện an toàn, nhanh chóng là trách nhiệm của chúng tôi mà. Bác sĩ cứu người, thì bọn tôi cũng cứu người vậy.

Chúng tôi hiểu, chúng tôi lái xe giữa ranh giới của sự sống và cái chết của người bệnh”.

Chạy xe giữa ranh giới sống, chết

Những tài xế lái xe cấp cứu, không nhiều thì ít đều phải chở những bệnh nhân cận tử hoặc đã tử vong. Những chuyện “dở khóc, dở cười” mà người bình thường khó có thể tưởng tượng cũng xảy ra từ việc đó.

Bác tài Đỗ Quốc Dũng, 34 tuổi đã có thâm niên 5 năm trong tổ công xa của Bệnh viện Chợ Rẫy, kể lại: “Trước đây tôi chạy xe tải nhưng không bị áp lực bằng lái xe cấp cứu. Có lần tôi bị thân nhân của bệnh nhân đuổi đánh, phải bỏ xe chạy lòng vòng vì cái tội “hốt hồn” ông, bà, cha, mẹ của họ. Nhưng tôi biết vì quá đau thương nên họ mới có lối hành xử thiếu lý trí như vậy.

Vào tháng 3/2009, tôi đưa một bệnh nhân đã chết từ bệnh viện về nhà tại khu vực chợ Xóm Củi, quận 8. Khi đưa về tới nơi, tôi bị nhóm thanh niên đang nhậu trong nhà của bệnh nhân đó chạy ra chửi và xông vào hành hung vì cho rằng tôi không làm hết trách nhiệm để người thân của họ không thể thấy mặt gia đình lần cuối. May là có người nhà khác ra can ngăn và giải thích cho họ biết là bệnh nhân đã tử vong tại bệnh viện”.

Trường hợp khác, đối với bệnh nhân cận tử, bác tài Dũng cũng phải vất vả và căng thẳng khi thân nhân kiên quyết đòi lái xe để đưa bệnh nhân về thấy mặt gia đình lần cuối. Anh Dũng cho biết: “Tháng 11/2009, tôi phải đưa một bệnh nhân nam cận tử từ Bệnh viện Chợ Rẫy về tỉnh An Giang lúc 19h. Lúc đó, đường thành phố rất đông xe, gia đình bệnh nhân hối thúc và yêu cầu tôi phải giao xe cho họ chạy về, tôi phải giải thích cho họ hiểu rằng sẽ cố gắng đưa về nhà nhanh và không thể giao xe cho họ chạy được.

Đoạn đường từ TP.HCM về tới phà Vàm Cống (tỉnh Đồng Tháp) gần 200 km, xe tôi chạy liên tục từ 90 đến 100 km/giờ thì xe bị đứt dây cua roa, mất thắng. Ra ngoài xe, tôi đang loay hoay kiểm tra xe thì bất ngờ người nhà lao lên cabin khởi động máy, may mà tôi kịp thời lao lên rút chìa khóa xe và điện thoại cho Bệnh viện An Giang đến hỗ trợ”.

Trên đường trở về TP.HCM, 2 bác tài Khánh và Dũng còn kể cho chúng tôi nghe những lần thoát khỏi tai nạn giao thông trong gang tấc. Có trường hợp như tại ngã ba Trung Lương tỉnh Tiền Giang, chỉ còn cách 1 gang tay nữa là bánh xe cấp cứu đã cán lên một người đi đường. Bác tài Khánh nói với chúng tôi rằng: “Nghề lái xe cấp cứu đòi hỏi anh em chúng tôi phải có thần kinh thép vì luôn đối mặt với nhiều hiểm nguy nhưng chúng tôi vẫn yêu nghề và tiếp tục làm việc. Chúng tôi đang làm cái nghề phúc đức mà”.

Theo Thể thao văn hóa

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Thành tựu y học - 3 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Y tế - 5 năm trước

Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Y tế - 5 năm trước

Bệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Y tế - 6 năm trước

Các nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Y tế - 6 năm trước

Một loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Y tế - 6 năm trước

Bổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Y tế - 6 năm trước

Được phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Y tế - 6 năm trước

Trước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Y tế - 6 năm trước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.

Top