Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đóng tiền học đầu năm: Quy định nhiêu khê, phụ huynh tá hỏa

Thứ hai, 15:57 24/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Đầu năm học mới luôn là nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ học sinh với các khoản đóng học cho con. Nhiều trường học tại TPHCM đã thu tiền đầu năm với nhiều khoản nhiêu khê. Tại Hà Nội, một số trường cũng đã thu tiền học với chi phí cao chóng mặt.

TPHCM: Nhiều quy định độc quyền
 
Càng cận ngày khai giảng, ở TPHCM, các phụ huynh gặp nhau bên ly cà phê ở các quán cóc đều lắc đầu thở dài chỉ vì càng thêm tuổi, chi phí nhập học cho con em càng tăng. Năm học 2009-2010 đã khởi động, quy trình mua sắm phục vụ con em học tập lại bắt đầu. Có điều, chi phí năm sau luôn cao hơn năm trước. Chẳng những thế, các bậc phụ huynh còn “xanh mặt” vì những quy định độc quyền vô lý.
 

Ông Lê Đình S đã phải chi 300.000đ cho đống dụng cụ học tập của con mình. (Ảnh: Hoàng Long)

 Ông Lê Đình S (trú tại Q.3) là phụ huynh cháu T vừa lên lớp 2 tại trường T (Q.10) vừa chìa tấm bảng màu xanh làm bằng giấy ép, kẻ những dòng kẻ như đầu mũi dao rạch, vừa lắc đầu ngao ngán: “Trông tấm bảng đơn giản như thế nhưng đi khắp các nhà sách cũng tìm chẳng ra đâu. Chỉ có bán tại trường thôi”. Chả nhẽ cả thành phố không có nổi một tấm bảng con con ấy sao, thật khó tin? “Làm được, nhưng nhà trường bảo không giống, không đúng tiêu chuẩn. Thôi thì mua quách ở trường cho xong. Khổ nỗi, chỉ dùng được nửa năm là hỏng. Lúc ấy tìm bảng thay thế là cả vấn đề. Thường phải đợi nhà trường sản xuất cả tháng mới xong”- ông S lại lắc đầu tiếp.
 
Đầu năm học này, ông S đã đóng 401.000đ để mua 3 bộ đồng phục và quần áo thể dục cho con. Không có những món hàng “thời trang độc quyền” của nhà trường, chú nhóc con ông S kể như không giống ai, thậm chí chả được học. Ai tiếc tiền hay nhà có tiệm may cũng “bó tay”, dù may y hệt cũng không có cách nào mua được phù hiệu, logo mà dán vào.
 
Sau màn đồng phục, ông S đã chi thêm 300.000đ cho sách, vở, bút, bao bì. “Những dụng cụ học tập này, tốt nhất là mua trong trường vì chúng “đồng bộ”. Mua lắt nhắt ở ngoài không giống nhau là rách việc”- ông S giải thích thêm – “Nhà trường có quy định mỗi quyển vở một màu khác nhau để học sinh dễ phân biệt. Tổng cộng có 8 màu và nhà trường cắt sẵn để bán. Nếu mua ở ngoài, tốn công cắt, lại không đúng màu. Chưa hết, ngoài vở phải có bìa kiến để giữ vở sạch, thêm một bìa cứng để lót tay học sinh nữa cơ”.
 
Thực là rối rắm, trên mỗi quyển vở đã buộc học sinh phải dán nhãn. Chẵng nhẽ học sinh lớp 2 không thể đọc nổi nhãn ghi vở gì mà phải thêm “công cụ hỗ trợ” là bìa màu. “Năm rồi con tôi học lớp 1, tuy cũng phải mua một loạt đồ dùng phục vụ học tập như hiện nay nhưng giá rẻ hơn, khoảng 500.000đ. Năm nay phải chi thêm 200.000đ rồi. Hàng loạt phí phải đóng sắp tới chẳng biết có “lên giá” hay không?”- ông S than thở.
 
Ông S -  một người bố ngoài 40 nuôi con muộn, đang làm đủ nghề kiếm tiền. Sáng ông chạy xe ôm, tối trông cửa hàng điện thoại, lúc rảnh lại phụ vợ bán cà phê cốc vỉa hè... Và nỗi lo chuyện học hành của con trong những ngày sắp tới đối với ông S không phải thiếu cơ sở khi những chuyến xe ôm ngày càng ít ỏi.
 
Không riêng ông S, nhiều phụ huynh học sinh ở TPHCM, nhất là giới lao động đang phải chóng mặt trước các quy định “không trường nào giống trường nào”. Chị Nguyễn Thị Thúy V (trú tại Q. Thủ Đức) rất đỗi vui mừng vì cháu nhỏ học lớp 2 tại trường Từ Đức (Q. Thủ Đức) không phải mua đồng phục trong trường, mua ở đâu cũng được, chỉ cần theo tiêu chuẩn nhà trường đưa ra. Là người buôn bán quần áo, chị mua đồng phục cho con với giá sỉ thật rẻ. Nhưng với cháu lớn học lớp 8 trường Bình Thọ (Q. Thủ Đức), mọi thứ đều phải “made in Bình Thọ”. Các bậc phụ huynh đang nhìn nhau tự hỏi điều gì làm nên bản sắc một ngôi trường?
 
Hà Nội: Cấm thu gộp các khoản
 
Tại Hà Nội, dù chưa đến ngày khai giảng nhưng để siết chặt hơn nữa tình trạng “loạn thu” đầu năm, Sở GD&ĐT Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu các trường tăng cường công tác quản lý thu – chi tài chính đầu năm học. Theo đó, Ban Giám hiệu các trường niêm yết công khai tất cả các khoản thu – chi tới từng phụ huynh học sinh. Các khoản không thu gộp vào đầu năm học, tránh gây khó khăn cho phụ huynh học sinh. Riêng việc thu học phí có thể thu theo học kỳ hoặc theo từng tháng, tuỳ theo khả năng và nguyện vọng của phụ huynh.
 
Đối với các khoản thu khác như: quỹ đoàn đội, quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và các loại tiền bảo hiểm... do các tổ chức thu. Ngoài các khoản thu theo quy định, tuyệt đối không được đặt ra các khoản thu khác. Đơn vị, trường học nào tự ý đặt ra các khoản thu trái với quy định sẽ bị xử lý nghiêm khắc, đồng thời phải hoàn trả cho phụ huynh học sinh.
 

Nhiều quy định khiến phụ huynh... đau đầu. (Ảnh: Hoàng Long)

 
Tuy nhiên, tại một số trường, tình trạng thu gộp các khoản hoặc “đẻ” ra nhiều khoản thu “trời ơi” vẫn còn tái diễn. Theo phản ánh của chị K (Khu tập thể Cầu Diễn), năm nay, con trai chị lên lớp mẫu giáo nhỏ ở Trường mầm non CD. Cầm “trát” đóng tiền tự nguyện đầu năm cho con mà chị tá hỏa. Mới học mẫu giáo nhỏ nhưng riêng Hội phụ huynh đã thu mỗi cháu đến 550.000đ với các khoản: Quỹ phụ huynh, quỹ khuyến học, tiền nước uống, tiền bình nóng lạnh, tiền bảo hiểm... Chị H cho biết, mọi người nộp, chị cũng nghiến răng đóng cho con nhưng không biết sau khi khai giảng, nhà trường lại tiếp tục thu thêm khoản gì nữa?
 
Bạn đọc có thông tin về lạm thu đầu năm ở các trường, hãy cung cấp cho chúng tôi theo địa chỉ email: myha27@yahoo.com. Hoặc theo địa chỉ tòa soạn: Lương Thị Mỹ Hà, Phòng Y tế - Giáo dục, Báo Gia đình & Xã hội, 138A Giảng Võ, Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị T (Khu tập thể Hoàng Cầu, Đống Đa) cũng cho biết, do trường của con gái chị là trường dân lập, cộng với việc thu tiền sớm ngay từ đầu tháng 8 nên vẫn thu gộp các khoản như: bảo hiểm, quỹ đoàn đội, quần áo đồng phục mùa đông -  hè, tiền tham quan và hoạt động hàng tháng... tổng cộng 850.000đ. Ngoài ra, trường cũng thu luôn tiền xây dựng trường đầu năm là 500.000đ. Như vậy, riêng cô con gái học lớp 2, chị T đã mất gần tháng lương. “Một gia đình lao động có thu nhập bình thường, khó có thể xoay một lúc ra ngần này tiền để đóng học cho các cháu”, chị T nói.
 
Theo chị T, ở Hà Nội hiện có tình trạng một số trường tổ chức in vở với tên và logo của trường. Cùng một chất lượng giấy như vở bình thường khác nhưng phụ huynh học sinh phải đóng tiền mua với giá cao hơn nhiều lần so với vở thường và ai không mua vở đúng quy định thì không được chấp nhận. Yêu cầu này của nhiều trường đang đẩy phụ huynh lâm vào hoàn cảnh khó khăn: Mua thì đắt tiền mà không mua có thể con không được vào học.
 
 
Hà Nội: khai giảng tránh lãng phí

Trước tình hình dịch cúm đang lây lan trong cộng đồng, các trường cần quan tâm đến điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm A/H1N1.
 
Đối với các trường còn đang xây dựng, sửa chữa phải phải có hệ thống rào ngăn, biển báo, biển cấm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Lễ khai giảng trang trọng nhưng tránh lãng phí.                          
 
(Theo Sở GD&ĐT Hà Nội)
 
Thanh Giang - Lương Mỹ
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 1 giờ trước

TPO - Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 2 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 4 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 5 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 13 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Top