Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Việc khó nhưng cần phải làm

Thứ bảy, 10:54 17/08/2024 | Giáo dục

Nhiều chuyên gia cho rằng việc từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học dù khó khăn nhưng là điều cần thiết phải thực hiện.

Mới đây, trong Kết luận số 91 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Bộ Chính trị đề nghị các cấp tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đây là việc dù khó nhưng sớm muộn vẫn phải thực hiện.

“Cách đây gần chục năm, từng có một số đề xuất của các lãnh đạo cấp Bộ về vấn đề đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Những ý kiến ấy xuất phát từ thực tế hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu, cần thiết để hội nhập. Mặt khác, Việt Nam là thành viên của cộng đồng ASEAN và ngôn ngữ để giao tiếp chung trong khối cũng là tiếng Anh. Do đó, việc từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, sau đó của đất nước là điều trước sau gì cũng phải làm”.

Tuy nhiên, theo ông Thuyết, việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của đất nước không thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà do Hiến pháp quy định. Còn việc xây dựng và thực hiện chiến lược từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Điều 11 Luật Giáo dục đã giao Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Theo ông, ở Việt Nam, điều khó khăn là không nhiều người sử dụng tiếng Anh. Do đó để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học cũng cần một quá trình lâu dài và phải có kế hoạch thực hiện cụ thể, thực tế.

“Có một số vấn đề cần làm rõ như: Thế nào là ngôn ngữ thứ hai? Ngôn ngữ thứ hai có chức năng gì? Đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số, việc học tiếng mẹ đẻ là học ngôn ngữ thứ mấy?... Những điều này cần cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật”.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72 năm 2014 về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường. Ông Thuyết cho rằng nên rà soát để sửa đổi, bổ sung Quyết định này cho phù hợp với Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, chẳng hạn thay vì quy định dạy và học một số môn học bằng ngoại ngữ có thể sửa đổi thành dạy và học một số môn học bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, các cơ quan quản lý cần xác định việc dạy, học bằng tiếng Anh ở cấp học hoặc trình độ đào tạo nào trước, ngành hoặc khu vực nào trước.

“Theo tôi, trước mắt nên xây dựng hai chương trình dạy học: chương trình dạy, học tất cả các môn bằng tiếng Việt và chương trình dạy, học một số môn học (như Toán, các môn khoa học tự nhiên và công nghệ,…) bằng tiếng Anh, những môn còn lại bằng tiếng Việt. Triển khai chương trình nào trên địa bàn là do chính quyền địa phương quyết định. Ở những địa bàn có cả 2 mô hình, học sinh được lựa chọn chương trình thích hợp. Trong trường hợp trên địa bàn không có chương trình dạy, học một số môn học bằng tiếng Anh, học sinh được phép vào học ở những trường thuộc địa bàn khác có chương trình đó.

Cùng ở miền núi, một số trường thành phố có thể dạy, học một số môn nhất định bằng tiếng Anh. Những vùng sâu vùng xa có thể chưa thực hiện được ngay, nhưng cần phải có lộ trình từng bước bài bản, không thể bằng lòng giậm chân tại chỗ, nói là “từng bước” nhưng không bước được bước nào.

Bên cạnh đó, cũng cần phải có quy định về việc kiểm tra, đánh giá và giá trị của việc kiểm tra, đánh giá các môn học bằng tiếng Anh”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Việc khó nhưng cần phải làm - Ảnh 1.

Bộ Chính trị đề nghị các cấp tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. (Ảnh minh họa)

Đồng quan điểm, cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) cho rằng đây là quan điểm đúng đắn, cần thiết phải làm nhưng cũng rất khó khăn, phải thực hiện “từng bước”.

“Trong bối cảnh hiện nay, sẽ cần nhiều thời gian để hiện thực hóa việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai”, cô Phượng nói.

Là giáo viên tiếng Anh trực tiếp đứng lớp ở một ngôi trường miền núi, cô Phượng cảm nhận rất rõ “hệ quả” của việc đưa tiếng Anh trở thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hay tại nhiều tỉnh thành, môn học này cũng không được đưa vào tuyển sinh đầu cấp.

“Với tâm lý thi gì học nấy, nếu không thi, học sinh có thể bỏ qua luôn môn học này, đặc biệt là với học sinh miền núi. Các em không có hứng thú, động lực học nên rất khó để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Khoảng cách giữa miền núi và thành thị vì thế cũng ngày càng giãn xa về ngoại ngữ”.

Do đó, theo cô Phượng, để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, các địa phương cần phải xây dựng phong trào học tập, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá và đưa môn tiếng Anh vào trong các kỳ thi đầu cấp. Bằng việc thay đổi cách kiểm tra, đánh giá sẽ thay đổi được cách dạy và học.

Ngoài ra, cô Phượng cũng cho rằng cấu trúc bài thi cần được chú ý, nên thiên về kỹ năng tiếng Anh thay vì chỉ tập trung vào kiến thức ngôn ngữ. Điều này sẽ hạn chế việc học sinh học tiếng Anh nhưng mãi vẫn không nghe/nói được.

Bên cạnh đó, nữ giáo viên cho rằng các trường cũng nên xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ cho học sinh thông qua nhiều hoạt động gắn với văn hoá vùng miền. Chẳng hạn, trong chương trình học, cô Phượng thường cho học sinh làm các dự án như “Tớ là dân tộc Mường” với các nội dung liên quan tới bảo tồn văn hoá Mường.

Học sinh sẽ làm spotify song ngữ, radio bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh hay được kết nối với những người bạn nước ngoài để lan toả văn hoá Mường tới bạn bè thế giới. Bằng những cách thức ấy, theo cô Phượng, học sinh sẽ cảm thấy tiếng Anh không xa vời.

Với học sinh vùng cao, cô Phượng cũng cho rằng cần phân biệt giữa “ngoại ngữ” và “ngôn ngữ thứ hai”, bởi học sinh dân tộc thường có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên các em biết, sau đó đến tiếng Kinh và tiếng Anh là một ngôn ngữ mới.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm 2025 tới, nhiều trường đại học dự kiến sẽ giảm, bỏ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025 tới, nhiều trường đại học dự kiến sẽ giảm, bỏ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Dự kiến đến năm học 2025, một số trường đại học như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Nha Trang sẽ bỏ phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.

Thông tin mới nhất về thi vào lớp 10 trường chuyên ở TPHCM năm 2025

Thông tin mới nhất về thi vào lớp 10 trường chuyên ở TPHCM năm 2025

Giáo dục - 17 giờ trước

Năm tới, học sinh thi lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) với 7 môn chuyên gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học và 3 môn không chuyên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Giáo dục - 22 giờ trước

Để chia sẻ khó khăn với người dân sau bão Yagi, Bộ GD&ĐT đề nghị không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.

Nhiều trường ĐH trao học bổng, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Nhiều trường ĐH trao học bổng, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Giáo dục - 1 ngày trước

Nhiều trường ĐH tại TP HCM thực hiện chính sách giảm, giãn đóng học phí đối với sinh viên chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) và lũ lụt.

Hơn 40 trường đại học trên cả nước chốt điểm xét tuyển bổ sung, cao nhất gần 29 điểm

Hơn 40 trường đại học trên cả nước chốt điểm xét tuyển bổ sung, cao nhất gần 29 điểm

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Hiện nay, có hơn 40 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2024, số điểm xét tuyển bổ sung cao nhất là 28,89 điểm ở ngành sư phạm.

Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Giáo dục - 2 ngày trước

Đó là con số thống kê về thiệt hại cơ sở vật chất và thiết bị dạy học do cơn bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão gây ra.

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày 16/9, gần 100 học sinh thôn Làng Nủ (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã tập trung, học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt, các em sẽ ăn, ngủ tại trường Phúc Khánh.

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Giáo dục - 3 ngày trước

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, thiệt hại của ngành giáo dục do bão số 3 là rất lớn. Tính tới ngày 16/9, còn 99 trường học tại 6 tỉnh ngày hôm nay chưa thể hoạt động được.

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - "Đây là tiền tiêu vặt con để dành được. Mong các cô, các chú gửi giúp con cho các bạn ở vùng lũ lụt. Mong các bạn vượt qua khó khăn và cố lên”, dòng chữ đầy cảm động của bé Phan Thiên An (lớp 2/4, Trường tiểu học Hòa Phú) gửi đến đồng bào các tỉnh miền Bắc.

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Hoàng Minh Diệp (giáo viên của Trường TH&THCS Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) rất bất ngờ về khoảnh khắc khi dọn dẹp trường sau lũ được nhiều người khen ngợi, động viên.

Top