Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng biến mình thành nô lệ của "dế"

Thứ ba, 06:08 05/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Việc một HS lén thu âm những lời xỉ vả của giáo viên đã dấy tranh luận về việc có nên dùng điện thoại trong lớp học.

 
Ở một số diễn đàn, các HS đã tranh luận gay gắt về vấn đề này. Có em cho rằng, dùng điện thoại là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều em phản đối và cho rằng như thế là đua đòi, không tập trung học tập khi nghịch “dế”.
 
Việc một học sinh (HS) lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng lén thu âm những lời xỉ vả của giáo viên rồi phát tán trên mạng, đã dấy lên những tranh luận của giáo viên và HS quanh việc có nên dùng điện thoại trong lớp học.
 

Không nên cấm học sinh dùng điện thoại nhưng nên dùng ngoài giờ và không để ảnh hưởng đến việc học. Ảnh minh họa

 
“Cần di động chứ!”
 
Nguyễn D.A năm nay học Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội). Năm ngoái, mẹ em quyết định sắm cho cô con gái chiếc điện thoại trị giá 350.000đ, có tặng thẻ sim và 150.000đ trong tài khoản để tiện liên lạc và quản lý con. So với các bạn gia đình có điều kiện trong lớp, chiếc điện thoại này rất bình thường, nhưng với D.A thì tiện ích vô cùng. Em có thể dễ dàng liên lạc với bố mẹ bất cứ ở đâu, khi đổi giờ học thêm, khi về trễ... Thậm chí, có thể nhắn tin với cả cô giúp việc. D.A cho biết, 90% các bạn trong lớp đã có điện thoại di động để gia đình tiện quản lý con cái. Bạn nào được bố mẹ chiều, mua cho hẳn điện thoại “xịn”.
 
Tại diễn đàn hocmai.vn, có hàng trăm ý kiến mổ xẻ nhiều cái lợi và hại của việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Thành viên vnmai26 nêu quan điểm: “Điện thoại di động rất cần thiết. Đó là phương tiện liên lạc với bạn bè, bố mẹ và những người ở xa. Lúc mình cần giúp đỡ, chiếc điện thoại là công cụ đắc dụng. Nhắn tin nhiều ảnh hưởng tới việc học á? Tớ chưa nghe ai bỏ bê việc học chỉ vì nhắn tin cả”.
 
Một HS lớp 9A ở TPHCM có biệt danh Thienthan_bg tâm sự: “Em rất muốn có 1 chiếc điện thoại di động nhưng ba mẹ không cho. Em nghĩ, nên dùng để tiện liên lạc cho gia đình, người thân và bạn bè”. Bạn Brbie_girl1996 cho rằng: “Điện thoại cần để liên lạc và giải trí, nhưng không phù hợp với học sinh THCS. Còn các bạn học THPT, nếu gia đình có điều kiện thì mua điện thoại cho con cũng không sao vì có những lúc đi học, đi gặp bạn bè, bố mẹ không liên lạc được sẽ vô cùng lo lắng”.
 
Thành viên Catheriee cũng quyết liệt phản ứng: “Giờ là thời nào mà không được dùng phương tiện liên lạc. HS sử dụng điện thoại không có gì sai trái. Bản chất và tính cách mỗi người không thể vì một chiếc điện thoại mà bị tác động và thay đổi. Nếu cấm HS không dùng di động, hơn hết cấm HS không dùng máy vi tính, bởi máy tính còn nhiều ứng dụng chức năng hơn điện thoại”.
 
Một HS đến từ trường  THPT Hậu Lộc 1 (Hậu Lộc, Thanh Hoá) nhận xét: “Hiện nay việc sử dụng điện thoại đã quá phổ biến. Trường mình cũng cấm mang điện thoại vào trường nhưng HS (trong đó có cả mình) vẫn mang. Tuy nhiên phải tắt chuông, tắt rung, không nhắn tin trong giờ học. Mình nghĩ, khong nên cấm HS sử dụng điện thoại di động một cách gắt gao. HS không dùng trong giờ học, không ảnh hưởng tới việc học là được. Bây giờ, bọn mình đi học xa nhà, phải có điện thoại để liên hệ cho an toàn”.
 
Tịch thu máy khi dùng trong lớp
 
Theo D.A: “Không dùng điện thoại di động thì biết liên lạc thế nào? Tuy nhiên, dùng tiền của bố mẹ để xài quá nhiều hàng tháng thì không nên. Mỗi tháng em dùng khoảng 100.000 - 200.000đ nhưng mẹ đã la toáng lên tốn kém. Ngoài ra, nhà trường cũng đã cấm sử dụng điện thoại trong lớp học. Thi thoảng, trường lại có đoàn đi kiểm tra. Nếu phát hiện, sẽ bị tịch thu trong vài ngày vậy mà vẫn có bạn tắt chuông, mang điện thoại vào lớp”.
 
Nguyentung2510, một HS đến từ Thái Bình, quyết liệt phản đối việc HS dùng điện thoại trong trường học. Tùng làm một phép tính: “Tiền đâu để HS sử dụng điện thoại di động? Nếu xài tiền bố mẹ thì kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Sử dụng điện thoại với mục đích yêu đương, bạn bè... sẽ dẫn đến chểnh mảng học hành (tất nhiên điều này có ngoại lệ vì không phải ai cũng vậy). Trong tiết học mà táy máy, mang ra chơi game... thì tất nhiên là không chú ý bài giảng và sẽ “ngồi” sổ đầu bài”.
 
Còn  bạn Brbie_girl1996 cho biết: “Trường em có bạn đang trong giờ học, cứ chiu chíu nhắn tin linh tinh, “tám chuyện” với bạn bè, không thể tiếp thu bài giảng được. Ngoài ra, HS dùng điện thoại còn tốn tiền. Mỗi ngày mất ít nhất 3.000 đồng cho gói 100 tin nhắn “tán gẫu” cũng đã khá tốn kém”.
 
Theo thành viên Toiobix, không thể kiểm soát được việc HS dùng điện thoại trong lớp học, nhiều trường đã cấm. “Ban đầu, trường mình chỉ cấm sử dụng trong giờ học. Ra chơi, HS có thể sử dụng. Nhưng bây giờ, HS đã bị cấm không cho mang điện thoại đến trường”, Toiobix cho biết.
 
Đa số các bạn đều cho rằng, dùng điện thoại di động là cần thiết, nhưng không nên lạm dụng. Những hiểm hoạ được cảnh báo từ điện thoại di động là có cơ sở nếu HS không dùng đúng cách và đúng mục đích. Đừng vì đua đòi, theo phong trào... mà biến mình thành nô lệ của “dế”.
 
Hà Mỹ
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự báo thời điểm không khí lạnh xuất hiện gây rét đậm ở khu vực miền Bắc

Dự báo thời điểm không khí lạnh xuất hiện gây rét đậm ở khu vực miền Bắc

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, đầu tháng 11 miền Bắc liên tục đón những đợt không khí lạnh tăng cường xuống. Do không khí lạnh khô nên sẽ không gây mưa, nhiệt độ phổ biến từ 18-21 độ, vùng núi cao có nơi dưới 15 độ.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Giáo dục - 59 phút trước

Một số trường đại học khu vực miền Bắc công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời gian nghỉ từ 14 - 21 ngày.

Tin sáng 1/11: Miền Trung sắp đón thiên tai rất nguy hiểm; bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau 80 ngày sống thực vật

Tin sáng 1/11: Miền Trung sắp đón thiên tai rất nguy hiểm; bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau 80 ngày sống thực vật

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Miền Trung chuẩn bị đối mặt với nhiều loại hình thời tiết xấu sau bão số 6; Sau 80 ngày nhập viện, bệnh nhân ngoại quốc tỉnh lại với những dấu hiệu hồi phục thần kinh đáng kể.

Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

Pháp luật - 8 giờ trước

Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Từ năm 2030 sẽ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Từ năm 2030 sẽ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Giáo dục - 9 giờ trước

Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.

Chồng đu cột điện 12 tiếng giữa biển nước, vợ ở nhà thắp hương tưởng đã chết

Chồng đu cột điện 12 tiếng giữa biển nước, vợ ở nhà thắp hương tưởng đã chết

Đời sống - 10 giờ trước

"Thấy tôi chèo đò đi mua xăng mãi không về giữa lúc mưa to lũ lớn nước ngập mênh mông, vợ con tôi cuống cuồng nhờ người đi tìm, thậm chí thắp hương vì nghĩ tôi chết rồi".

Tải ảnh xe máy trên mạng để lừa đảo

Tải ảnh xe máy trên mạng để lừa đảo

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 31/10, Công an huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đã tạm giữ hình sự Trần Văn Lộc (SN 2003, trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giữ hai đối tượng mua bán ma tuý

Bắt giữ hai đối tượng mua bán ma tuý

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Chiều 31/10, Công an huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã bắt giữ Lê Thành Lộc (SN 1997) và Nguyễn Văn Linh (SN 1997, cùng trú tại huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giám đốc... giăng bẫy lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động

Giám đốc... giăng bẫy lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động

Pháp luật - 12 giờ trước

Dù không được cấp phép đưa người đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland nhưng Vũ Hải Long vẫn “nổ” với người lao động, qua đó chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng của 14 bị hại.

Bắt đối tượng bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt đối tượng bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH – Sau khi lừa chiếm đoạt chiếc xe máy của một người phụ nữ tại huyện Tánh Linh (Bình Thuận), Việt bỏ trốn khỏi địa phương và bị Công an địa phương ra quyết định truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mới đây, Việt trở về địa phương thì bị cảnh sát bắt giữ.

Top