Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải quyết mối lo đi làm sau sinh

Thứ năm, 10:44 28/02/2013 | Gia đình

Đi làm trở lại sau khi sinh đã được 1 tuần nhưng chị Lan (quận 12, TP HCM) vẫn không thể yên tâm vì bé Bim không chịu bú bình. Trong khi đó, nơi làm việc của chị cách nhà khoảng 15 km, buổi trưa nghỉ 90 phút.

Ngược lại, chị Minh Phương (nhân viên của một công ty phần mềm tại quận 1, TP HCM) không quá vất vả khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ thai sản. Bởi bé Bi bám bà ngoại hơn bám mẹ. Sau khi chị sinh, mẹ chị đã đến ở cùng vợ chồng chị. Thậm chí trong thời gian chị ở cữ, bé đã thường xuyên được nằm ngủ với bà ngoại. Lo cho con gái, bà nhận hết phần thay tã và tắm cho cháu. Chị không nhiều sữa nên đã cho bé uống bổ sung sữa công thức từ khi bé 3 tháng tuổi. Khi đói và không có ti mẹ ở bên, bé vẫn đồng ý uống sữa ngoài, dù bà ngoại phải lấy thìa đút.

Theo các bà mẹ dày dạn kinh nghiệm, nếu được chuẩn bị chu đáo, cả mẹ và con sẽ dễ dàng vượt qua được thời kỳ chuyển đổi khi mẹ quay trở lại công việc.

Chuẩn bị về dinh dưỡng cho bé

Việc tập cho bé bú bình là rất quan trọng, đặc biệt với những mẹ không thể về nhà vào buổi trưa. Bạn nên cho bé tập bú bình trước khi đi làm khoảng 15 ngày đến một tháng. Không nên tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, kể cả khi bạn chọn cách vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa của con. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.

Nếu bé 4, 5 tháng tuổi không chịu bú bình, có thể dùng thìa đút sữa cho bé. Ăn bằng thìa sẽ bảo vệ răng cho bé và giúp bé đỡ mất sức hơn so với tự bú bình. Tuy nhiên, cho bé ăn bằng thìa mẹ phải kiên nhẫn và chấp nhận sự thật rằng, một khi đã ăn bằng thìa, trẻ sẽ lười bú bình và bạn sẽ phải cho bé ăn bằng thìa cho đến khi bé tự cầm được cốc uống. Thậm chí, rất nhiều em bé do mải chơi và nhõng nhẽo, đến 4, 5 tuổi vẫn chỉ chịu uống sữa khi được đút bằng thìa. Ở nhà, việc ăn bằng thìa cũng đơn giản như việc bú bình, nhưng mẹ con bạn sẽ vất vả hơn rất nhiều nếu đi chơi xa.

Giải quyết mối lo đi làm sau sinh 1
  Nếu bé không chịu bú bình, có thể cho bé ăn sữa bằng thìa. Ảnh: Galery.hd.org

Để chuẩn bị dinh dưỡng cho con trước khi đi làm, chị Ngọc Hà (TP Huế) mỗi ngày vẫn cho con bú các cữ như bình thường nhưng vào buổi sáng và buổi xế chiều (những giờ mà chị phải ở cơ quan sau này) chị vắt sữa cho vào cốc rồi cho bé ăn. Đến khi chị chính thức đi làm, buổi sáng, ngoài việc trữ sữa trong tủ lạnh để tới những giờ đó người giúp việc lấy ra cho bé ăn, chị cho bé bú thật no.

Từ ngày 1/1/2013, các bà mẹ đã được nghỉ thai sản 6 tháng. 6 tháng là độ tuổi phù hợp cho bé bắt đầu ăn dặm, thậm chí 4, 5 tháng tuổi, bé cũng có thể làm quen với việc ăn dặm bằng bột và thức ăn nghiền nhuyễn.

Dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị trước khi đi làm trở lại:

Chuẩn bị tinh thần cho bé

Bạn nên cho bé làm quen với người sẽ thay bạn trông bé, có thể là ông, bà nội, ngoại của bé hoặc người giúp việc. Hãy để bé được chính những người này cầm bình sữa cho ăn, tắm rửa, chơi cùng, ngủ cùng. Thời gian làm quen càng nhiều càng tốt, ít nhất là một tháng trước khi bạn quay trở lại công việc. Trong thời gian này, bạn nên thỉnh thoảng đi khỏi nhà một, hai tiếng để bé quen dần việc vắng mẹ. Bé càng gắn bó thân thiết với bà hay người giúp việc, mẹ càng an tâm để làm việc hơn.

Nếu không có ai trông bé tại nhà, bạn có thể gửi bé đến các nhà trẻ. Nên chú ý chọn nơi có uy tín và an toàn với bé, xem xét kỹ thái độ của người trông trẻ trước khi quyết định gửi. Nên cho bé đến nhà trẻ vài ngày trước khi bạn chính thức đi làm để đến ngày quay trở lại công sở, bạn không quá cập rập và đau đầu vì phải giải quyết nhiều việc.

Chuẩn bị cho ông bà, người sẽ trông bé khi mẹ đi làm

Bạn nên hướng dẫn ông bà cách sử dụng những sản phẩm dành cho bé. Ngày nay, việc nuôi trẻ có nhiều thuận lợi hơn, các sản phẩm dành cho bé rất đa dạng và không phải ông bà nào cũng biết sử dụng ngay. Bà ngoại của bé Bi kể bà đã rất lúng túng khi lần đầu đóng miếng lót vào quần bỉm cho cháu vì thời của bà, chỉ đóng tã xô cho con nhỏ.

Bạn cũng nên cho bà hay người giúp việc biết về những thói quen ăn ngủ của bé. Ví dụ có những bé chỉ ngủ nếu được nghe hát ru, có những bé thích được vỗ về, có những bé thích được bế đi rong khắp nhà…

Mỗi ngày trước khi đi làm, bạn cũng nên để sẵn một số bộ quần áo, khăn bỉm, những vật dụng mà bé có thể sử dụng trong ngày ở nơi thuận tiện với bà nhất. Bạn có thể viết ra giấy, hoặc đánh máy vi tính, nên chọn font chữ to dán ở nơi bà dễ thấy nhất những việc bà cần làm cho bé trong ngày cũng như những chỗ để đồ đạc của bé.

Chuẩn bị cho chính mẹ

Bạn hãy lên kế hoạch để cân bằng giữa việc nhà và việc công ty. Và hãy nhớ, khi đã lập kế hoạch, cần tuân thủ nó, có vậy mới đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và không chồng chéo.

Dành thời gian cho con khi ở nhà. Vì trong ngày bạn phải đi làm không thể dành nhiều thời gian cho con, nên sau khi kết thúc công việc mỗi ngày, hãy dành nhiều nhất thời gian có thể cho bé.

Trở lại công việc dần dần. Sau khi sinh, bạn sẽ không thể ngay lập tức trở lại với công việc một cách toàn tâm toàn ý được. Đừng quá lo lắng, dần dần mọi việc sẽ ổn. Nếu quá khó khăn, có thể nhờ đồng nghiệp giúp đỡ.

Cần tự nhủ rằng, bạn đi làm để có nguồn thu nhập nhằm nuôi dưỡng và đảm bảo tương lai cho con tốt hơn. Khi ở công ty, bạn hãy cố gắng chỉ tập trung vào công việc.

Tạo thói quen ngăn nắp cho mình. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đảm bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay.

Bạn nên tân trang lại bản thân trước khi quay trở lại công sở, sắm sửa quần áo mới, để kiểu tóc gọn gàng. Chẳng vị sếp nào thích một nhân viên xồ xề, chậm chạp dù rất thông cảm với tình trạng con mọn của bạn. Ngoài ra, vẻ bề ngoài được chau chuốt cũng giúp bạn tự tin và thoải mái khi làm việc hơn.

Hãy chú ý chăm sóc bản thân.Công việc thì vô tận nhưng sức khỏe thì chỉ có hạn, bạn phải chăm sóc chính mình thì mới đủ sức khỏe chăm sóc con cái, gia đình, nhà cửa và công việc. Trong khi nhờ bố mẹ, người giúp việc trông bé, thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể đi tập thể dục, đi spa, đi xem phim với chồng để có một tinh thần khoẻ mạnh.

Chuẩn bị cho bố

Bạn nên bàn bạc với chồng về công việc nhà và việc chăm bé trước khi đi làm. Nên chia bớt công việc cho chồng. Thực tế, không phải người đàn ông nào cũng chấp nhận nội trợ là việc của họ. Tuy nhiên, nếu người vợ khéo léo vẫn có thể tận dụng được sức lực của ông xã. Bạn cũng nên tập để cho bé theo bố, cho bé chơi với bố nhiều hơn, giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi và dành sức cho công việc.
 
Theo VnExpress
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 12 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 17 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 23 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Top