Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giai thoại vui về "thi sĩ say" Phùng Quán và Duy Khán

Thứ bảy, 13:24 30/01/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Những câu chuyện cười ra nước mắt, những giai thoại của hai cha đẻ hai tác phẩm nổi tiếng là "Tuổi thơ dữ dội" và "Tuổi thơ im lặng" có một điểm chung rất đặc biệt là chúng đều gắn với… rượu.

Nhà thơ, nhà văn tài danh Phùng Quán thì được gắn cho biệt danh "Cá trộm, văn chui, rượu chịu", còn thi sĩ Duy Khán thì được cho là một người say… đáng yêu.
 
Biệt danh vui của Phùng Quán
 
Bộ tiểu thuyết 3 tập "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán sau khi được in năm 1988 đã gây tiếng vang lớn. Đến nay, nhiều người vẫn giữ nó làm cuốn sách gối đầu giường. Cuốn tiểu thuyết này không chỉ được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam mà còn được dựng thành phim và bộ phim này cũng được giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam.
 
Nhà văn Phùng Quán lúc sinh thời (người thứ hai từ bên trái sang, hàng đầu) cùng các bạn văn. (Ảnh: Tư liệu)

Từ năm 22 tuổi (1954), ông đã viết nên bài thơ nổi tiếng "Hôn". Bài thơ này được các chàng trai, cô gái rất yêu thích và thường chép vào trong những lá thư tình nồng thắm gửi người yêu: "Trời đã sinh ra em/Để mà xinh mà đẹp/Trời đã sinh ra anh/Để yêu em tha thiết. Khi người ta yêu nhau/Hôn nhau trong say đắm/Còn anh, anh yêu em/Anh phải đi ra trận/ Yêu nhau ai không muốn/Gần nhau và hôn nhau/Nhưng anh, anh không muốn/Hôn em trong tủi sầu...". 

Khi rời khỏi quân đội, vợ làm giáo viên, gia cảnh Phùng Quán lúc ấy rất nghèo. Cái tích "Cá trộm, văn chui, rượu chịu" cũng ra đời trong hoàn cảnh ấy. Lúc đó, nhà ông ở cạnh hồ Tây nên ông thường câu trộm cá ở đấy để thêm vào những bữa ăn gia đình. Phùng Quán lại hay rượu, là con nợ kinh niên của nhiều chủ quán rượu quanh hồ. Ông kể có một lần, có chàng thủy thủ tàu viễn dương đến nhà "tán" cô con gái rượu xinh đẹp của ông, đã để lại biếu ông một nửa gói thuốc ba số 5, ông đã phải mang ra quán đổi lấy... rượu uống được mấy ngày liền. 

Nhà thơ Duy Khán tên thật là Nguyễn Duy Khán. Quê ở Quế Võ, Bắc Ninh. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Trận mới (năm 1972); Tuổi thơ im lặng (năm 1986); Tâm sự người ra đi (năm 1987). Ông sinh năm 1934, mất năm 1993.

Trong một cuộc thi viết về Lê Nin do Đại sứ quán Liên Xô (cũ) tổ chức,  Phùng Quán liền gửi bài dự thi và  được giải. Giải thưởng là một chiếc xe đạp Liên Xô, vành to, hồi đó thường gọi là "xe trâu". Chiếc "xe trâu" ấy được Phùng Quán đi cho đến cuối đời.

Không chỉ nổi danh bởi những bài thơ, tiểu thuyết để đời như Tuổi thơ dữ dội, Hôn, Vượt Côn đảo... và những giai thoại xung quanh biệt danh "Cá trộm, văn chui, rượu chịu" mà Phùng Quán còn "để đời" với giai thoại về vợ. Vợ của nhà văn Phùng Quán là bà Bội Trâm, là giáo viên trường Chu Văn An. Hồi Phùng Quán vào Huế viết tập 3 cuốn tiểu thuyết "Tuổi thơ dữ dội" nhiều tháng liền không gửi thư về nhà, bà Bội Trâm nhớ chồng quá liền viết thư gửi vào Huế nhờ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tìm giúp. Nhưng lúc ấy Phùng Quán đã du xuân vào tận TP.Hồ Chí Minh vài tháng sau mới trở ra Huế. Sau khi đọc bài thơ của vợ gửi: "Chòi trống im lìm, khách ngẩn ngơ/ Bình khô, rượu cạn, điếu chăng tơ/ Bao giờ điếu lại reo êm ái/ Nhà rộn tiếng cười, ấm giọng thơ" thì Phùng Quán bỗng tủm tỉm cười rồi nhờ Nguyễn Trọng Tạo chở ra ga Huế, lên tàu về Hà Nội.
 
Nhà văn Phùng Quán thời kỳ viết bài thơ "Hôn".

Duy Khán say ngã hoá... thơ!

Có thể nói "Tuổi thơ im lặng" là tinh hoa trong cuộc đời sáng tác của Duy Khán. Cuốn sách dày chưa đến 200 trang với mấy chục mẩu truyện ngắn nhưng truyện nào cũng cảm động. Ông viết về núi Dạm ở Quế Võ, Bắc Ninh quê ông, về bố, về mẹ, về chú bác, cô dì, về những bạn bè thân thuộc thuở ấu thơ mà như mê đi, như trở lại với tuổi thơ xa lắc. Ông cũng có những bài thơ để đời như bài "Trao lời qua gió": "Từ lâu quen với xa xôi/ Một lời giáp mặt, nghìn lời trên thơ/ Những lời một thực mười mơ/ Nối lời như nối bến bờ không xa/ Ở đây nắng hắt qua nhà/ Thất thường mưa gió như là tính anh/ Đã xanh, trời tuyệt là xanh/ Đã mây, mây kín đọng thành mưa rơi/ Mưa tràn chín chục ngày trời/ Thừa nơi tắm mát, thiếu nơi ăn nằm/ Mùa mưa nay đã đến gần /Nhớ ngày mưa ấy bàn chân ngập bùn/ Tiễn anh ra tận đầu thôn/ Trắng trời, trắng đất em còn ngó trông/ Mới hay có lửa trong lòng/ Nên êm ngày lạnh, nên nồng ngày mưa/ Mùa này nắng bỏng ban trưa/Áo anh bạc trắng nhoè ra màu vàng/Bỏng rồi cát lại đem rang...".

Thi sĩ Duy Khán cũng có những câu thơ thật sâu sắc mà ông sáng tác trong lúc... say. Dường như ông là nhà thơ được gắn với rượu nhiều nhất, người ta coi ông là thi sĩ say đáng yêu nhất nước. Theo lời kể của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, vào một đêm khuya, sau chầu rượu ở quán cóc, Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo đưa Duy Khán đi bộ về nhà. Duy Khán lúc ấy đã say lắm rồi, bước chân xiêu vẹo nhưng vẫn nhất định không cho hai bạn thơ dìu. Ông luôn miệng nói: "Anh còn tỉnh lắm". Đang loạng choạng bước đi, Duy Khán bỗng nhiên ngã quị xuống, chống tay xuống đất. Hai nhà thơ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo vội chạy đến đỡ Duy Khán dậy, nhưng anh xua tay nói: "Không sao, không sao cả", rồi anh xuất khẩu đọc liền một câu thơ để đời: "Ngã xuống rồi, em ơi, vẫn đất". Đó là câu thơ vừa hồn nhiên ngây thơ, vừa là một niềm tin vào đất đai muôn thuở.
 
Nhà thơ Duy Khán

Trong một lần khác, Duy Khán cùng Phan Lạc Hoa, Nguyễn Trọng Tạo ghé nhà nhạc sĩ Phan Long uống rượu đêm. Khi cuộc nhậu đang vui thì Duy Khán đòi đứng dậy đi vệ sinh. Đợi mãi không thấy Duy Khán vào, Nguyễn Trọng Tạo liền chạy ra tìm. Thấy bạn đang đứng trong tư thế..., Nguyễn Trọng Tạo liền hỏi: "Sao lâu thế, vào uống tiếp chứ anh?". Duy Khán đáp: "Chưa xong đâu, cậu không nghe đang róc rách đấy à". Nguyễn Trọng Tạo ngạc nhiên liền ngó nghiêng thì phát hiện ra cái vòi nước cạnh đấy chảy róc rách, liền vặn vòi nước lại. Lúc ấy, Duy Khán mới bảo: "Xong rồi, anh vào ngay đây". Thì ra, chính cái vòi nước "tè" suốt bấy lâu chứ không phải nhà thơ Duy Khán.
 
Nhà thơ Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu. Phùng Quán bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp và khẳng định được văn tài với "Vượt Côn Đảo" nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau "Đổi mới". Ông là cháu gọi Tố Hữu bằng bác. Ông mất năm 1995. 

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Vượt Côn Đảo (tiểu thuyết, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007; Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (thơ, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007; Tuổi thơ dữ dội (tiểu thuyết, 1988) - Giải thưởng Nhà nước 2007; Trăng hoàng cung (tiểu thuyết thơ, 1993); Thơ Phùng Quán (năm 1995)...
 
Bùi Hoàng Thiên Văn
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 9 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 10 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 11 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 14 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Giải trí - 18 giờ trước

"Tôi đùa thôi, anh Đàm Vĩnh Hưng không ác được" – Mỹ Linh nói.

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

Top