Giàng A Pàng - Thầy thuốc của người Mông
Giadinh.net - Giàng A Pàng là một trong 455 cán bộ y tế cơ sở vinh dự được về Hà Nội dự lễ Kỷ niệm 54 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Hơn 20 năm làm Trưởng trạm y tế xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, những việc Giàng A Pàng làm được cho bà con Lóng Luông nhiều không đếm được. Từ một xã trắng về y tế, đến nay Lóng Luông trở thành xã có trạm y tế điển hình của toàn tỉnh Sơn La.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trao bằng khen cho các cán bộ y tế xuất sắc ở miền núi và vùng khó khăn (Ảnh: Chí Cường). |
Lóng Luông là cửa ngõ vùng Tây Bắc của xứ sở hoa ban trắng. Là xã vùng cao hẻo lánh, xa trung tâm huyện 50 km, Lóng Luông trước đây không có đường ôtô đi vào, bà con 100% là người dân tộc Mông. Người Mông quan niệm dịch bệnh, đau ốm đều do ma làm. Vì thế, thầy cúng, thầy mo phát triển ngày càng nhiều, bình quân mỗi bản có ít nhất từ 10 thầy cúng trở lên. Một số hủ tục mê tín được người dân thực hiện triệt để như: người bệnh ốm nặng không được đưa ra ngoài vì sợ ma bắt mất, treo lá xanh ở ngoài cửa kiêng kỵ, cấm hàng tuần không cho người nhà ra và người ngoài vào (kể cả cán bộ y tế)… tỉ lệ chết hàng năm rất cao, nhất là trẻ em. Những năm trước, trên địa bàn xã thường xuyên xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng. Người bệnh chết được cho là do số trời đã định, tổ chức đám tang kéo dài hàng tuần gây mất vệ sinh cho cả bản. Phụ nữ không bao giờ đi khám thai, khám phụ khoa và sinh đẻ không nhờ cán bộ y tế đỡ.
Thời kỳ những năm 1980, cả xã không có cán bộ y tế hoạt động, hàng năm không có người dân đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh, cả xã không có hộ nào có công trình vệ sinh, không một trường hợp nào thực hiện biện pháp tránh thai, người dân chưa biết nằm màn để phòng chống sốt rét.
Bác sỹ Giàng A Pàng (Ảnh: Chí Cường). |
Năm 1972, Nhà nước đầu tư hỗ trợ xây dựng trạm y tế tại bản trung tâm xã để khám chữa bệnh cho nhân dân với 6 giường bệnh. Trạm y tế xã có 3 biên chế cán bộ, 6/6 bản đều có nhân viên y tế bản được đào tạo hoạt động. Thuốc chữa bệnh được nhà nước cấp miễn phí. Nhưng trạm y tế xã mở cửa cả ngày không có người bệnh đến khám và điều trị. Chỉ hoạt động hơn một năm, không hiệu quả, cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế bản đã bỏ nghề đi làm nương. Trong hơn 10 năm, từ năm 1973 đến năm 1986, nhà trạm y tế xã trở thành nơi cho trâu, bò, dê ở.
Trở thành điểm sáng về y tế
Cuối năm 1984, Giàng A Pàng rời quân ngũ về địa phương. Thấy dân bản nhận thức còn hạn chế, sai lệch về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, nhiều người bị chết oan do quá tin vào mê tín dị đoan. Năm 1985, Giàng A Pàng làm đơn xin đi học lớp y tá sơ học tại huyện Mộc Châu nhằm đóng góp một phần nhỏ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục sức khoẻ cho nhân dân tại địa phương. Tháng 4/1986, Giàng A Pàng tốt nghiệp ra trường và được cử về làm trưởng trạm y tế xã Lóng Luông. Việc đầu tiên Giàng A Pàng làm là tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xã, trực tiếp quản lý và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Giàng A Pàng bảo: “Trước tình hình Lóng Luông lúc đó là điểm trắng về y tế, tôi chọn cho mình hướng đi ban đầu là củng cố lại công tác tổ chức hoạt động của trạm y tế và mạng lưới nhân viên y tế bản. Đồng thời, đề nghị UBND xã ra quyết định thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu để gắn trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia phối hợp với trạm y tế, y tế bản tuyên truyền vận động toàn dân thực hiện các mục tiêu chương trình y tế quốc gia. Bên cạnh đó, tôi vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của để tu sửa lại toàn bộ nhà trạm y tế, triển khai tổ chức công tác khám chữa bệnh cho nhân dân”.
Người Mông được mùa ngô (Ảnh: Quốc Đoàn). |
Bản thân Giàng A Pàng đã trực tiếp làm và phân công anh em trong trạm thường xuyên đến từng bản tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các mục tiêu chương trình y tế quốc gia, đề nghị y tế huyện, tỉnh giúp đỡ đào tạo, bổ sung thêm lực lượng, nhất là biên chế chuyên môn cho trạm y tế và tuyển cử con em của xã đi đào tạo chuyên môn về thay thế đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, cán bộ cao tuổi.
Từ một xã trắng về y tế, Lóng Luông dần trở thành điểm sáng của y tế huyện Mộc Châu. Không những khám chữa bệnh cho bà con trong xã, trạm y tế Lóng Luông còn tiếp nhận bệnh nhân từ các xã khác đến khám và điều trị. Nhiều năm trên địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt, các hủ tục mê tín, các tập quán lạc hậu của địa phương đã được xoá bỏ hoàn toàn, thầy cúng, thầy mo hết đường sinh sống, phụ nữ trong xã rủ nhau đến trạm y tế khám phụ khoa, khám thai, sinh đẻ tại trạm và tự nguyện thực hiện dịch vụ DS - KHHGĐ. 76% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng trong xã thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Bà con đã hiểu được nỗi vất vả khi sinh nhiều con. Hiện tại xã có 6 cán bộ y tế trong trạm đều là người Mông. 11/11 bản đều có nhân viên y tế bản đã qua đào tạo.
Năm 2004, Lóng Luông là một trong hai xã đầu tiên của huyện Mộc Châu được UBND tỉnh Sơn La quyết định công nhận đạt “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010” của tỉnh.
Được về Hà Nội gặp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và những vị lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo ngành Y tế Giàng A Pàng vui lắm. Nhưng Giàng A Pàng vẫn còn muốn đề xuất Nhà nước cần có chính sách động viên cán bộ y tế yên tâm làm việc tại những xã miền núi khó khăn như Lóng Luông.
Hạnh Quỳnh
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch
Thành tựu y học - 3 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.
Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược
Y tế - 5 năm trướcSử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tế - 5 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.
Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn
Y tế - 5 năm trướcBệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".
Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân
Y tế - 5 năm trướcMột loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.
Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư
Y tế - 5 năm trướcBổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.
Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật
Y tế - 5 năm trướcĐược phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.
Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước
Y tế - 5 năm trướcTrước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.
Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tếGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.