GS Đặng Hùng Võ nói về vợ trẻ, tiền và khoáng sản
"Tình yêu thực phải dẫn đến đăng ký và cưới xin, và có baby cũng là hệ quả tất yếu. Bà xã đang có baby rồi".
> Vợ GS Đặng Hùng Võ: Tình yêu không có tuổi
![]() |
Bà xã tôi có baby rồi!
Đám cưới tháng trước của giáo sư với nghệ sĩ Hồng Ánh là một trong những "sự kiện" nổi nhất của truyền thông. Chắc chắn cả các quý ông trẻ tuổi cũng hết sức ngưỡng mộ, đoán ông hẳn phải có một biệt tài, và mong muốn được giáo sư chia sẻ.
Tôi xin được khẳng định rằng tôi chẳng có tài cán gì trong chuyện nghệ thuật tán tỉnh phái đẹp vì tôi chẳng thích đóng kịch. Tình cảm là sự chân thực nhất mà phải vào vai diễn thì mệt mỏi lắm.
![]() |
Vợ chồng GS Đặng Hùng Võ |
Đây là hôn nhân lần thứ 3 của giáo sư, nói theo kiểu ngôn ngữ bất động sản: Nhà chia lô, bình thường mỗi người một - giáo sư lại có đến ba "suất". Vậy có thể gọi ông là người đào hoa hay trắc trở?
(Cười lớn) Tôi nghĩ là không nên ví tình yêu và hôn nhân với chuyện phân phối nhà ngày xưa. Không phải tôi có đến ba suất nhà cùng một lúc, vì số kiếp lận đận nên mãi vẫn chưa "đứng số" được. May mà ở độ lực bất tòng tâm mà vẫn có chị em rung động, số kiếp vậy cũng coi là may mắn.
Tôi nghĩ như thế này, đối với đàn ông chuyện hôn nhân, cũng có nhiều cách tiếp cận. Có lắm người để vợ đấy rồi đắm mình vào cuộc tình vụng trộm khác và ca rằng đó mới là tình yêu đích thực, sống như vậy là gian trá và ích kỷ. Cũng có một số người nghĩ rằng nên yên vị, không còn tình yêu nữa những cũng đừng vùng vẫy làm gì, sống như vậy cũng thụ động, số này chắc cũng không nhiều (cười).
Nhiều trường hợp cô đơn ở tuổi xế chiều thấy được tình yêu những cũng ngại ngùng mà tấp vào nhau nửa bí mật nửa công khai, sống như vậy là không công bằng với tình cảm. Tôi thì cho rằng con người làm cái gì cũng phải đàng hoàng, cần chủ động trong khuôn khổ pháp luật. Tình yêu thực phải dẫn đến đăng ký và cưới xin, và có baby cũng là hệ quả tất yếu. Bà xã đang có baby rồi.
Tôi từng là 'soái' ở Ba Lan
Xin chúc mừng giáo sư! "Hãy để tiền làm đầy tớ cho mình", đó là một câu nói của giáo sư mà tôi hâm mộ. Giáo sư có thể chia sẻ nhiều hơn về triết lý kiếm tiền và tiêu tiền của ông?
![]() |
GS Đặng Hùng Võ, cô dâu Hồng Ánh và cu Tít
(con riêng của Hồng Ánh). |
Tư duy đó ngự trị làm cho mình nhìn đồng tiền rất hằn học, coi đồng tiền là bẩn thỉu, lúc nào cũng sẵn sàng làm hoen ố người quân tử. Hồi đó tôi vẫn thích sống thanh cao, lấy học vấn làm trọng, không dính dáng gì đến tiền nong, mua đi bán lại là không được. Gia đình khó khăn thì đi dậy học kiếm thêm tiền chứ nhất định không đi buốn.
Đến năm 33 tuổi tôi đi Ba Lan nghiên cứu sinh, để lại vợ và 2 con còn nhỏ trong nước. Phần gia đình ở lại cũng như tôi ra đi đều rơi vào cảnh rất nghèo. Mọi người học tập ở Ba Lan đều phải kiếm tiền bằng cách gửi hàng từ Ba Lan về nước bán đi rồi gia đình lại gửi tiền sang mua hàng rồi lại gửi về nước... Ngay cả khi đó tôi cũng nhất định không kiếm tiền bằng cách buôn bán như vậy.
Rồi những khó khăn cụ thể của vợ và 2 con còn bé làm cho mình thấy cứ thanh cao mãi thế này chắc có gì đó không ổn về tư duy. Bạn bè cũng cho vay tiền rồi lại gửi hàng về giúp để cứu đói cho nhà mình, mình cũng không có tiền trả nợ, vì học bổng cũng chỉ đủ đóng tiền ăn cho nhà bếp và mua được một hai bộ quần áo mặc thường mỗi năm. Trong hoàn cảnh đó mới thấy cái tư duy cao đạo của mình là ích kỷ, đồng tiền có tích sự thực, không nên căm ghét nó, không nên xa lánh nó mà mình cần nó. Như vậy, việc tư duy để tìm lợi nhuận từ buôn bán để có tiền là chấp nhận được.
Ông có phải là nhà buôn giỏi không?
Trong công việc thương mại, tôi cũng là một trong những người thành công. Cũng có vài anh em cùng thời tôi đã nói đùa rằng nên dựng tượng tôi ở biên giới Ba Lan và Liên Xô cũ vì công trạng tìm ra cách làm ăn lớn mà ngày nay những người Việt Nam ở Đông Âu đang làm (cười).
Khi đã quyết tâm làm thì tôi tư duy theo kiểu làm lớn, bài bản và công khai, không chấp nhận kiểu buôn vặt rồi lại vênh mặt trước anh em trong đơn vị rằng "tôi có đi buôn đâu". Sống như vậy là đạo đức giả. Khi đã tiếp nhận tư duy như vậy thì phải nói thẳng là tôi đi buôn đàng hoàng và giúp những anh em khác vào cuộc như mình. Đến giờ, cũng còn có anh em vẫn gọi tôi là "soái" Ba Lan (cười). Cũng là một kỷ niệm vui của một thời đáng nhớ.
![]() |
Cách đây vài hôm, ông có đề cập đến "lỗ thủng trách nhiệm" trong việc khai thác khoáng sản ở Hồ Ba Bể. Giờ đã về hưu ông có hối tiếc về một chữ kí nào của mình, hoặc một "lỗ thủng" nào đó khi còn là Thứ trưởng không?
Không, đó chính là một điều tôi hoàn toàn tự hào là mình chưa bao giờ vương vấn về lợi ích, không có bất kỳ một sự sai lầm nào mang tính vô thức hay hữu ý.
Cũng đã có những vụ mà có ý kiến trên báo nói về tôi rằng đằng sau công văn do tôi ký phải là cái bắt tay với lãnh đạo địa phương trị giá hàng tỷ đồng. Cảnh sát điều tra vào cuộc, làm rất kỹ, chẳng có cái bắt tay nào của tôi cả. Mọi cái bắt tay của tôi chỉ là hình thức ngoại giao và luôn miễn phí. Cũng có những lúc mình bị nghi oan đến như vậy mà mình vẫn thanh thản vì chẳng bao giờ xẩy ra việc đó. Còn về chuyện quan điểm xử lý trong quản lý là đúng hay sai lại là một câu chuyện dài, đúng hay sai dưới góc nhìn nào mới là bản chất. Nhiều việc kết luận chắc chắn là sai rồi vài chục năm sau lại là đúng.
Vay 1 hôm nay, sẽ phải trả 1000 ngày mai
Khi đương chức đến khi về hưu, từ góc độ một chuyên gia, điều gì khiến ông suy nghĩ lo lắng nhất?
Trước đây đất đai là điểm nóng vì giá đất của Nhà nước và giá đất bên ngoài chênh lệch nhau quá lớn. Nay pháp luật đã làm giảm nóng được khá nhiều. Vấn đề nóng nhất nổi lên hiện nay là khai thác khoáng sản. Các doanh nghiệp đang ồ ạt tới các địa phương tìm kiếm mỏ để khai thác, lợi nhuận khá lớn.
Trong cái lợi nhuận lớn đó có một phần chính là vay của môi trường, không phải lợi ích do con người làm ra. Đáng nhẽ, nhà đầu tư khai thác mỏ phải trả mọi chi phí để khắc phục các tổn hại đến môi trường do việc khai thác đó gây ra. Các nhà đầu tư này thường tính đến việc "quỵt" một phần hoặc toàn bộ chi phí khôi phục môi trường. Khi các nhà quản lý có trình độ cao và đạo đức tốt thì các nhà đầu tư khó thực hiện được hành vi "ăn quỵt" này.
Trên thực tế, việc "ăn quỵt" môi trường vẫn đang xẩy ra ở rất nhiều nơi. Nói như vậy là dưới góc độ tư duy của nhà đầu tư. Thực chất, môi trường không hề cho ai được "ăn quỵt" mà chỉ cho vay thôi. Vay của môi trường là một món vay "nặng lãi". Ngày hôm nay vay của môi trường một mà trả ngay thì cũng chỉ phải trả một, khi không trả ngay hôm nay do ý đồ muốn quỵt thì ngày mai con cháu chúng ta sau này phải trả tới một nghìn mới khắc phục được những tổn hại do hôm nay gây ra, có khi trả nhiều hơn nữa mà vẫn không hết được nợ.
Trong bài toán khai thác khoáng sản, nếu phải trừ đi tất cả những chi phí khắc phục tổn hại đến môi trường thì lợi nhuận cũng không cao, nhiều trường hợp còn bị lỗ. Hiện nay, các doanh nghiệp ồ ạt nhảy vào khai thác khoáng sản là vì chỉ cần móc được khoáng sản lên để bán là được, bỏ mặc môi trường ở đó.
Một nghịch lý trên thế giới cho thấy, tất cả những nước có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên thì lại phát triển kém hơn các nước không có tài nguyên thiên nhiên. Khi có khoáng sản, họ bới khoáng sản lên để bán nhằm tìm kiếm sự giầu có. Khi hết khoáng sản, họ lại rơi vào cảnh nghèo. Khi không có khoáng sản, con người buộc phải tìm mọi cách sử dụng lao động để làm ra hàng hóa nhằm tìm kiếm sự giầu có, sức lao động của con người luôn bảo đảm sự giầu có trong mọi hoàn cảnh.
Do đó, về chủ trương chung, tôi cho rằng chỉ cần khai thác những loại khoáng sản không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước, như dầu khí chẳng hạn, còn lại cần cất giữ trong lòng đất. Hãy coi như chúng ta không có các tài nguyên khoáng sản đó nữa. Hãy phát triển bằng các loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao do sức lao động chân tay và trí tuệ của con người làm ra.
Nói như vậy có thể cải biên kiểu như "Hãy đóng cửa Bộ Tài nguyên - Môi trường đi, dành tiền đó để nuôi Bộ Giáo dục - Đào tạo"?
Không phải thế, vẫn phải nuôi Bộ TNMT, nhưng nuôi để làm nhiệm vụ không cấp phép nữa (cười), chính xác hơn là chỉ cấp phép khai thác đối với những loại khoáng sản mà không thể thiếu trong quá trình phát triển.
Đối với bộ Giáo dục và Đào tạo, việc nuôi lại càng phải chăm chút tốt hơn vì đó là đầu máy của một cỗ máy chuyên sản xuất ra những con người có trình độ chuyên môn cao và đạo đức tốt. Đây chính là hạ tầng quyết định việc sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao cho đất nước.
Thưa Giáo sư, ngoài vấn đề môi trường thì còn việc gì quan trọng nữa cần đề cập trong khai thác khoáng sản ở nước ta?
Trên thực tế, người dân ở các địa phương đang chịu áp lực rất lớn do việc khai thác khoáng sản gây ra. Họ phải chịu áp lực về kinh tế, áp lực do sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe.
Họ đang sống yên lành trên "núi vàng núi bạc" nhưng rồi có một ngày, một nhà đầu tư tới đào bới, làm đảo lộn tất cả, họ lại là những người khổ nhất. Họ không chỉ không được hưởng lợi ích gì từ những tài nguyên dưới chân họ, mà còn phải gánh chịu tất cả mọi thiệt hại từ khai thác tài nguyên đó. Gánh chịu mọi thiệt hại nhưng lại không được bồi thường chút nào. Đấy là sự bất công lón nhất và cũng là một bi kịch lớn nhất của việc khai thác khoáng sản.
Chủ của những mỏ đang khai thác có khi đang sống phè phỡn ở một đô thị đông vui nào đó, cộng đồng người dân tại nơi có khoảng sản lại phải gánh chịu mọi thiệt thòi, cơ cực ở đó. Trên bình diện cả nước, người gọi đây là bài toán đánh đổi, nhưng giữa những nhóm người cụ thể có liên quan tới việc khai thác mỏ thì sự đánh đổi ở đây rất bất công. Nhóm người giầu đang lấy tiền công khai của nhóm người nghèo.
Với góc độ một chuyên gia trong quản lý đất đai, ông cho rằng liệu có những bất công tương tự trong bài toán sử dụng đất hay không?
Có và vấn đề bất công cũng ở mức độ trầm trọng không kém. Ngay trong quy hoạch sử dụng đất đai, lời giải quy hoạch là khách quan hay cũng trở thành yếu tố chủ quan của một nhóm lợi ích nào đó. Cụ thể như tranh luận vừa qua trên báo chí về quy hoạch con đường "tâm linh" từ hồ Tây kéo lên đến Ba Vì. Một bên thì quyết tâm chứng minh rằng con đường này là hết sức cần thiết, còn một bên khác lại khẳng định là không cần đến. Ý kiến về vị trí không gian của một con đường rất cụ thể nhưng luận cứ lại chẳng có một chút phân tích không gian cụ thể gì. Câu chuyện vẫn đang chờ hồi kết!
Như vậy, mọi tranh luận chỉ là hình thức. Nội dung này lại liên quan tới những vấn đề thực tế rất nóng về khai thác đất đai, tài nguyên khu vực Ba Vì mà báo chí đã nói tới. Vậy việc quy hoạch con đường này chỉ như một giải pháp sử dụng vốn ngân sách nhằm làm tăng giá trị đất đai ở đó. Người dân ở Ba Vì đâu có được lợi ích gì từ giá trị đất đai đang tăng lên khi có con đường cao tốc chạy qua. Họ lại phải rời bỏ đất ven đường để di vào vùng sâu hơn và xa hơn.
Bài toán này khó nhưng không phải không thể giải, vấn đề là ta có muốn giải hay không.
Tuần Việt Nam

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 3 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng, bắt đầu từ ngày 4/7, với đoạn từ nút giao với đường Hoàng Quốc Việt đến khu đô thị Ciputra.

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (cũ) mới ký Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons trong thời hạn 3 năm trên địa bàn TP Thanh Hóa do gian lận hồ sơ đấu thầu.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?