Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội 1 năm sau ngày mở rộng: Những bước chuyển mình đầu tiên

Thứ sáu, 09:45 07/08/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Một năm sau ngày Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hoà Bình và huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội, nhiều vùng đất hẻo lánh bước đầu đã có sự thay da đổi thịt.

Hàng trăm hộ dân thuộc 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình trước đây sống trong ánh đèn dầu tù mù thì nay đã có ánh sáng của điện, đường xá, trường học khang trang hơn... Đời sống của gần 15.000 người dân tộc Mường đang có những bước chuyển mình dù vẫn chưa hết khó khăn.
 
Hàng nghìn người Mường có điện
 
Trong 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc tỉnh Hoà Bình sáp nhập về Hà Nội, xã Yên Trung được liệt vào diện khó khăn nhất.
 
Khi chính thức trở thành công dân Thủ đô, cả xã Yên Trung có 767 hộ nhưng chỉ có 80 hộ được sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Ở 2 xóm Hương, Hội, người dân sống tù mù dưới ánh đèn dầu, con đường đất dẫn vào thôn Lặt dài 2,5km lầy lội vào những ngày mưa, còn ngày nắng bụi mù mịt.
 
Sau 1 năm trở lại, xã Yên Trung gần như thay da đổi thịt, con đường đất lầy lội dẫn vào thôn Lặt đã được thay bằng con đường đổ bê tông khang trang 5m chiều rộng, trị giá hơn 3 tỷ đồng. 2 xóm “mù” Hương, Hội chỉ trong vòng 2 tháng sau khi thành công dân Thủ đô đã có điện để xem tivi, nghe đài, chạy các loại máy xay xát phục vụ sản xuất...
 
Các thôn Luồng, Bối, Đồng Sổ cũng được thành phố đầu tư làm đường bê tông. Theo báo cáo của xã, từ khi sáp nhập về Hà Nội, số hộ nghèo giảm từ 250 hộ xuống còn 120 hộ.
 
Một năm sau ngày sáp nhập, người dân các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình cũng được tiếp cận nhiều hơn với các công trình phúc lợi, các ưu đãi về giáo dục, y tế. Hơn 6 tỉ đồng đã được chi để đầu tư nâng cấp trường học, đường giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng.
 
Anh Nguyễn Ánh Dương ở xóm Nhòn, xã Đông Xuân kể, trước đây con đường trước nhà là đường đất chỉ có bụi hoặc lầy lội nên hầu như không có khách dừng lại nhưng từ ngày đường xá được đầu tư, nâng cấp thành đường bê tông sạch sẽ, anh bỏ tiền ra mở quán nhỏ để buôn bán tăng thu nhập.
 
Ông Nguyễn Văn Cạu (thôn Luồng, xã Yên Trung) cho biết, từ ngày về Thủ đô, đường vào thôn được làm mới nên đi lại thuận tiện hơn nhiều. Chủ tịch UBND xã Yên Bình, Nguyễn Văn Hà cho biết: “Từ khi sáp nhập về Hà Nội, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm được 2% so với trước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 8 triệu đồng/người/năm, tăng 1 triệu đồng so với năm 2008”.
 

Nhiều dự án lớn chuẩn bị được khởi công đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố. (Ảnh: CH)

 
Phát triển công nghiệp sẽ theo lộ trình
 
Tuy nhiên, bên cạnh những đầu tư cơ sở hạ tầng, đời sống người dân phần nào được cải thiện, người dân 4 xã vùng cao này vẫn ngay ngáy nỗi lo miếng cơm manh áo khi các quy hoạch được triển khai, đất sản xuất nông nghiệp không còn.
 
Tại thị xã Sơn Tây, lực lượng công an và phòng Nội vụ đang gấp rút thực hiện việc thu hồi con dấu cũ, cấp phát con dấu mới cho các cơ quan chính quyền, đảng, đoàn thể trên địa bàn.
 
Từ 1/7/2009, thành phố Sơn Tây (mới được công nhận từ tháng 9/2007) chính thức quay lại thành... thị xã Sơn Tây.
 
Do đó, từ ngày 1/7, tất cả các cơ quan, đoàn thể trong thị xã phải sử dụng con dấu mới. Trưởng phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây, ông Đỗ Văn Sơn cho biết, hơn 500 con dấu được làm mới để thay cho con dấu cũ cho toàn thị xã.
Bí thư xã Yên Bình, Đặng Văn Tịnh kiến nghị thành phố quan tâm xây dựng khu công nghiệp, thương mại dịch vụ... để người dân có điều kiện tăng thu nhập và hạn chế quy hoạch vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vì 80% người dân ở đây sống bằng nguồn thu từ nông nghiệp.
 
Trước các kiến nghị của lãnh đạo các xã trên về vấn đề quy hoạch đất ruộng, cơ cấu chuyển nghề, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, việc phát triển công nghiệp sẽ có lộ trình, bước đi để người nông dân dần chuyển dịch cơ cấu nghề, sẽ có những ưu tiên hơn đối với người dân 4 xã trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới. Đồng thời, yêu cầu cán bộ, nhân dân xã phải có những chuẩn bị sẵn sàng để khi thực hiện quy hoạch thì sẽ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
 
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, huyện Thạch Thất sẽ đầu tư trên 100 tỷ đồng và 15 tỷ đồng từ gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn thành phố, tiếp tục hỗ trợ các xã hoàn thiện hệ thống đường giao thông. Huyện Thạch Thất đề ra nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển các xã trên là phải xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với chỉnh trang nông thôn. Đồng thời, phải rà soát, quản lý chặt chẽ đất đai, khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế rừng, mở rộng mô hình chăn nuôi gia súc lớn.
 
Xử lý triệt để vi phạm về trật tự xây dựng
 
Ông Phí Thái Bình (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) yêu cầu như vậy tại cuộc họp giao ban các quận, huyện TP Hà Nội về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, chiều 5/8.
 
Ông Bình yêu cầu phải xử lý kiên quyết, triệt để những vi phạm về quản lý trật tự xây dựng do quản lý trật tự xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý đô thị phát triển.
 
Theo đó, yêu cầu UBND các quận, huyện nâng cao năng lực quản lý, phân rõ trách nhiệm quản lý xuống tận phường, xã. Lực lượng thanh tra xây dựng các cấp cần phải kiên quyết, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng lực lượng thanh tra xây dựng trên địa bàn thành phố, ông Phí Thái Bình yêu cầu, trong tháng 9 này, Sở Nội vụ phải kiện toàn bộ máy tổ chức Thanh tra xây dựng quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, huyện Mê Linh; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm mô hình Thanh tra xây dựng tại 12 huyện còn lại của thành phố.  
 
Hạnh Đào

Lã Xưa

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 5 phút trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 44 phút trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 59 phút trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài các thủ tục để hoàn tất quá trình xin nghỉ việc, người lao động cũng cần phải nắm được 5 khoản tiền sẽ được nhận.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 2 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Cầu vượt thép Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 6/5. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mới đây đã đưa ra phương án phân làn, tổ chức giao thông cho các phương tiện khi đi qua nút giao Mai Dịch.

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an tỉnh Long An phát thông báo truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, để làm rõ nghi vấn người phụ nữ này liên quan hành vi loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Thời sự - 2 giờ trước

Sau khi lao xuống vực sâu hơn 60m, chiếc xe của gia đình anh Đ.V.Đ (37 tuổi) bị biến dạng, bẹp dúm phần đầu.

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Pháp luật - 3 giờ trước

Nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng.

Top