Hai dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi khác với nhiệt miệng
Ung thư lưỡi ban đầu chỉ có các dấu hiệu loét trên lưỡi, dễ nhầm với nhiệt miệng. Người bệnh không đi khám sớm dẫn tới bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn.
Chị N.P.A (sinh năm 1980, quê Thanh Hóa) đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tái khám vì mắc ung thư lưỡi từ hơn 1 năm trước.
Trước khi nhập viện, chị luôn cảm giác dị vật dính vào lưỡi, kiểm tra không phát hiện ra. Dần dần, lưỡi xuất hiện vết loét gồ lên. Người phụ nữ này cho rằng mình bị nhiệt miệng nên uống thuốc 2-3 tháng nhưng không đỡ nên đi khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Tại đây, bác sĩ sinh thiết chẩn đoán chị A. ung thư lưỡi và chỉ định phải phẫu thuật cắt 1/2 lưỡi, vét hạch, tia xạ hậu phẫu 30 mũi.
Còn ông N.V.P (73 tuổi, Phú Thọ) vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám vì sút cân, đau vùng lưỡi không ăn được.
Theo người nhà, cách đây vài tháng, ông P. thường xuyên than thở có cảm giác lưỡi mắc xương cá, rát khó chịu. Tuy nhiên, sức khỏe toàn thân không có gì thay đổi nên ông không đi bệnh viện kiểm tra. Sau đó, lưỡi bắt đầu có biểu hiện loét ở bên trái ngày càng lan rộng, sâu hơn.
Một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân đau nhiều, không ăn được, sụt cân, mất ngủ, tiền sử hút thuốc 30 năm. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ ông P. ung thư lưỡi. Gia đình vội vàng đưa người bệnh ra Hà Nội kiểm tra thêm. Tuy nhiên, sinh thiết niêm mạc, giải phẫu bệnh, xác định ông P. bị ung thư lưỡi.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi không rõ ràng, mờ nhạt, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường khác, khó phát hiện ở giai đoạn khởi phát. Do vậy, nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Các nguyên nhân gây ung thư lưỡi hiện này chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh liên quan tới các tác nhân như hút thuốc lá, uống nhiều rượu. Người vừa hút thuốc vừa uống rượu càng làm nguy cơ ung thư cao hơn. Nhiễm virus HPV cũng gây ung thư lưỡi. Ngoài ra, ung thư còn từ thói quen nhai trầu, lười vệ sinh răng miệng, ăn uống chưa hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn (bằng miệng), do gene…
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Phẫu thuật ung bướu, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết thêm ung thư lưỡi hay có dấu hiệu từ vết loét. Người bệnh thường nhầm với nhiệt miệng nên chủ quan. Sự khác nhau giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi đó là:
- Vết loét lâu liền, dai dẳng kéo dài.
- Vết loét nổi trên vùng bạch sản, hồng sản kèm theo đau vướng ở lưỡi.
Vì vậy, bệnh nhân có cảm giác loét kéo dài trên 2 tuần nên đi kiểm tra sức khỏe, sàng lọc ung thư lưỡi. Bác sĩ sẽ xem xét, hỏi nguy cơ, tiền sử gia đình và khám lâm sàng, quan sát các tổn thương bất thường ở khoang miệng, lưỡi và tiến hành sinh thiết giải phẫu bệnh.
Để xác định giai đoạn bệnh cần chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng chụp CT, MRI vùng sọ mặt, não…
Điều trị bệnh sẽ dựa vào nhiều yếu tố để có hướng điều trị như giai đoạn bệnh, vị trí ung thư, toàn trạng người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi chính bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hoá trị, kết hợp hoặc riêng lẻ từng phương pháp.
"Nếu ở giai đoạn ung thư tại chỗ tỷ lệ sống trên năm năm từ 70-80%", bác sĩ Tuấn nói.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tiên lượng tốt, giảm thiểu gánh nặng chi phí, thời gian điều trị. Vì vậy, khi thấy vết loét lâu liền, bạn nên đi khám chuyên khoa ung bướu sớm.
Sốt cao liên tục, 2 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng vì nhiễm loại xoắn khuẩn nguy hiểm
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, nhiễm xoắn khuẩn do Leptospira là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hai vị trí cần giữ ấm nhất trong mùa đông
Sống khỏe - 10 giờ trướcĐột quỵ là bệnh lý ở não và không thể sơ cứu bằng các biện pháp thông thường như chích lể, sấy làm ấm. Người bệnh cần cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa đột quỵ.
8 lý do nên uống nước chanh ấm mỗi ngày
Sống khỏe - 11 giờ trướcSự kết hợp đơn giản giữa nước ấm và cốt chanh tươi, nhưng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe… Vậy uống nước chanh ấm mỗi ngày có tác dụng gì?
Ăn phải giá đỗ ngâm hóa chất nguy hiểm thế nào đến sức khỏe?
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên ăn phải giá đỗ ngâm tẩm hóa chất có thể bị ngộ độc cấp tính, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng hô hấp và tổn thương các cơ quan...
6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcRăng trắng khỏe không chỉ hấp dẫn về thẩm mỹ, khiến chúng ta tự tin hơn, mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe tốt.
Người đàn ông ở Củ Chi bị đột quỵ ngay trong lúc ăn cơm cùng gia đình
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đang ăn cơm với gia đình, cụ ông 84 tuổi đột nhiên nói đớ, yếu nửa người bên phải, ngay lập tức người nhà đã đưa vào viện cấp cứu.
8 thực phẩm lên men giúp làm sạch và thải độc đường ruột
Sống khỏe - 20 giờ trướcThực phẩm lên men rất giàu men vi sinh có lợi và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường ruột.
4 cách tắm đúng không lo đột tử
Sống khỏe - 1 ngày trướcVào mùa đông hay mùa hè, việc tắm đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Người đàn ông bị suy gan, suy thận vì mắc sai lầm này trong lúc ăn cá
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi ăn mật cá, người đàn ông bị suy gan, suy thận và rối loạn đông máu cấp tính. Đặc biệt, chỉ số men gan của anh vượt ngưỡng bình thường tới hàng trăm lần.
Bị u tủy thượng thận, người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh thừa nhận dấu hiệu nhiều người Việt thường hay bỏ qua
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân 61 tuổi ở Quảng Ninh cảm thấy đau tức vùng thắt lưng nên đi viện khám và phát hiện ra bị u tủy thượng thận hiếm gặp.
Người đàn ông 39 tuổi nhập viện gấp vì tự bẻ gãy 'của quý' của mình trong đêm Noel
Y tếGĐXH - Trong đêm giáng sinh 24/12 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân 39 tuổi tự bẻ "của quý" của mình, làm gãy dương vật, phải mổ cấp cứu.