Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hẩm hiu “kép phụ”

Thứ năm, 06:20 21/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Phổ biến ở các nhà trường hiện nay, các giáo viên (GV) dạy môn “phụ” như: thể dục, mỹ thuật, giáo dục công dân… không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương “cứng”.

 
Họ chịu nhiều thiệt thòi so với các đồng nghiệp dạy môn “chính” như Văn, Toán, Ngoại ngữ… hàng tháng ít nhiều đều có nguồn thu nhập khác từ việc dạy thêm.
 
Chỉ “ăn” lương cứng
 
Mặc dù mức lương đã được điều chỉnh trong năm nay, nhưng trong bối cảnh mọi chi phí thường ngày đều tăng cao khiến đời sống một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn.
 
Đặc biệt, với các GV dạy môn “phụ” như: giáo dục thể chất, giáo dục công dân, mỹ thuật, kỹ thuật... có phần khó khăn hơn, bởi hàng tháng ngoài lương chính họ không có thu nhập khác. Cùng bằng cấp, thâm niên và hàng ngày đi dạy học, nhưng GV bộ môn “phụ” thu nhập vẫn thấp hơn các đồng nghiệp trong trường dạy môn thi tốt nghiệp, thi đại học.
 
Thầy Vũ Hoàng L, Trường THPT Ngô Quyền (Hòa Bình) đã có 5 năm dạy học, sau đợt nâng lương mới, mức lương hiện tại của thầy là 2,7 triệu đồng/tháng, bao gồm lương, phụ cấp, khu vực. Thầy L cho biết, lương tăng nhưng với thu nhập này rất đau đầu trong chi tiêu hàng tháng. Thỉnh thoảng cũng phải nhận “viện trợ” từ ông bà nội, ngoại.
 
Giáo viên dạy thể chất chỉ có thu nhập từ khoản lương “cứng”.
Ảnh: Chí Cường
 
Thầy L cho biết thêm, là giáo viên dạy môn thể dục, giáo dục quốc phòng, dạy 17 tiết/tuần theo quy định nên tuyệt nhiên thầy không có thu nhập gì khác.
 
Sau gần 6 năm dạy học, cô Phan Thùy D - giáo viên môn Mỹ thuật, Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) - nhận lương 1,8 triệu đồng/tháng cho bậc lương cao đẳng.
 
Cô D cho biết: “Mức lương này đối với người chưa lập gia đình còn chưa đủ, huống hồ đã có gia đình và nuôi con nhỏ như mình. Tiền xăng xe đi dạy hàng tháng mất 300.000 đồng, điện thoại 200.000 đồng, tiền ăn sáng và thỉnh thoảng ăn trưa 300.000 đồng... hết nửa số lương, nhưng chỉ là khoản cố định. Các khoản phát sinh như: thăm hỏi người ốm, đình đám, xe hỏng... ngoài ra, mua thêm đồ dùng dạy học còn thiếu như: các tượng, hoa quả giả, lọ hoa... Mỗi tháng, chồng “nộp” 2 triệu đồng để chi tiêu của gia đình, tiền học cho con. Ngoài ra, mua cho con quần áo, sữa, đồ chơi... Hàng tháng, mình phải chi tiêu cực kỳ dè xẻn mới không phải vay mượn”.
 
Cô D cho biết, cô đứng lớp 20 tiết/tuần theo quy định, ngoài ra dạy kiêm cả môn giáo dục công dân, sinh hoạt ngoài giờ nên không có thời gian để làm thêm, chỉ nghỉ hè mới tranh thủ đi bán hàng. Theo cô D, lương của các giao viên trẻ không cao, nhưng lương các GV chủ nhiệm, GV dạy môn Văn, Toán, Ngoại ngữ cao hơn bởi được tiền trách nhiệm, dạy thêm ở trường mỗi tháng từ vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng.
 
“Thiệt” do  không dạy thêm
 
Lương không đủ sống khiến một bộ phận GV không yên tâm với nghề, nhiều GV bỏ nghề và xu hướng bạn trẻ theo ngành sư phạm ngày càng ít đi. Chỉ tính riêng ở TPHCM, thống kê cho thấy đầu năm học 2009-2010 thiếu khoảng 3.500 GV nhưng cả 2 lần tuyển vẫn không đủ chỉ tiêu.
 
Năm học trước đó, chỉ tiêu hơn 4.500 GV nhưng chỉ tuyển được hơn 2.800 người. Hay gần đây, tình trạng GV bỏ dạy đi làm nghề khác với lý do lương thấp khá phổ biến ở Hải Phòng...
 
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - cho biết: “Đối với tiền lương GV hiện nay, còn nhiều bất cập cần điều chỉnh phù hợp với thực tiễn xã hội. Mức lương GV ở khu vực nông thôn, miền núi so với mức thu nhập nông nghiệp và các nghề ở địa phương thì vẫn ổn định hơn, không cao nhưng đủ để đảm bảo cho đời sống.
 
Tuy nhiên, ở khu vực thành thị, lương lại trở thành bài toán khó cho các GV. Quả thực, mức lương từ 2-4 triệu đồng ở thành phố thì rất khó tiêu trong khi mọi phí sinh hoạt như: xăng, điện, nước... tăng cao, vì thế GV không dạy thêm thì khó có thể đảm bảo cuộc sống được”.
 
TS Lâm đánh giá, mặc dù chủ trương hiện nay là cấm dạy thêm, nhưng do nhu cầu nhằm đảm bảo đời sống, nên hiện tượng này vẫn còn tồn tại. Dạy thêm ở cấp tiểu học là nhiều nhất, mang lại thu nhập cho các GV. Đối với cấp THCS, chỉ GV các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ là dạy thêm, còn cấp THPT, GV các môn thi tốt nghiệp, thi đại học mới dạy thêm được.
 
Nói chung, lương chưa đủ sống khiến một bộ phận GV dùng cách này hay cách khác để học sinh đi học thêm. Tuy nhiên, với các GV  dạy môn “phụ” thì không thể dạy thêm vì học sinh không có nhu cầu. Họ chịu “thiệt thòi” và gặp khó khăn hơn các GV khác.
 
Lao động nhà giáo rất đặc biệt, cần có chế độ lương hợp lý để GV yên tâm làm công tác giáo dục. Nếu không đảm bảo được điều này thì ngay cả GV nông thôn hay thành thị vẫn phải dạy thêm, làm thêm.
 
Bên cạnh đó, cách trả lương hiện nay chưa khuyến khích người giỏi, người tận tâm. Mức lương chỉ tính theo bậc, bằng cấp, thâm niên... nên chỉ những GV chủ nhiệm, công tác lâu năm, bằng cấp mới có lương cao, mà chưa dựa trên năng lực thực tế. Theo đó, cần phân khúc trả lương theo năng lực để kích thích GV sáng tạo, tận tâm với nghề.
 
Về chế độ tiền lương, hiện nay vẫn chưa có một thang lương hợp lý, khoa học khi không dựa vào sản phẩm, năng lực, sáng tạo mà chỉ dựa trên thâm niên, bằng cấp hay bổ nhiệm. Thực tế là đã không bao quát hết đời sống của GV, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của GV, dẫn đến hiện tượng, GV không tận tâm với nghề, thiếu tính sáng tạo trong lao động… Do đó, cần phải tính toán mức lương thế nào đó hợp lý dựa trên cơ sở năng lực, hiệu quả lao động của GV, cần ưu tiên những đầu tư, quản lý của cộng đồng đối với công tác giáo dục .
 
TS Nguyễn Tùng Lâm -  Hiệu trưởng Trường THPT dân lập  Đinh Tiên Hoàng  (Hà Nội).
 
Ngô Quang Huy
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ khoa lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ bí quyết ôn thi giai đoạn 'nước rút'

Thủ khoa lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ bí quyết ôn thi giai đoạn 'nước rút'

Giáo dục - 10 phút trước

Trần Minh An (từng là thủ khoa lớp 10 chuyên Văn của 3 trường THPT chuyên ở Hà Nội) đã chia sẻ bí quyết để có thể giữ bình tĩnh trong phòng thi và cách ôn thi hiệu quả.

Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Đời sống - 19 phút trước

Người dân cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức xã và lực lượng công an, quân đội tổ chức tìm kiếm cháu bé bị mất tích đã 3 ngày qua.

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 9 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình phá bỏ công trình để lấy sắt vụn, ông T. bất ngờ bị phần mái công trình đổ sập khiến nạn nhân mắc kẹt. May mắn sau đó, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu ra ngoài và chuyển đến bệnh viện.

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 10 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 11 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 12 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 12 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top