Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hậu quả của phát triển... quá nóng

GiadinhNet - Sự phát triển nóng và quá nhanh tại nhiều quốc gia châu Á không chỉ khiến khu vực này phải đối mặt với các vấn đề về môi trường, chất lượng sống, mà chất lượng dân số cũng đang trở thành một bài toán khó, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em có chiều hướng tăng nhanh.

Bài học từ quốc gia đông dân nhất thế giới

Trong vòng vài năm qua, các con số thống kê đã chỉ ra: Trung Quốc đang là quốc gia Châu Á phải đối diện với nhiều thách thức nhất liên quan đến dị tật bẩm sinh ở trẻ em (DTBS). Tháng 2/2009, chuyên gia Jiang Fan đến từ Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc đã khiến nhiều người phải lo lắng khi tuyên bố số trẻ em bị DTBS ở quốc gia này đã "tăng với tốc độ đáng báo động".Ví dụ, tính đến năm 2007, tỉ lệ DTBS ở trẻ em đã tăng tới 40% so với năm 2001, từ 104,9 trường hợp/10.000 ca sinh năm 2001 tăng lên 145,5 trường hợp vào cuối năm 2006. Theo tính toán của ông Jiang, cứ 30 giây lại có một trẻ em Trung Quốc chào đời bị DTBS.

"Số trẻ sinh ra bị DTBS đã liên tục tăng mạnh ở cả khu vực nông thôn và thành thị, buộc chúng tôi phải tiến hành một kế hoạch phòng ngừa ở mức độ cao nhất. Theo đó, chúng tôi sẽ áp dụng một Chương trình sàng lọc trước sinh tại 8 tỉnh được cho là có tỉ lệ DTBS cao nhất"- Tờ China Daily trích lời ông Jiang.
 

Trung Quốc đã phải trả giá về sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp. Ảnh: TL


Một trong những tỉnh được coi là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch này là tỉnh Sơn Tây, nơi tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động do khí thải từ các mỏ than và nhà máy hóa chất. "Các kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng ngày càng nhiều trẻ sơ sinh bị DTBS tại tỉnh Sơn Tây có liên quan chặt chẽ đến môi trường bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt tại các khu vực khai thác than lớn. Người dân ở đây phải sống và tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khí độc", ông An Huanxia, Giám đốc sở Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn Tây, phân tích. Được biết, Sơn Tây là một trong những khu vực tập trung đông dân cư nhất trên thế giới. Thống kê cho thấy tỉnh này có tỉ lệ trẻ sơ sinh bị DTBS cao gấp 6 lần mức trung bình quốc gia.

Một báo cáo hồi tháng 9/2009 trích đăng trên tờ China Daily cũng cho thấy: Ngay tại thủ đô Bắc Kinh, tỉ lệ DTBS trong 10 năm qua ở thành phố này cũng đã tăng gấp đôi, với các dị tật bẩm sinh phổ biến ở tim, tứ chi, môi, miệng và hệ thống thần kinh. Theo tính toán của các chuyên gia y tế Trung Quốc: Trong số các trường hợp bị DTBS, khoảng 30% có nguy cơ cao tử vong và khoảng 40% có khả năng bị tàn tật. Tỉ lệ này thực sự là một bài toán nan giải với các nhà chức trách Trung Quốc nếu biết rằng mỗi năm có khoảng 2-3 triệu trẻ sơ sinh tại quốc gia này mắc các dị tật có thể nhìn thấy ngay được, trong khi có khoảng từ 8-12 triệu trẻ sẽ phát triển các dị tật trong vòng vài tháng hoặc vài năm sau khi chào đời.
 
Phát triển kinh tế cần gắn chặt với nâng cao chất lượng dân số

Một em bé bị dị tật bẩm sinh ở Sơn Tây - Trung Quốc. Ảnh: TL

Có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn không thể phủ nhận thực tế: Chất lượng môi trường sống suy giảm do hệ quả của đô thị hóa và phát triển nóng là một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất tạo nên một thế hệ gặp nhiều bất ổn về thể chất ở trẻ. Theo ước tính của Bộ Y tế Trung Quốc năm 2006, cứ 10 gia đình ở nước này lại có 1 gia đình phải chịu điều không may khi sinh nở liên quan đến DTBS. Với khoảng 30 triệu gia đình đang chăm sóc trẻ bị DTBS, điều này tạo ra một gánh nặng về kinh tế hàng năm lên tới 1 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 126 triệu USD vào cùng thời điểm).

Cũng giống như Trung Quốc, nhiều vùng ở Ấn Độ giờ đây cũng phải đối mặt với tỉ lệ gia tăng DTBS. Tại bang Punjab, tây bắc Ấn Độ, nơi tập trung nhiều nhà máy nhiệt điện đốt bằng than, số trẻ em DTBS đang gia tăng đột biến, mà theo nhận định của tờ The Guardian (Anh) dường như trẻ em ở đây đang "từ từ bị đầu độc". "Những đứa trẻ ngồi đó với những cái đầu quá to hoặc quá nhỏ, chân tay chúng quá ngắn hoặc quá cong. Với nhiều đứa trẻ, bộ não chẳng bao giờ phát triển và những câu nói sẽ chẳng bao giờ xuất hiện", tờ The Guardian miêu tả.

Một trong những giải pháp mà Trung Quốc và một số quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia đang đẩy mạnh triển khai là sàng lọc trước sinh, nhằm phát hiện sớm nguy cơ dị tật của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên đây chưa phải là giải pháp xử lý tận gốc vấn đề. Ai cũng biết làm sạch môi trường, kiểm soát tối đa nguồn chất thải độc hại, là giải pháp tối ưu nhất, nhưng khi đà tăng trưởng nóng vẫn còn, nhu cầu năng lượng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa vẫn diễn ra nhanh như hiện nay tại các quốc gia châu Á đang phát triển, đến bao giờ ước mơ về một nền kinh tế phát triển gắn chặt với nâng cao chất lượng dân số mới trở thành sự thật vẫn là thách thức rất lớn.

Cần phải khẳng định một điều: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng DTBS ở trẻ sơ sinh như rối loạn gien di truyền, sức khỏe bà mẹ mang thai không đảm bảo do mắc bệnh sởi rubella… nhưng chất lượng môi trường xuống cấp tại Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác tại Châu Á là điều rất đáng lo ngại bởi tính tác động gây bệnh lâu dài và trên diện rộng.
 
Nguyễn Tuấn Anh
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những biến chứng phổ biến ở vú khi cho con bú, mẹ mới sinh cần lưu ý

Những biến chứng phổ biến ở vú khi cho con bú, mẹ mới sinh cần lưu ý

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Các biến chứng khi cho con bú thường khiến sản phụ khó chịu và đau đớn. Do đó, bà mẹ mới sinh cần biết về những biến chứng có thể gặp khi cho con bú để nuôi con vui, khỏe và an toàn.

Bài tập cho người tăng huyết áp thai kỳ

Bài tập cho người tăng huyết áp thai kỳ

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Các bài tập thể dục đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp thai kỳ.

Những hình ảnh cổ xúy sinh con tại nhà thuận tự nhiên - Vô trách nhiệm với sinh mạng con người!

Những hình ảnh cổ xúy sinh con tại nhà thuận tự nhiên - Vô trách nhiệm với sinh mạng con người!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trên mạng xã hội Facebook đang phổ biến tìm kiếm từ khóa "mây đã khóc" sau khi một tài khoản đăng tải những hình ảnh một người phụ nữ sinh con tại nhà theo trào lưu sinh con thuận tự nhiên.

Hi hữu: 1 buổi sáng, 2 em bé chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Hi hữu: 1 buổi sáng, 2 em bé chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Sau khi đón em bé chào đời khoẻ mạnh, các bác sĩ tìm thấy vòng tránh thai trong tử cung của người mẹ.

Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ

Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Thanh Hóa: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ cộng tác viên dân số

Thanh Hóa: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về công tác chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ công tác viên dân số của 18 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

5 bước quan trọng cải thiện khả năng sinh sản khi bị buồng trứng đa nang

5 bước quan trọng cải thiện khả năng sinh sản khi bị buồng trứng đa nang

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng không rụng trứng và nguy cơ cao gây vô sinh ở nữ.

Những điều cần biết về tiêm vắc-xin cúm mùa cho phụ nữ mang thai

Những điều cần biết về tiêm vắc-xin cúm mùa cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo số liệu thống kê năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm.

Có kinh nguyệt sớm có liên quan đến bệnh béo phì, chế độ ăn không lành mạnh

Có kinh nguyệt sớm có liên quan đến bệnh béo phì, chế độ ăn không lành mạnh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ sinh vào đầu những năm 2000 bắt đầu có kinh sớm hơn khoảng 6 tháng so với phụ nữ sinh vào những năm 1950 và 1960.

Bài tập cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư tinh hoàn

Bài tập cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Với người bệnh ung thư tinh hoàn, kiên trì thực hiện các bài tập luyện thể chất hàng ngày không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao chất lượng sống...

Top