Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa chất độc hại tạo đục trong nước uống: Gái dậy thì sớm, trai biến dạng “tinh binh”

Thứ tư, 17:50 01/06/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Cơn khủng hoảng chất tạo đục DEHP chưa qua, Đài Loan lại phát hiện thêm chất DINP trong đồ uống.

Theo các nhà hóa học, những hóa chất này là 2 trong 6 hóa chất độc hại bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ dưới 3 tuổi vì chúng có khả năng gây hại cho gan, thận, trẻ gái dậy thì sớm, trẻ trai bị biến dạng tinh trùng, thậm chí gây ung thư.

Độc hơn cả Melamine

Theo TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), chất DEHP (2- ethylhexyl phthalate), đôi khi được gọi là DOP (phthalate di-octyl), có từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhằm tạo độ dẻo làm mềm nhựa, biến nhựa thành nhựa dẻo, không sử dụng làm phụ gia thực phẩm vì ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thông tin từ Bệnh viện K cũng cho hay, hóa chất DEHP, DINP (di- isononyl phthalate) được dùng thay cho dầu cọ để chế tạo một loại phụ gia có chức năng tạo đục cho đồ uống để thực phẩm đặc, dính kết và đẹp mắt hơn. Nhưng hóa chất này sẽ gây hại cho gan, thận, trẻ gái dậy thì sớm, trẻ trai bị ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí gây ung thư. Chỉ cần DEHP vào cơ thể với một lượng nhất định là sẽ phá vỡ tuyến nội tiết, làm thay đổi lượng hormone, lâu dài sẽ nguy hại đến sức khỏe.
 
Chất tạo đục DEHP được tìm thấy trong nước giải khát ở Đài Loan.

DEHP, DINP có trong đồ uống là hợp chất hữu cơ lỏng, nhớt không màu, tan trong dầu, không tan trong nước và đã bị nhiều nước ở châu Âu cấm sử dụng, cả trong chế tạo đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi vì chúng có thể gây bệnh ung thư, biến đổi gien và nhiễm các hoá chất độc hại thông qua hành vi mút hay nhai đồ chơi bằng nhựa dẻo. Tại Pháp từ 1999 - 2000, đồ chơi nhựa nếu kiểm tra thấy chứa trên 0,1% các dẫn xuất của phtalate (DINP, DIDP, DEHP, DBP, DNOP, BBP), nhất là DINP, DEHP sẽ bị cấm đưa ra thị trường. Các nhà khoa học ĐH Rochester (Mỹ) còn phát hiện chỉ cần bị phơi nhiễm với DINP, DEHP đã tăng nguy cơ dị tật cơ quan sinh dục, tổn thương quá trình sinh sản của nam giới, tiêu diệt và làm biến dạng tinh trùng, kích thích trẻ gái 2 - 8 tuổi có thể có kinh nguyệt...

Theo Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật thực phẩm Đài Loan, DEHP độc hơn nhiều so với Melamine vì tồn tại rất lâu trong cơ thể người, đã bị liệt vào danh sách chất có độc tố thứ 4 ở Đài Loan. Chất này chỉ được phát hiện qua kiểm nghiệm ở nơi hội đủ điều kiện kỹ thuật (có máy phân tích sắc khí) với xét nghiệm ra DEHP, thời gian xác định chất khoảng 4 giờ.
 
Chưa xuất hiện sản phẩm độc hại 

Theo Cục Quản lý ATTP quốc gia Trung Quốc, người lớn chỉ cần uống 500 CC đồ uống có hàm lượng DEHP (khoảng 30 ppm trở lên) mỗi ngày đã vượt chuẩn cho phép 2 lần.
 
Viện Nghiên cứu y tế Đài Loan cho rằng, người trưởng thành thường xuyên uống một chai nước nhiễm chất hóa dẻo/ngày sẽ tổn thương khả năng sinh sản cao 3-4 lần, trẻ em tăng 6-8 lần.
 
Thời gian bài tiết chất hóa dẻo trong cơ thể kéo dài 5-12 giờ. Nên uống nhiều nước lọc để hỗ trợ bài tiết chất DEHP ra khỏi cơ thể.
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế), ngay sau khi được Đài Loan thông báo phát hiện có hóa chất độc hại trong các loại nước ép, thạch, sữa... Cục ATVSTP đã tổ chức rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam (các loại nước giải khát, phụ gia tạo đục...) có nguồn gốc từ Đài Loan.

Kết quả giám sát trên thị trường của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đối với 05 mẫu nước đào, nước táo, nước cam của V- Fresh, trà bí đao Wonderfam, nước cam ép Twister chiều 30/5 (lấy mẫu ngày 29/5 tại cửa hàng tạp hóa - Bạch Đằng - Hoàn Kiếm - Hà Nội) đều không phát hiện có DEHP.

Hiện Cục ATVSTP chưa phát hiện ra doanh nghiệp nào nhập sản phẩm chất tạo đục có chứa DEHP. Khảo sát một số khu vực bày bán các loại hàng khô trên địa bàn Hà Nội như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, phố bánh kẹo Hàng Buồm... cũng chưa thấy. Với đồ uống giải khát, Cục chưa phát hiện thấy có nước tăng lực, nước chanh, đồ uống dạng gói pha... nằm trong danh sách 50 loại đồ uống có chất tạo đục chứa DEHP mà báo chí nước ngoài công bố.
 
Tuy nhiên, Cục ATVSTP cũng không loại trừ việc có thể công ty trong nước không nhập khẩu trực tiếp phụ gia thực phẩm nhưng lại nhập khẩu thực phẩm có chứa phụ gia nhiễm chất gây độc này. Vì vậy, cơ quan này đang rà soát các nhãn hàng nào nhập vào Việt Nam thuộc danh sách các sản phẩm bị thu hồi tại Đài Loan cũng như các sản phẩm có chứa chất tạo đục để chính thức đưa ra khuyến cáo (về việc ngưng sử dụng, yêu cầu kiểm định lô hàng nhập khẩu) sau khi có các cuộc họp với các chuyên gia.
 
Hà Dương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 8 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 9 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top