Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Từng bị phản ứng tại nhiều nước nhưng kết quả lại bất ngờ
GiadinhNet - Điện thoại smartphone góp phần tạo ra một môi trường giáo dục hoàn toàn mới, trường học online, hay lớp học online.
Đổi mới giáo dục từ áp dụng công nghệ
Việc ban hành thông tư số 32/2020 về điều lệ trường THCS và THPT bao gồm 7 chương và 45 điều có khá nhiều điều quy định mới được bổ sung và đưa vào. Những cập nhật và bổ sung này cho thấy Bộ GD&ĐT đã rất cầu thị, tiếp thu và có nhiều điều chỉnh trong chính sách giáo dục nhằm bắt kịp những thay đổi do yêu cầu thực tế phát triển của đất nước cũng như tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục tiến bộ khác.
Điều này cũng thể hiện rõ trong mục 4 điều 37 quy định những việc học sinh không được làm, cụ thể: "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Đồng nghĩa cho phép học sinh được phép sử dụng các thiết bị công nghệ trong quá trình học tập của mình với sự đồng ý của giáo viên.
Các quốc gia đã từng cho phép học sinh được phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) trong lớp học để phục vụ cho quá trình dạy và học, cũng đã vấp phải những phản ứng trái chiều đến từ nhiều bậc phụ huynh thậm chí cả những nhà giáo dục. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc đưa công nghệ như: máy tính xách tay, máy tính bảng hay smartphone vào phục vụ cho quá trình dạy và học mang lại nhiều tác động tích cực hơn là tiêu cực.
Những lo sợ về việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như sao nhãng học bài, chơi game, chụp hình thầy cô khi giảng… đó chỉ là những mặt trái có thể xảy ra đối với những nơi thiếu đi sự giám sát chặt chẽ của giáo viên và thiếu các bộ quy tắc về văn hoá sử dụng không gian mạng.
Một thực tế không thể phủ nhận là sự xuất hiện của điện thoại thông minh (smartphone) đã tác động và làm thay đổi mạnh mẽ thế giới hiện đại. Nó đã làm dịch chuyển không gian sống của con người từ thực tại sang một không gian ảo, đã thu hẹp thế giới chỉ trong một màn hình chỉ bằng bàn tay. Những tác động to lớn mà điện thoại smartphone mang lại không chỉ đối với xã hội nói chung mà ngay đối với hoạt động giáo dục cũng đã tạo ra một môi trường giáo dục hoàn toàn mới, trường học online, hay lớp học online.
Chúng ta đang chuyển giao từ nền giáo dục truyền thống dựa trên sách giáo khoa sang nền giáo dục dựa trên công nghệ. Tại nước Úc, học sinh Úc tại nhiều nơi đã không sử dụng sách giáo khoa từ cả thập kỷ rồi. Trường học phát cho mỗi em một laptop và học hay làm bài tập cũng trên đó.

Học sinh được phép sử dụng điện thoại trong giờ học đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: TL
Học sinh hào hứng trong học tập khi có smartphone
Nghiên cứu của tiến sỹ Tami (2014) về ứng dụng sư phạm trong việc kết hợp smartphone trong quá trình dạy học đã điều tra về quan điểm của giáo viên, giảng viên, sinh viên và học sinh trong việc sử dụng smartphone trong quá trình dạy học tại trường trung học và trường cao đẳng.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng có tới hơn 70% học sinh trung học sử dụng điện thoại trong lớp học để phục vụ cho việc học và sử dụng điện thoại trong quá trình học cảm thấy giờ học thú vị hơn và chúng có động lực để học hơn. Trong khi đó, những sinh viên cao đẳng với độ tuổi trung bình 32 và giáo viên với độ tuổi trung bình 52 thì thấy khó khăn trong việc ứng dụng smartphone trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, các sinh viên cao đẳng và học sinh trung học đều cho rằng việc sử dụng smartphone giúp chúng học tốt hơn và hộ trỡ chúng nhiều hơn trong quá trình học của chúng.
Từ nghiên cứu trên có thể thấy rằng có sự khác biệt về quan điểm trong vấn đề sử dụng smartphone trong quá trình dạy học giữa ba thế hệ mà chúng ta thường định nghĩa đó là 3 thế hệ X-Y-Z. Những thế X (sinh từ năm 1965 đến 1980) được xem là thế hệ bắt đầu tiếp cận đến công nghệ. Thế hệ Y (sinh từ năm 1981 đến 1995) thuộc về thế hệ công nghệ số hay thế hệ số.
Thế hệ Z (sinh từ năm 1996 - 2010) được gọi là thế hệ của thời đại 4.0. Đặc trưng của thế hệ này là yêu thích smartphone và xem nó là một phần không thể thiếu trong đời sống. Thế hệ này nhiều trẻ trước 10 tuổi đã có thể sử dụng thành thạo một chiếc smartphone và đã biết ứng dụng nó vào việc học.
Từ những nghiên cứu và đánh giá trên có thể thấy việc cho phép học sinh sử dụng smartphone trong quá trình học của chúng đối với học sinh từ bậc THCS và THPT (có thể được xem là thế hệ Z) là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại và là một điều tất yếu của sự phát triển của nền giáo dục hiện đại. Điều chúng ta cần trao đổi và thảo luận ở đây là cách thức và biện pháp để thực thi việc ứng dụng công nghệ số và smartphone trong quá trình dạy và học như thế nào cho hiệu quả.
Chúng ta không nên đơn thuần sử dụng smartphone như là một nguồn giúp học sinh để khai thác kiến thức, mà hơn thế nữa phải biến nó thành một ứng dụng hỗ trợ trong quá trình dạy và học. Làm thế nào tiến tới học sinh đến trường chỉ cần laptop, một máy tính bảng, hay một smartphone nhưng có thể giúp chúng có thể tự học trên đó và có thể thay sách giáo khoa vừa tốn kém chi phí hàng năm vừa có thể bảo vệ rừng và cây xanh…
ThS Nguyễn Sóng Hiền
(Thành viên Liên đoàn các nhà nghiên cứu giáo dục độc lập Australia)

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 28 phút trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.