Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hưng Yên: Dự án đê nghìn tỷ chưa bàn giao đã nứt

Thứ ba, 09:34 14/03/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ở thời điểm chưa bàn giao, nhưng dự án đầu tư xây dựng công trình củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ Km 76+894 đến Km 124+824, có tổng vốn đầu tư lên tới 1.537 tỷ đồng) đã xuất hiện vết nứt dọc mặt đê dài hàng trăm mét. Thêm nữa, một bên thân đê (đoạn qua địa phận thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang) bị sụt lún nghiêm trọng.

Bề mặt đoạn đê (qua địa phận thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang, Hưng Yên) “nứt toác” và sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: X.Thắng
Bề mặt đoạn đê (qua địa phận thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang, Hưng Yên) “nứt toác” và sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: X.Thắng

Tính mạng hàng triệu người dân bị “đe dọa”

Theo phản ánh của người dân, PV Báo Gia đình & Xã hội đã về tuyến đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn tỉnh Hưng Yên để khảo sát thực tế. Ghi nhận của PV, tại đoạn đê từ K81 000 – K82 050 (thuộc địa phận thôn Công Luận 2, thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) xuất hiện vết nứt chạy dọc mặt đê có chiều dài vào khoảng 300m. Chiều rộng vết nứt có chỗ lên tới 2-3cm. Không chỉ nứt toác bề mặt đê mà một bên đoạn đường này bị sụt lún nghiêm trọng trông thấy rõ.

Để khắc phục, cơ quan chức năng đã cho phủ một lớp nhựa đường bịt lại. Bên cạnh đó, biển hạn chế trọng tải xe không được vượt quá 25 tấn, biển cảnh báo cũng như đắp các bao tải đất vào vệ thân đê cũng được sử dụng nhằm hạn chế tốc độ xuống cấp của đoạn đê xung yếu này. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ như “muối bỏ bể” khi vết nứt mỗi ngày một rộng hơn.

Ông Nguyễn Văn Thiệu - Phó thôn Công Luận 2 cho biết: “Sau vài trận mưa vào tháng 7/2016, lãnh đạo thôn và người dân bất ngờ phát hiện vết nứt chạy dọc bề mặt đê. Trước tình trạng nghiêm trọng này, chúng tôi lập tức báo cáo sự việc tới lãnh đạo thị trấn Văn Giang và Phòng Thủy lợi huyện Văn Giang để phối hợp giải quyết. Thời điểm đó, hơn chục cán bộ được huy động, dùng các tấm bạt lớn phủ lên bề mặt đê nhằm chặn dòng nước do mưa lớn xối xả đổ xuống, chảy dồn vào các vết nứt”.

Cũng theo lời ông Thiệu, đoạn đê chạy qua địa bàn thôn Công Luận 2 đã có tiền sử nền đất yếu. Trước đây, tuyến đê này còn là đường đất, đã từng xảy ra vỡ đê hơn chục lần. Về sau, khi nâng cấp lên dạng đường cấp phối (tức dải đá bây) thì đoạn này vẫn tiếp tục xuất hiện vết nứt dọc thân đê. Và cho đến bây giờ, dù được đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để nâng cấp đê dải nhựa, không hiểu sao sự cố trên vẫn tiếp tục tái diễn? Được biết, tuyến đê tả sông Hồng có chiều dài 48km chạy qua địa bàn tỉnh Hưng Yên được xếp loại đê cấp I, bảo vệ tính mạng của hàng triệu người dân thuộc các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Ngoài yếu tố nền đất yếu, ông Thiệu còn cung cấp thêm cho chúng tôi thông tin về tình trạng xe quá khổ, quá tải thường xuyên “quần thảo” qua tuyến đê xung yếu này. Đấy cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến đoạn đê qua địa phận thôn Công Luận 2 bị xuống cấp nghiêm trọng tới mức đáng báo động như hiện nay.

Nguyên nhân do nền đất yếu có thỏa đáng?

Ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó trưởng thôn Công Luận 2.
Ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó trưởng thôn Công Luận 2.

Dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng tỉnh Hưng Yên (đoạn từ Km 76 894 đến Km 124 824, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2746/QĐ – UBND ngày 23/12/2009) có chiều dài toàn tuyến gần 48km, điểm đầu từ tuyến đê thuộc xã Xuân Quan (Văn Giang) đến điểm cuối thuộc phường Minh Khai (TP Hưng Yên). Quy mô công trình triển khai đắp tôn cao, áp trúc mở rộng mặt đê và cơ đê hiện tại về phía đồng bảo đảm cao trình đê chống lũ thiết kế; gia cố làm một tuyến đường trên mặt đê và một tuyến đường ở dưới chân đê theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; đắp, lấp đầm, ao ven đê và đắp tầng phủ, tầng phản áp tại khu vực thường xuyên bị đùn sủi, xây dựng 45 điếm canh đê… Tổng mức đầu tư của dự án khi phê duyệt là 1.537 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt từ năm 2009 đến năm 2012, tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa được bàn giao do chậm tiến độ. Ban đầu, chủ đầu tư dự án là Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên, sau đó điều chuyển sang Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên.

Khi sự cố lún, nứt mặt đê tả sông Hồng (đoạn từ K81 000 – K82 050) xảy ra, Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Sở NN&PTNT và UBND tỉnh Hưng Yên đã có báo cáo gửi Bộ NN&PTNT. Trước tính chất cấp bách của sự việc, ngày 19/12/2016, tại Tổng cục Thủy lợi, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã chủ trì cuộc họp bàn về vấn đề trên. Dự họp có lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Vụ Quản lý đê điều (Bộ NN&PTNT), đại diện tỉnh Hưng Yên và đại diện Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên chỉ đạo xử lý tạm thời vết nứt, hạn chế tải trọng xe; theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố; tổ chức khảo sát, đánh giá xác định nguyên nhân và phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh Hưng Yên, Bộ NN&PTNT thành lập Hội đồng khoa học để xác định nguyên nhân và phương án xử lý.

Đến ngày 17/2/2017, căn cứ văn bản Số 216/UBND-KT2 (ngày 9/2/2017) của UBND tỉnh Hưng Yên và theo đề nghị của Tổng cục Thủy lợi, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã quyết định thành lập Hội đồng khoa học xác định nguyên nhân và phương pháp xử lý sự cố ở đoạn đê nói trên. Nguyên nhân bước đầu được Hội đồng khoa học đưa ra là: Đoạn đê (từ K81 000 – K82 050) thuộc khu vực địa chất nền yếu (đã nhiều lần xảy ra sự cố những năm trước đây); đặc điểm địa chất thân đê và địa hình khu vực có nhiều yếu tố bất lợi; mật độ, tải trọng xe lưu thông trên thân đê lớn. Về giải pháp xử lý, các thành viên Hội đồng khoa học cơ bản nhất trí với giải pháp xử lý, đắp áp trúc bọc mái đê; lấp đầm ao tạo phản áp phía sông.

Từ những cơ sở nêu trên, Bộ NN&PTNT đã có văn bản Số 1749/BNN-TCLT (ngày 1/3/2017) đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên hoàn thiện phương pháp xử lý cấp bách sự cố và tổ chức xử lý. Trường hợp xử lý sự cố nằm ngoài nội dung dự án, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên huy động nguồn lực của địa phương để xử lý. Nếu có khó khăn về kinh phí, đề nghị tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ để thực hiện đảm bảo kịp thời chống lũ năm 2017.

Được biết, trong Quyết định 2543/QD-UBND tỉnh Hưng Yên (ngày 14/11/2016) do ông Đặng Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên ký có nêu: Tổng mức đầu tư của dự án là 1.537 tỷ đồng, trong đó chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gần 100 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra: Với số tiền tư vấn xây dựng lớn như vậy, vì sao vẫn xảy ra hiện tượng nứt bề mặt đê?

Ngày 16/9/2010, phát biểu tại lễ khởi công dự án xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã nhấn mạnh, việc bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình đòi hỏi chủ đầu tư cùng đơn vị thi công cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được nhà nước giao, triển khai xây dựng bảo đảm đúng thiết kế được duyệt, thi công đúng trình tự, tăng cường các biện pháp giám sát, tự giám sát chất lượng thi công, bảo đảm chất lượng công trình vì đây là tuyến đê cấp I có phạm vi bảo vệ lớn kết hợp với giao thông, chú trọng bảo đảm an toàn cho đê khi thi công. Đối với các địa phương được hưởng lợi từ dự án cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công trình, tạo điều kiện đơn vị thi công có mặt bằng, bảo đảm an ninh, an toàn công trường, đồng thời chủ động tham gia giám sát cộng đồng bảo đảm chất lượng công trình.

X.Thắng – T.Khang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 24 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 54 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Top