Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

Thứ sáu, 12:24 15/12/2006 | Pháp luật

Sau khi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Ban Khoa giáo Trung ương và Ban cán sự đảng Uỷ ban DSGĐTE đã có văn bản hướng dẫn một số yêu cầu và nội dung chính trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Mở đầu

Ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành  (sau đây gọi tắt là Nghị quyết của Bộ Chính trị).

Nghị quyết của Bộ Chính trị yêu cầu toàn Đảng, toàn dân tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ); kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu ổn định quy mô dân số nước ta ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Nghị quyết là văn kiện quan trọng của Đảng nhằm định hướng công tác DS-KHHGĐ trong những năm tới vì vậy việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với quyết tâm cao, theo một chương trình hành động thống nhất và đồng bộ, phù hợp với thực tế của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Được sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Khoa giáo Trung ương và Ban cán sự đảng Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn một số yêu cầu và nội dung chính trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW như sau:

I. Yêu cầu chung

1.1 Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được đề ra trong Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân đối vời công tác DS-KHHGĐ.

1.2 Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình hoặc kế.hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị cho phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và từng địa phương, cơ sở.

1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị ở các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để rút kinh nghiệm, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh.

II. Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị

2.1. Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức phổ biến và quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị tới lãnh đạo các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở Trung ương và lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ.

2.2. Ban cán sự đảng Uỷ ban Dân số, gia đình và Trẻ em tổ chức phổ biến và quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị tới lãnh đạo Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương; lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và cơ quan dân số, gia đình và trẻ em của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

2.3. Đề nghị Ban cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị đến từng chi bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị và cơ sở.

2.4. Ban Thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ chủ trì phổ biến và quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị tới cán bộ chủ chốt các ban, ngành, Mặt trặn Tổ quốc, đoàn thể của tỉnh, thành phố và cán bộ lãnh đạo cấp huyện, đồng thời chỉ đạo các huyện uỷ, quận uỷ và tương đương phổ biến quán triệt Nghị quyết này tới cán bộ chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và cấp xã.

2.5. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của Nghị quyết Bộ Chính trị nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương có thể tổ chức quán triệt sâu dưới hình thức chuyên đề về một số nhiệm vụ của Nghị quyết Bộ Chính trị như các biện pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền (nhiệm vụ l); đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục nhằm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ của một bộ phận nhân dân (nhiệm vụ 2); những biện pháp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý, trong đó có việc cung cấp, xử lý thông tin cho công tác đăng ký dân số (nhiệm vụ 3); các biện pháp mở rộng dịch vụ chăm sóc người già, người tàn tật, tổ chức phục hồi chức năng cho trẻ em và người khuyết tật, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dân số Việt Nam (nhiệm vụ 6), v..v...

Thông qua việc học tập, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, có thể đề xuất với các cấp các ngành về những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ ở địa phương.

2.6. Các cơ quan thông tin đại chúng các cấp cần có các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp nhằm phổ biến những nội dung cơ bản Nghị quyết Bộ Chính trị đến đông đảo nhân dân; cung cấp thông tin, kiến thức về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, vận đóng nhân dân tích cực thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, nhất là cộng động dân cư tại thôn, xóm, ấp, bản, làng; tuyên truyền, cổ vũ, động viên những gương điển hình của tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

III. Xây dựng văn bản thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị

3.l. Đối với các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương

Đề nghị ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo hoặc chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị cho phù hợp với đặc điểm của từng bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân.

3.2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3.2.l. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng nghị quyết hoặc chỉ thị về tiếp tục dẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa phương theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị để trình tỉnh ủy, thành ủy ban hành.

Nội dung nghị quyết hoặc chỉ thị của các tỉnh uỷ, thành uỷ cần bám sát tinh thần, nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị, gắn với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của địa phương trong thời gian qua; khẳng định vị trí quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội; xác định những vấn đề bức xúc trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ hiện nay ở địa phương; có biện pháp mạnh mẽ nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đề ra mục tiêu và các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; phân công trách nhiệm cụ thể đến từng ngành, từng tổ chức, từng cán bộ lãnh đạo; có kế hoạch kiểm tra, giám sát và thực hiện báo cáo định kỳ.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, các tỉnh uỷ, thành uỷ có thể ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị chung cho cả hai lĩnh vực dân số (theo nội dung Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị) và lĩnh vực gia đình (theo nội dung Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21- 02-2005 của Ban Bí thư).

3.2.2. Sau khi có nghị quyết hoặc chỉ thị của tỉnh uỷ, thành uỷ, ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tổ thành có trách nhiệm xây dựng văn bản hướng dẫn, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương.

3.2.3. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thành xây dựng chương trình hoặc kê hoạch hành động thực hiện chính sách DSKHHGĐ. Chương trình hoặc kế hoạch hành động này phải bám sát tinh thần, nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị, gắn với tình hình thực tế của địa phương; nêu rõ các nhiệm vụ và các chỉ nêu cụ thể; thời gian hoàn thành; điều kiện bảo đảm và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện với những nội dưng chủ yếu sau đây:

3.2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các các uỷ Đảng và chính quyền nhằm thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa phương, bao gồm: Chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá tình hình; đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng sinh con thứ 3 trở lên; đưa công tác DS-KHHGĐ thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp uỷ đảng và chính quyền; phân công cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát; huy động toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ; vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện; xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo các quy định của Đảng và Nhà nước.

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục làm thay đổi nhận thức, tập quán sinh đẻ trong nhân dân; vận động toàn xã hội chấp nhận và thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con; chú trọng việc tuyên truyền, vận động trực tiếp tại cộng đồng, từng gia đình, từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những cặp vợ chồng đã có từ 2 con trở lên, những gia đình sinh con một bề, những cặp vợ chồng trẻ; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho vị thành niên và thanh niên; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; khen thưởng những gia đình có nhiều thế hệ chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về DS-KHHGĐ.

3.2.3.3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em nhất là ở cấp huyện và cấp xã, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng lực và nhiệt tình của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, xóm, bản, làng; có chính sách thoả đáng về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ này; thực hiện quản lý, điều hành công tác DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai việc đăng ký và quản lý dân số phục vụ cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.2.3.4. Hoàn chỉnh cơ chế chính sách và tăng cường đầu tư nguồn lực: Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với các cộng đồng, gia đình, cá nhân làm tốt công tác DS-KHHGĐ; hướng dẫn và khuyến khích việc xây dựng hương ước, quy ước tại làng, bản, thôn, xóm, ấp nhằm tại phong trào toàn xã hội thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; bố trí hợp lý ngân sách của địa phương và vận động thêm các nguồn tài trợ khác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tăng đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở nhất là các vùng đông dân có mức sinh cao và các vùng khó khăn.

3.2.3.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, các phương tiện tránh thai an toàn, thuận tiện, có chất lượng cho các đối tượng sử dụng; chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ cung cấp dịch vụ; tổ chức triển khai các hoạt động tiếp thị xã hội và bán rộng rãi các phương tiện tránh thai; tăng cường các chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hoá gia đình và phòng, chống HIV/AIDS.

3.2.3.6. Nâng cao chất lượng dân số phát động và duy trì phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động tư vấn tiền hôn nhân; thử nghiệm mô hình phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo ở trẻ sơ sinh; mở rộng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại cộng đồng; đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; mở rộng các dịch vụ chăm sóc người già, người tàn tật; ưu tiên triển khai các chương trình, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng khó khăn, người di cư và các nhóm đối tượng thiệt thòi.

IV. Kiểm tra, đánh giá thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị

Các cấp uỷ đảng chỉ đạo và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, báo cáo cấp uỷ cấp trên. Việc kiểm tra, đánh giá cần được đổi mới cả về nội dung, phương pháp và hình thức tiến hành; coi trọng việc phát hiện, nhân rộng những nhân tố mới, mô hình điển hình trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Cán sự đảng Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành lập các đoàn công tác liên ngành định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị tại các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở.

Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành uỷ và Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch phối hợp định kỳ kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị ở các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương; kịp thời chỉ đạo các cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ; hàng năm, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện để báo cáo tỉnh uỷ, thành uỷ, đồng thời gửi báo cáo về Ban Khoa giáo Trung ương và Ban cán sự đảng Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

Đề nghị ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng uỷ trực thuộc Trung ương gửi báo cáo đánh giá hàng năm kết quả thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Ban Khoa giáo Trung ương và Ban cán sự đảng Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em để tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn)

thethao
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau khi được các giáo viên can ngăn, Trần Duy Tâm đến công an đầu thú và khai nhận hành vi cố ý gây thương tích xuất phát từ việc ghen tuông.

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Pháp luật - 4 giờ trước

Đó là thông tin mới nhất liên quan vụ nổ lò hơi ở huyện Vĩnh Cửu làm 6 người chết, 5 người bị thương được thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thông tin tại hội nghị giao ban kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đồng Nai vào sáng 4-5.

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Pháp luật - 5 giờ trước

Nguyễn Chí Thiện cùng Danh Nhỏ đã đột nhập vào nhà phó bí thư thị trấn trộm két sắt rồi lấy tiền mua xe và điện thoại.

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, quá trình khám nghiệm tử thi không phát hiện có dấu vết do ngoại lực tác động. Kết quả giải phẫu xác định nguyên nhân chết nghi do ngạt nước.

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Chỉ là những người "bình thường" nhưng các đối tượng đã "nổ" là cựu lãnh đạo, có nhiều mối quan hệ với các "sếp lớn" nhằm tạo niềm tin để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của bị hại.

Bắc Giang: Phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao

Bắc Giang: Phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an thị xã Việt Yên (Bắc Giang) đang điều tra, làm rõ vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao thuộc tổ dân phố My Điền 1, phường Nếnh.

Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Pháp luật - 11 giờ trước

Trộm xe máy cùng 81 đơn hàng của một shipper ở TP Thủ Đức, Huy cùng em ruột đem xe máy đi bán được 6 triệu đồng, còn đơn hàng vứt bỏ khắp nơi.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Top