Khóc, cười với cà phê kịch
GiadinhNet - Ngồi bệt dưới sàn gỗ nhâm nhi cà phê chờ xem kịch.
![]() |
Bệt được thiết kế trong căn nhà nhỏ và cũ kỹ. Ảnh:TG |
Dường như mẫu số chung cho sự tồn tại của cà phê kịch là phải "mượn" cà phê làm kịch. Nếu làm ngược lại, thật khó để quán cà phê làm được và thành công. "Nếu mượn kịch làm cà phê mà thành công thì đâu cần quán cà phê làm, sân khấu chuyên nghiệp mở thêm cà phê còn thuận lợi và đơn giản hơn nhiều, nhưng có ai làm đâu?"-một chủ quán cà phê kịch chia sẻ.
Trên thực tế, không phải cà phê kịch nào cũng trụ nổi trong lòng Sài Gòn. Chúng tôi gặp nhóm 3 thanh niên đến xem vở "Tiền là số 1" ở Bệt, trong đó có Đỗ Văn Điền-một thanh niên trẻ làm nghề thiết kế bị "nghiện" cà phê kịch . "Em xem thường xuyên ở Nhện cà phê nhưng gần đây họ không diễn nữa, chưa biết đi đâu xem thì bạn em cũng "nghiện" kịch ở Bệt rủ đến đây. Ở đây diễn hay"- Điền cười và nhận xét sau buổi diễn. |
Tối 7/5, chúng tôi đến Bệt cà phê ở 57A Tú Xương, P.7, Q.3, TPHCM. Bệt được thiết kế trong ngôi nhà nhỏ, cũ kỹ nhưng khá sạch sẽ. Phía bên ngoài có tấm bảng gỗ nhỏ viết bằng phấn trắng vở diễn "Tiền là số 1", bắt đầu từ 21h.
Chúng tôi đến khá sớm nên Bệt mới chỉ có 4 khách là 2 đôi thanh niên nam nữ tầm tuổi 22-25. Chúng tôi ngồi trên sàn gỗ có tấm thảm lót cho êm. Sàn gỗ bóng loáng, không phải do sơn bóng mà do người đi nhiều quá. Có khoảng 30 bàn được bố trí trong không gian chữ L và gác lửng. Bàn to bằng chiếc ghế, đóng bằng gỗ, cao khoảng 30cm để vừa tầm người ngồi bệt dưới sàn. Phía góc phòng chữ L có hẳn 1 chiếc giường gỗ, trên giường cũng bố trí bàn, trông thật lạ lẫm. Cũng có bàn nằm trên sàn gỗ cao hơn ngay góc tường, đủ chỗ cho nhóm khách 5-7 người.
Đến 21h, khách đã ngồi bệt gần kín trên sàn, cũng đa số là cặp đôi thanh niên nam nữ. Vở diễn "Tiền là số 1" bắt đầu. 4 diễn viên kịch chuyên nghiệp Cao Tiến, Quốc Thịnh, Thái Trang và Đoàn Thanh Phương hoá thân khá nhuần nhuyễn vào các vai diễn.
Vở kịch có kết mở. Câu chuyện không mới nhưng những tình tiết được 4 diễn viên trẻ thể hiện khá ổn khiến khách xem khóc-cười theo từng lần tắt- mở đèn chuyển cảnh sân khấu. Lần đầu theo chân con trẻ đến xem kịch uống cà phê, vợ chồng chị Thủy ở Bình Dương lấy làm bất ngờ và thú vị: "Mình không ngờ Sài Gòn có mô hình hay như thế này. Xem kịch mà cứ như xem chuyện đang xảy ra ở trong nhà bởi không gian quá gần gũi. Diễn viên nói chẳng cần micro mình vẫn nghe rõ ràng. Điều đó khiến mình hòa vào câu chuyện của từng nhân vật, khóc khi họ khóc và cười khi họ cười. Nói chung cảm giác của mình là xem kịch mà không phải là xem kịch, hay hơn rất nhiều"-chị Thủy chia sẻ.
![]() |
Khách tập trung xem kịch tại Bệt cà phê. Ảnh:TG |
"Mượn" cà phê làm kịch
"Chủ xị" Bệt cà phê là Nguyễn Thiên Kim - cô gái gốc người Sài Gòn còn khá trẻ, sinh năm 1984. Thiên Kim khởi dựng Bệt từ năm 2008. Kim vốn chẳng liên quan đến kịch nghệ, song cô gái chuyên PR và Casting film lại rất yêu kịch. Vậy là Kim ấp ủ ý tưởng "mượn” cà phê làm kịch và kết quả là Bệt cà phê kịch ra đời.
Lý giải về cái tên quán nghe khá kỳ lạ - Bệt, Kim cười cười: "Bệt là ngồi bệt thôi anh ạ. Em đặt tên và thiết kế quán để nhớ những kỷ niệm thời sinh viên chuyên uống cà phê ngồi bệt ở công viên trước Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập). Hồi đó ngồi đất, bây giờ ở Bệt ngồi sàn gỗ lót thảm, nhưng tinh thần vẫn là... ngồi bệt".
"Hồi mới mở Bệt, trong 6 tháng đầu bọn em phải vừa làm vừa tự mò mẫm bởi mô hình này chưa có. Em và các bạn diễn viên chia nhau đi xem ở các sân khấu chuyên nghiệp để mỗi người rút ra cách làm cho ngon lành, hợp lý nhất. Sau đó mới thống nhất và dần dần đi đến mô hình, phong cách, thời lượng vở diễn, nội dung theo đuổi... hợp lý như Bệt ngày hôm nay"- Kim nhớ lại thời gian đầu mở Bệt. Hiện đội diễn viên kịch ở Bệt là những diễn viên trẻ đang diễn ở những sân khấu chuyên nghiệp tại Sài Gòn. Bệt tổ chức các buổi diễn vào tối thứ 2, thứ 3 và thứ 5 trong tuần. Buổi sáng, khu vực lầu-nơi có sân khấu-Bệt dành riêng cho việc tập kịch, không bán cà phê. Cà phê kịch Bệt chỉ mở cửa đón khách từ sau 17h. Những ngày không diễn kịch, Bệt còn có cà phê nhạc đón chào khách tứ phương.
"Hiện các vở kịch tại Bệt em chịu trách nhiệm sản xuất với quy trình chuyên nghiệp luôn. Có người viết kịch bản riêng, có đạo diễn riêng. Trước khi công bố vở diễn mới phải diễn phúc khảo và được cấp phép từ Sở VH-TT-DL. Bệt có không gian nhỏ, sức chứa ít nên phải luôn có kịch mới để giữ chân khách..."- Kim cho biết.
Khóc - cười cà phê kịch ở Sài Gòn
Sau thành công của Bệt, tại Sài Gòn lần lượt xuất hiện nhiều cà phê kịch tương tự. Có thể kể đến những cái tên đã được nhiều người biết đến như Nhện cà phê (Q.PN), Cây Táo Gai cà phê (Q.3), cà phê kịch Q2 (Q. Gò Vấp)...
Cà phê Cây Táo Gai mở cửa được 1 năm. Mô hình cà phê kịch tại đây chỉ mới thể nghiệm được hơn 6 tháng do nhận được lời mời cộng tác từ nhóm Kịch Up. Với lịch diễn 2 tuần/ lần vào tối thứ 5 và phụ thu cho đêm kịch là 40.000đồng/người. "Đêm diễn kịch khách có tăng hơn ngày thường nhưng cũng không quá nhiều. Đa số các khách đến xem kịch đều thích mô hình này vì sự gần gũi giữa diễn viên và khán giả. Còn về phần phụ thu là kinh phí hỗ trợ cho các diễn viên để lo trang phục, đi lại, ăn uống...". Minh Tuấn- chủ quán Cây Táo Gai cũng còn khá trẻ cho biết. Chủ quán Cây Táo Gai cũng chia sẻ thêm về sự gắn kết kịch trong quán cà phê của mình, rằng anh rất thích bộ môn kịch và đó là lý do chính để anh nhận lời hợp tác với nhóm kịch Up.
Dù chỉ mới thể nghiệm 6 tháng nhưng chủ quán Cây Táo Gai đã có nhiều trải nghiệm vui-buồn với cà phê kịch: "Thời gian đầu áp dụng mô hình, do chưa được nhiều người biết và yêu thích, lượng khách đến đêm kịch khá ít, tiền phụ thu không đủ chi phí cho các bạn diễn viên, thời gian này mình phải bù lỗ khá nhiều đễ hỗ trợ cho nhóm kịch. Tuy điều này không hề được thoả thuận trước đó nhưng mình cũng chia sẻ với các bạn vì không muốn các bạn bỏ công sức quá nhiều lại chẳng đủ tiền để đi lai. Mình hiểu thật sự các bạn chỉ làm vì lòng yêu nghề chứ không mang mục đích thu lợi nhuận. Phải gồng một thời gian dài khiến Tuấn cũng mệt mà mấy bạn diễn viên cũng cảm thấy xuống tinh thần, xuống tinh thần không phải vì ít tiền mà vì các bạn đã dốc hết tâm sức mà quá ít người đón nhận"- Minh Tuấn chia sẻ.
"Gồng" mình vượt qua những điều buồn đó, đến thời điểm này cà phê kịch tại đây đã khá ổn. Chủ quán Tuấn cũng không quên những điều vui khi làm cà phê kịch: "Mình được thoả đam mê. Mình cũng rất mê diễn xuất nhưng không có điều kiện theo nghề nên mỗi khi được xem các bạn diễn cứ muốn được cùng lên sân khấu và diễn chung. Thứ nữa, đây cũng là một sự kiện để quảng bá cho quán, điều này cũng tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh vì được mọi người biết nhiều hơn. Cuối cùng và có lẽ cũng là điều làm mình vui nhất là có thêm những người bạn, những người em rất dễ thương, trẻ tuổi nhưng sống có chí hướng, có mục đích, có mơ ước, có đam mê và dám nghĩ, dám làm. Mình thấy mình học hỏi được ở các bạn rất nhiều".

Đại học Quốc gia Hà Nội chốt cách quy đổi chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm 10
Giáo dục - 16 phút trướcĐại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, công bố cách quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm 10 của các trường thành viên.

Nhân chứng kể việc đụng mặt nghi phạm cướp ngân hàng
Pháp luật - 7 giờ trướcAnh X.C. kể lại, phát hiện vụ cướp, người dân đuổi theo hô lớn nhưng bị tên cướp đe doạ ngược lại rồi tẩu thoát.

Hưng Yên đặt tên xã, phường mới sau sắp xếp, không gắn số thứ tự
Xã hội - 7 giờ trướcViệc đặt tên các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tại tỉnh Hưng Yên được đề xuất từ tên địa danh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử lâu đời và không gắn số thứ tự.

Người đàn ông bịt mặt, cầm dao xông vào cướp ngân hàng ở Hà Nội
Pháp luật - 7 giờ trướcMột vụ cướp ngân hàng táo tợn vừa xảy ra chiều 21/4 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH- Một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa nhiều xe ô tô khiến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua Vĩnh Phúc) ùn tắc kéo dài.

Giới trẻ Thủ đô lan tỏa yêu nước qua ảnh chụp tại Lăng Bác mừng 50 năm thống nhất đất nước
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút một lượng lớn bạn trẻ đến chụp ảnh, gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sâu đậm dành cho quê hương qua những bức ảnh đầy cảm xúc.

Bộ Công Thương thu hồi loạt quyền hạn quan trọng của VCCI từ hôm nay
Xã hội - 8 giờ trướcBộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103 thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và loạt quyền khác đã uỷ quyền cho VCCI trước đó. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay 21/4/2025.

Mục sở thị khu nghĩa trang nhân dân 'đặc biệt' có 1-0-2 ở Hải Dương
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Khu nghĩa trang nhân dân "đặc biệt" này không chỉ được xây dựng từ lâu, các ngôi mộ thẳng hàng lối, cùng kích cỡ, màu gạch ... mà ẩn chứa trong đó là những câu chuyện về văn hóa làng quê, dòng họ.

Bắt nhóm thu tiền bảo kê tại khu du lịch biển
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 4 đối tượng thu tiền bảo kê của nhiều người dân buôn bán, kinh doanh đồ uống giải khát tại biển Hải Tiến.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo đơn vị đăng kiểm chuẩn hóa thiết bị ghi hình, chống bỏ quên trẻ em trên xe
Xã hội - 9 giờ trướcThủ tướng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo đơn vị đăng kiểm chuẩn hóa thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe ô tô.

Những trường hợp này sẽ bị thu hồi sổ đỏ trong năm 2025 theo quy định mới nhất
Đời sốngGĐXH - Theo quy định mới nhất của Luật Đất đai 2024, 6 trường hợp Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã cấp cho người dân.