Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không có tiền, ở lại Hà Nội ăn Tết

Thứ năm, 13:45 24/01/2013 | Gia đình

Năm nào vợ chồng Nguyệt - Hưng cũng lặn lội 500 km từ Hà Nội về Quảng Bình ăn Tết. Nhưng năm nay, họ sẽ đón xuân ở Hà Nội vì thiếu tiền.

Lần đầu “xuân tha hương”

Mấy hôm nay, Nguyệt treo status trên Yahoo Messenger bằng một câu thơ “xào” của Nguyễn Bính: “Tết này chưa chắc con về được/Con gửi về quê một tấm lòng”. Bạn bè xông vào hỏi han, Nguyệt ngậm ngùi: “Quyết định rồi chúng mày ạ. Buồn. Nhưng phải thế thôi”.

Vợ chồng Nguyệt đều 29 tuổi, đều quê ở Quảng Bình. Cùng quê nên họ chẳng bao giờ phải cãi nhau là ăn Tết ở quê anh hay quê em. Dù cơ quan có nghỉ Tết muộn đến mấy, cứ đến 26 âm lịch là họ cắt phép, lên tàu, kể cả năm ngoái khi con mới được 7 tháng tuổi. Ở quê không chỉ có gia đình, họ hàng mà còn có hầu hết những người bạn thân thiết nhất của cả hai vợ chồng. Vì vậy, việc ở lại Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán tới là một nỗi buồn không nhỏ. Nhưng theo Nguyệt, trong hoàn cảnh của họ thì phải chấp nhận.
 
Không có tiền, ở lại Hà Nội ăn Tết 1
Ngày Tết, ai cũng mong đoàn tụ gia đình.
Chồng Nguyệt bị mất việc từ mấy tháng nay, cũng đã cố gắng tìm các công việc khác, kể cả mang tính thời vụ, nhưng không được, đành ở nhà chăm con hộ vợ. Còn Nguyệt vẫn làm nhân sự cho một công ty, được cái mức lương ổn định nhưng không cao, và cũng không mong có một khoản thu nhập nào từ trên trời rơi xuống để bù cho việc chồng thất nghiệp.
 
“Trong khi đó, về quê tốn kém lắm. Riêng tiền tàu xe ra vào đã gần 2 triệu đồng, rồi tiền quà cáp, mua sắm các thứ mang về, tiền đóng góp, tiền mừng tuổi. Thực ra, với những đứa háo hức về quê như vợ chồng mình thì tốn kém cũng chẳng sao. Có điều năm nay thì không lấy đâu ra tiền”, Nguyệt tâm sự. Cô cho biết, nếu ở Hà Nội ăn Tết, cô chỉ cần làm vài món ăn, vì nhà có hai vợ chồng với đứa con, ăn chẳng mấy. Ở Hà Nội họ hàng chẳng có, những người quen ăn Tết ở thủ đô cũng chẳng ai thân, cô lại chẳng mời ai đến căn hộ thuê chật chội lôi thôi của mình, nên cũng chẳng phải sắm sanh gì.
 
“Mình sẽ gửi cho nhà nội 2 triệu đồng, nhà ngoại 1 triệu đồng gọi là mừng tuổi. Coi như chỉ tốn 6 – 7 triệu đồng cho một cái Tết, sức mình chỉ lo được tới đó. Còn nếu về quê thì ít cũng mấy chục triệu đồng, vì còn phải mừng tuổi rất nhiều, mang tiếng ở Hà Nội về không xông xênh không được”, Nguyệt chia sẻ.

Vợ chồng Duyên – Thịnh cũng gác kế hoạch về quê Tết này vì lý do kinh tế. “Năm ngoái bọn em đã ăn Tết Hà Nội một lần rồi, phải nói là buồn không gì buồn hơn. Vợ em cứ khóc suốt, may mà còn có con gái, nó làm cô ấy vui lên. Em vì không về quê nên anh em trong cơ quan nhờ trực thay cả Tết, coi như vừa giúp họ vừa có thêm thu nhập. May là mỗi ngày cũng chỉ cần lên cơ quan một buổi rồi về, nên vợ em mới chấp nhận”, Thịnh tâm sự.

Hai vợ chồng chẳng có người thân ở Hà Nội, nên Tết không đến nhà ai chơi. Cả cái Tết, họ chủ yếu ở nhà xem tivi, trừ đêm 30 chở nhau đi xem bắn pháo hoa. Bắt đầu từ mùng 4, phố xá đông trở lại, họ mới đưa con đến các điểm vui chơi trong thành phố. “Lúc đấy người các nơi đổ về Hà Nội đông lắm rồi, nên khi đi chơi không còn cảm giác tủi của kẻ tha hương vì thiếu tiền nữa, vợ em bảo thế. Rồi cô ấy nói, thôi ở nhà cũng có cái hay, tranh thủ nghỉ ngơi vì cả năm chả lúc nào được nằm ườn, mà không đến nhà ai thì đỡ tốn tiền mừng tuổi”, Thịnh cười.

Thấm thía nỗi buồn của việc ăn Tết xa quê, vợ chồng Thịnh hạ quyết tâm từ giờ cứ Tết là phải đoàn tụ với gia đình, nhưng năm nay, họ vẫn phải ở lại Hà Nội, bởi món nợ từ vụ làm ăn thất bát hai năm trước vẫn chưa trả xong và vào những ngày cuối năm này, cái ví của họ vẫn lép kẹp, trong khi quê lại quá xa.

Đã về quê là phải hoành tráng?

Sau cuộc cãi nhau với vợ tối qua, anh Thiết quyết định Tết này sẽ ở lại Hà Nội, dù gia đình anh không đến nỗi “hoàn cảnh”. Người đàn ông 37 tuổi, quê Hà Tĩnh này mới mua được căn hộ chung cư rộng hơn 100 m2. Dĩ nhiên, như đa số mọi người, trong số tiền nộp mua nhà của Thiết, có đến 40% là vay nợ, sau khi ngân quỹ gia đình đã được vét sạch. Dọn về nhà mới, vợ bảo Tết này về ăn bám ông bà nội thôi, vợ chồng mình chỉ còn đủ tiền mua vé xe khách.

Thiết bảo không được, đã về quê ăn Tết là phải đàng hoàng. Mình dù sao cũng mang tiếng là công dân thủ đô, lại đã có nhà cửa đàng hoàng, công ăn việc làm ổn định, làm gì có chuyện vác xác về ăn chực. Thế nghĩa là, ngoài việc phải đưa bố mẹ ít nhất chục triệu đồng, hai vợ chồng còn phải chuẩn bị số tiền không nhỏ để lì xì rộng rãi cho trẻ con cũng như các ông già bà cả trong họ, mừng những cặp đôi làm đám cưới hoặc sinh con trong năm khi Thiết không về được… Anh nói, cả năm có mỗi cái Tết, không có tiền thì đi vay.

Vợ bảo, đã vay nợ è cổ ra rồi, không thể vay thêm vài chục triệu đồng vì lý do vớ vẩn như thế. Cái chữ “vớ vẩn” làm Thiết nổi khùng, cho là vợ không tôn trọng nhà chồng, bèn bảo cô không vay thì tôi vay. Nhưng nghĩ lại, anh cũng biết chẳng còn chỗ nào mà vay nữa, nên ra một quyết định làm vợ sửng sốt: Không về quê ăn Tết nữa, sẽ gọi điện cho bố mẹ nói rằng vì mới mua nhà nên phải ở ngoài này thắp hương. Anh bảo, ở Hà Nội ăn Tết úi xùi thế nào cũng xong, chứ đã về quê là phải hoành tráng.

Cũng như Thiết, năm nào về Tết, anh Vương cũng mua sắm và biếu bố mẹ hai bên rất xông xênh, mừng tuổi cũng rộng rãi. Thế nhưng năm nay, anh mất chức giám đốc ở một công ty xây dựng, chấp nhận ở nhà đưa đón con và “ủ mưu” cho các dự định tương lai. Vợ bàn, hay năm nay ở lại Hà Nội ăn Tết, vì nếu về quê thì không thể chu đáo với gia đình.

Vương gạt đi, bảo, không chu đáo cũng về: “Em còn tiền mua vé tàu không? Nếu không thì để anh gọi điện bảo bố gửi cho. Các cụ cần mình về chứ có cần tiền hay rượu ngoại, bánh kẹo ngoại của mình đâu. Mình đã không có tiền, Tết lại còn không được gặp người thân nữa thì chết còn hơn”. Được lời như cởi tấm lòng, vợ anh cũng hết “lăn tăn” về cái sự “vác mồm về ăn chực”.

Vợ chồng Thủy – Vĩnh cũng có quyết định tương tự. “Lâu nay mình chi tiêu rộng rãi mỗi lần về quê ăn Tết nhưng đâu phải vì sĩ diện hay thích khoe khoang, thể hiện. Thế nên Tết này chả có tiền mừng tuổi ai, mình cũng chẳng ngại. Mình về vì tình cảm chứ có phải để trình diễn vẻ thành đạt đâu mà cứ phải ngon nghẻ mới về. Ngay cả những khi mình có tiền biếu bố mẹ vài chục triệu, thì người vui nhất vì chuyên đó thực ra là vợ chồng mình chứ không phải bố mẹ. Mình vui vì đã có khả năng báo hiếu, còn bố mẹ thì đâu cần nhiều tiền, chỉ cần yên tâm về con cái thôi” - anh Vĩnh nói.

Vì thế, dù năm nay tình hình kinh tế khó khăn, vợ chồng Vĩnh vẫn hào hứng mong Tết đến, để được về quê. Vì với anh, cũng như đa số người Việt Nam khác, đoàn tụ gia đình là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của Tết cổ truyền.

Theo Xzone/TTTĐ

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 8 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 14 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top