Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kinh hoàng nạn tạt axit ở Pakistan

Thứ tư, 07:36 06/06/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - "Có lúc, mức độ bạo lực đã tăng cao đến độ anh chồng ném axit vào mặt vợ, chỉ để dạy cho vợ một bài học".

Tạt axit đang trở thành vấn nạn gây nhức nhối ở Pakistan. Những kẻ thủ ác đã không chỉ tàn phá gương mặt mà còn tước đi luôn cả cuộc sống và tương lai của các nạn nhân.
 
Một nạn nhân bị tạt axit ở Pakistan.
 
Phụ nữ trở thành mục tiêu bị trừng phạt
 
Khi nhà làm phim người Pakistan Sharmeen Obaid-Chinoy giành giải Oscar trong năm nay cho phim "Saving Face" (Tạm dịch “Cứu vớt gương mặt”) với chủ đề nói về các nạn nhân của nạn tạt axit, nó đã gây chú ý trên toàn cầu. Nhằm cải thiện tình hình, hồi tháng 12 năm nay, Pakistan đã ban hành một đạo luật tăng hình phạt nhằm vào các vụ tấn công axit, từ 14 năm tù giam lên mức chung thân và số tiền phạt tối đa là 11.000 USD, một con số rất lớn ở đây. Thế nhưng, cứ mỗi tuần, các nạn nhân mới lại xuất hiện tại các phòng cấp cứu trên toàn quốc, mặt và cơ thể họ chằng chịt những sẹo.
 
Không có thông tin kiểm đếm số vụ tấn công bằng axit ở Pakistan, nhưng Quỹ những người sống sót sau khi bị tạt axit - một cổ chức bảo vệ các nạn nhân - đã ước tính có 150 vụ diễn ra mỗi năm. Đại đa số là phụ nữ và các vụ việc thường bắt đầu từ mâu thuẫn gia đình. "Có lúc, mức độ bạo lực đã tăng cao đến độ anh chồng ném axit vào mặt vợ, chỉ để dạy cho vợ một bài học, nhưng đã khiến cô ấy tàn phế suốt đời” - Valerie Khan, nữ chủ tịch của quỹ cho biết.
 
Theo Khan, sự nhận thức về tội tạt axit đã tăng lên. Nhưng Pakistan vẫn là một xã hội trọng nam, nơi quyền phụ nữ hay bị xem nhẹ, nhất là ở vùng nông thôn. Tại những khu vực như tỉnh Punjab ở Pakistan, phụ nữ thường bị xem như công dân hạng hai. Các bé gái thường phải cưới đàn ông trong những gia đình đối địch để dàn xếp nợ máu. Phụ nữ kết hôn trái ý gia đình sẽ trở thành nạn nhân của tình trạng “giết người danh dự”. Họ cũng không có nhà cửa, tài sản riêng và không sở hữu doanh nghiệp riêng.
 
Vì thế nhiều vụ tấn công đã diễn ra, nhưng không ai báo cáo với nhà chức trách. Và thậm chí khi nạn nhân trình báo, cảnh sát và các thẩm phán ở đây cũng không hết sức điều tra tìm thủ phạm. "Xu hướng chính ở Pakistan là có quá ít kẻ vi phạm bị khởi tố. Cảnh sát và các thẩm phán địa phương chưa đạt mức độ nhạy cảm và quan tâm cần thiết mà vấn đề này cần từ phía họ” – Khan nói. Bà cũng cho biết việc đưa phụ nữ vào tầm ngắm của hoạt động trả đũa đặc biệt diễn ra phổ biến ở các tầng lớp thấp, nơi người dân ít học và các đại gia đình thường sống dựa vào khoản thu khoảng vài trăm USD mỗi tháng.
 
Cuộc sống như đã chết
 
Trong đạo luật thông qua hồi tháng 12 năm ngoái, có một kẽ hở luật cho phép kẻ tấn công tránh phải vào tù nếu đạt được thỏa thuận bồi thường ngoài tòa với các nạn nhân. Tuy nhiên luật mới đã không giúp gì được cho Zaib – một bé gái 10 tuổi bị hôn thê cũ của chị gái tạt axit. Vụ tấn công cô bé diễn ra vào ngày 25/12 năm ngoái, chỉ 17 ngày trước khi luật mới được thông qua. Tháng 3 năm nay, Ghulam Dastagir - gã con rể hụt, đạo diễn vụ tấn công - đã đồng ý dàn xếp bồi thường gia đình Zaib, nhưng y lại không chịu sự ràng buộc của luật mới.
 
Zaib (trái) chụp ảnh cùng chị gái trước khi bị những kẻ ác độc dùng axit tàn phá toàn bộ gương mặt cô bé.
 
Vì thế, gia đình Zaib chỉ được nhận một khoản bồi thường rất nhỏ. Mức tiền đền bù trên gương mặt và sự khổ sở của Zaib là 350.000 rupee, tức khoảng 3.800 USD. Bà Parveen Akhtar - mẹ của cô bé, do cũng bị bỏng ở cổ, tay và ngực - được bồi thường 500.000 rupee (gần 5.500 USD). Giờ đây, Akhtar cay đắng thừa nhận việc dàn xếp là một sai lầm. "Tôi không vui với thỏa thuận này. Hắn ta đã được tự do và có thể tấn công tôi một lần nữa. Hoặc hắn ta có thể tấn công ai khác trong gia đình tôi” – Akhtar nói.
 
Bà nói rằng sau khi tạt axit, Dastagir và 3 kẻ tòng phạm đã bị bắt. Tuy nhiên hắn ta quen với nhiều người có thế lực ở Punjab, nên đã gây sức ép buộc gia đình Akhtar nhận tiền bồi thường. Dù khoản tiền này là rất lớn với gia đình Zaib, nhưng không đủ để trả khoản phí phẫu thuật khổng lồ để trả lại ánh sáng và gương mặt xinh đẹp ngày nào cho Zaib.
 
Những ngày này, Zaib luôn cảm thấy như bị cầm tù trong thế giới đã đóng sập lại trước mắt em. Em chỉ dám chạy ra ngoài chơi vài lần do bị lũ trẻ con hàng xóm xua đuổi. “Chúng thường ngó chằm chằm vào mặt con bé rồi nói ‘không, chúng tao không muốn chơi với mày’"-  Akhtar rầu rĩ kể. 5 tháng sau vụ tấn công, Zaib đã không thể tới trường và giờ chỉ còn biết ngồi yên tại nhà. “Con bé khóc rất nhiều từ đôi mắt không còn lành lặn của nó” – bố của cô bé thổ lộ - “Đã có lúc nó nói với tôi “Con muốn chết. Thà chết cho xong, còn hơn sống cuộc đời khốn khổ thế này”.
 
Hương Giang (Tổng hợp)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Tiêu điểm - 3 giờ trước

Tổng số nhà trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, mặc dù con số thực tế có thể còn cao hơn.

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Tiêu điểm - 7 giờ trước

GĐXH - Thường đeo kính râm, thích bay đêm... là những bí mật về nghề phi công mà ít người biết.

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Bốn phương - 10 giờ trước

Một vụ tai nạn vừa xảy ra tại Thái Lan khiến nhiều người bình luận rằng: "Thật may mà thần chết đã ngủ quên".

Sống trong ô tô để tiết kiệm tiền, cuối tuần đi thăm bạn gái ở cách xa 500km

Sống trong ô tô để tiết kiệm tiền, cuối tuần đi thăm bạn gái ở cách xa 500km

Bốn phương - 11 giờ trước

TRUNG QUỐC - Để tiết kiệm tiền, người đàn ông đã biến chiếc xe ô tô thành nơi ở, mỗi tuần đi thăm bạn gái sống cách đó 500km.

Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Đoạn camera ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc bé trai 1 tuổi bị đuối nước trong xô khiến nhiều người bàng hoàng.

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Bốn phương - 1 ngày trước

Sự xuất hiện của vợ Tân Thủ tướng Singapore tại Lễ nhậm chức đang trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm.

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Một đoạn video của người qua đường đã tình cờ làm thay đổi cuộc đời của người ăn xin trên phố.

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Bốn phương - 1 ngày trước

Nhìn vườn rau xanh mướt nhà hàng xóm, người phụ nữ thấy 1 thứ bất thường!

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Bốn phương - 1 ngày trước

Cuộc sống thường nhật của hai nhóc tỳ Hoàng gia Anh Archie và Lilibet được Harry - Meghan chia sẻ trong chuyến thăm trường học ở Nigeria.

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bốn phương - 1 ngày trước

Bức họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Hàng trăm năm sau, người ta vẫn chưa giải đáp hết bí ẩn xoay quanh họa phẩm này.

Top