Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ quái chuyện 9X, 10X “hầu đồng”: Đừng hạ thấp giá trị văn hoá dân tộc!

Thứ sáu, 16:00 06/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cung văn Hoàng Trọng Kha (91 tuổi), đồng thầy Hoàng Ngọc Thức, người đã có 26 năm theo nghiệp hầu đồng, tỏ ra khá dị ứng với việc giới trẻ “vung tiền như nước”, chạy theo phong trào trong việc hầu đồng hiện nay.

Kỳ quái chuyện 9X, 10X “hầu đồng”: Đừng hạ thấp giá trị văn hoá dân tộc! 1
Ngay cả GS.TS Phạm Minh Khang, người có nhiều tâm huyết với việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể cũng rất bức xúc trước việc hầu đồng ngày nay đang bị một bộ phận trẻ làm cho biến tướng.

“Ngồi đồng” cũng phải có học!

Cụ Hoàng Trọng Kha (91 tuổi), một cung văn khá tiếng tăm ở Yên Ninh, Ba Đình (Hà Nội) cho biết, ngày trước trong dân gian thường lưu truyền câu nói: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nhì lấy chồng quan”. Theo cụ Kha, “ngồi đồng” được xem trọng hơn cả việc “lấy chồng làm quan” và không phải ai cũng có thể làm được việc này. Thời các cụ, chỉ có những bà tham, bà phán, bà tổng… mới có điều kiện thực hiện nghi lễ này vì những người đó mới có điều kiện. Họ không chỉ có tiền mà còn là những người có học, họ rất thông thạo lễ nghĩa. Đồng thầy chỉ bậy chỉ bạ là họ biết ngay. Thậm chí, hát văn mà hát sai là họ cũng góp ý liền ngay sau đó.

Thời xưa, người dân bình thường, nếu có “căn”, có “quả” lắm thì cũng “sạch sành sanh mới được manh áo đỏ” – nghĩa là phải có đủ các điều kiện mới được ra “trình đồng”. Ngồi đồng bây giờ bị “nhân dân hóa” lên, ai ai cũng đi theo Thánh - Mẫu mà nhiều khi không biết Thánh - Mẫu là ai. Ngồi đồng do đó mà càng lúc càng đông và cũng dễ dãi hơn trước rất nhiều.

“Theo tôi, ngồi đồng là một hình thức tín ngưỡng tâm linh mang rất nhiều vẻ đẹp. Vì thế, việc người dân, nhất là giới trẻ tìm đến với ngồi đồng càng nhiều là điều đáng mừng. Tuy nhiên, đã đến với Thánh - Mẫu là phải đến bằng cái tâm và đừng mù quáng. Mình đi theo nét đẹp văn hóa thì phải là người có văn hóa, phải hiểu biết cặn kẽ lễ nghĩa rồi mới theo. Chớ nên đi theo phong trào hay vì mục đích gì đó, vì như thế là mình đang làm xấu ngồi đồng”, cụ Kha tâm sự.

Quá nhiều nơi “buôn thần, bán thánh”

“Việc thanh lọc trong thế giới hầu đồng để loại hình tín ngưỡng tâm linh này xứng đáng là di sản phi vật thể cần nên bắt đầu từ việc thanh lọc trong nhân dân. Mọi người cần phải nhận thức được rõ đâu là người tín tâm thực sự, đâu là những kẻ lợi dụng thần thánh để trục lợi cá nhân”.

       GS. TS Phạm Minh Khang

Bên cạnh ý kiến của cụ Kha, một đồng thầy khá nổi tiếng khác là ông Hoàng Ngọc Thức ở Xuân Trường (Nam Định) cũng cho rằng đến với hầu đồng phải có căn duyên thực sự, không phải ai muốn “hầu” cũng có thể “hầu” được. “Tôi là một thanh đồng, đã theo hầu đồng được 26 năm nhưng chứng kiến hầu đồng ngày nay tôi thực sự đau buồn. Bản thân nghi lễ hầu đồng đang bị sân khấu hóa đi quá nhiều và những người đến với hầu đồng không còn tín tâm cá nhân nữa mà đã trở thành một trào lưu đua nhau. Trước đây, phải khó khăn lắm người ta mới có thể bắc ghế hầu Cha, hầu Mẹ chứ không phải như bây giờ”, ông Thức bức xúc.

Cũng theo ông Thức, việc “buôn thần bán thánh” đang xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều nơi và đó là việc “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Chính ông cũng đã chứng kiến rất nhiều người đổ nợ vì hầu đồng. Nguyên nhân cụ thể là vì vay nợ để “hầu”. Nguyên nhân sâu xa hơn là có thể do người đi dự một đám hầu của bạn bè, thấy người ta lễ cao lộc lớn, nên cũng muốn được như bạn mình nên “cố”. Từ nợ nần mới sinh ra tan đàn xẻ nghé, tan cửa nát nhà… nhiều người phải bỏ quê hương, tha phương cầu thực để trả nợ.

Các bạn trẻ bây giờ cần phải học hỏi và phải tìm hiểu. Mình muốn “trình đồng mở phủ” thì mình phải tìm hiểu kỹ càng, sâu sắc rồi mới tiến hành làm. Tham khảo xem người ta hầu ra làm sao, luật lệ như thế nào. Bây giờ thấy người ta “hầu” mình cũng cứ “hầu”, thấy người ta bảo “lên đồng” là cũng nghe theo “lên đồng” là không thể được.

Ông Thức cũng tỏ sự mong muốn các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý văn hóa và các gia chủ theo tín ngưỡng hầu đồng một cách tín tâm… cần có tiếng nói, cần có sự định hướng để đưa những người đang “lầm đường lạc lối” kia đi đúng hướng. “Thậm chí, nếu cần, chúng ta có thể tổ chức một cách thường xuyên các buổi giao lưu giữa các thanh đồng trẻ để giúp họ nhận thức được vẻ đẹp chân thực của tín ngưỡng hầu đồng hoặc lên án để đẩy lùi những điều mê tín, sai lầm trong hầu đồng”, ông Thức nói.

Đừng lợi dụng để làm… kinh tế!

GS. TS Phạm Minh Khang - Giám đốc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam rất bức xúc với việc một bộ phận đang xem hầu đồng như một “nghề” để kiếm tiền hoặc lợi dụng loại hình tín ngưỡng tâm linh này để tuyên truyền những điều không tốt.

Theo đó, hiểu được hát văn - hầu đồng cần phải có độ tuổi của nó. Cũng giống như hát ca trù, người ta học từ năm 14 – 15 tuổi, đến năm 18 tuổi các bà “trùm” phụ trách mới cho đi biểu diễn. Và hát văn – hầu đồng cũng thế, đến với nó mà trẻ quá thì chắc chắn không hiểu, mà đã không hiểu thì dễ bị sai lệch, dễ bị mê tín. GS Khang cho rằng, nếu để cho thế hệ trẻ đến với hát văn – hầu đồng theo sở thích thôi chưa đủ, cần phải có một sự định hướng, giáo dục cho các em hiểu rõ hơn những giá trị của loại hình văn hóa tâm linh này. Giá trị ở đây là giá trị về tâm linh, về đạo đức, thẩm mỹ… trong mối tương quan với đời sống văn hóa truyền thống Việt Nam.

Đến với tín ngưỡng hầu đồng là tự nguyện nhưng cũng cần phải có ý thức. Những người làm quản lý, giáo dục hoặc người hướng dẫn (đồng thầy) cần phải giúp thế hệ trẻ nhận biết sự khác biệt giữa những giá trị văn hóa tâm linh với thị trường và làm sao để họ biết không nên nhầm lẫn hai yếu tố đó. “Nếu chúng ta lợi dụng văn hóa tâm linh để làm kinh tế là chúng ta đang hạ thấp những giá trị văn hóa truyền thống, hạ thấp văn hóa dân tộc của chúng ta”, GS Khang nói.
 
Khánh Toàn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 1 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 1 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu theo quy định. Dưới đây là danh sách 12 nhóm người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Pháp luật - 3 giờ trước

Nghe tiếng la hét thất thanh trong căn nhà ở Bình Dương, hàng xóm chạy qua kiểm tra và phát hiện người phụ nữ tử vong, người đàn ông bị bỏng nặng bên cạnh 2 xe máy bị cháy xém.

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Pháp luật - 4 giờ trước

Theo Cục CSGT, tài xế Nguyễn Mạnh Hà điều khiển ô tô tải đầu kéo không đi đúng phần đường rồi đâm vào quán nước khiến 1 người chết, 7 người bị thương. Tài xế Hà vi phạm nồng độ cồn.

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, bé trai 8 tuổi mất tích cách đây 3 ngày đã được tìm thấy.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top