"Lạm phát" giấy khen tại các trường học: Đừng đổ lỗi cho sức ép từ phụ huynh!
GiadinhNet - “Một số ý kiến cho rằng, việc quá nhiều học sinh được giấy khen là do sức ép từ phụ huynh, điều này chưa chính xác. Nguyên nhân của việc này đến từ chính bệnh thành tích của giáo viên, lãnh đạo nhà trường…”, ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) nhận định.
"Phổ cập" giấy khen, chuyện không mới
Vừa qua, hình ảnh một cậu bé "đơn độc" giữa các bạn trong lớp ai cũng được giấy khen. Ông có cảm nhận gì khi xem bức ảnh đó?
-Tôi chưa kiểm chứng được hình ảnh đó xuất hiện từ khi nào, nhưng khi xem hình ảnh đó tôi thấy buồn vì nó xảy ra trong bối cảnh Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Bộ GD&ĐT đã và đang thực thi chương trình giáo dục dựa trên năng lực của học sinh trên toàn quốc, đồng thời đã có khá nhiều văn bản và chỉ thị được ban hành nhằm xoá bỏ nền giáo dục chạy theo thành tích. Nó khiến tôi trăn trở nhiều và đang cố lý giải căn nguyên.

Bức ảnh gây “bão mạng” về trường hợp một nam sinh không được giấy khen trong lớp học. Ảnh: TL
Câu chuyện giấy khen ngày càng được cho là "lạm phát" tại các trường học, nhất là ở các thành phố lớn. Là do học sinh đã giỏi hơn?
-Tôi thích cụm từ "lạm phát giấy khen", bởi câu hỏi đặt ra, liệu chúng ta đang có một nền giáo dục vượt trội hay không khi mà học kỳ nào, năm học nào hầu hết học sinh đều đạt thành tích tốt. Nếu chúng ta có được một nền giáo dục mà học sinh "vượt trội" thế thì tại sao chúng ta vẫn là quốc gia đang phát triển? Đây là câu hỏi cần được trả lời.
Hệ lụy của việc học sinh đơn độc không được giấy khen trái ngược với các bạn vui mừng trong lớp học được giấy khen?
- Quay lại hình ảnh em học sinh đơn độc không được nhận giấy khen giữa cả lớp giơ cao thành tích của mình, tôi có cảm tưởng là đây có thể là một hình thức theo cách nghĩ của giáo viên đó là tạo động lực cho học sinh để cố gắng đạt được như các bạn. Nhưng nếu giáo viên đó nhìn nhận theo cách đó thì tôi xin thưa rằng đó là cách tạo động lực phi tâm lý giáo dục và phi giáo dục.
Hãy đặt chúng ta vào em đó xem, chúng ta sẻ cảm nhận như thế nào khi tất cả các bạn đều được tuyên dương còn mình thì không?. Chắc chắn là tự ti và thấy mình thật yếu kém, là kẻ thất bại. Và cảm giác đó theo thời gian sẽ lớn dần lên vì thiếu tự tin vì sợ thất bại, dẫn đến sẽ xảy ra tình trạng em học sinh đó đánh mất tương lai của mình.
Không thể đổ lỗi sức ép từ phụ huynh

Th.S Nguyễn Sóng Hiền. Ảnh: NVCC
Như vậy, một bộ phận giáo viên không tinh tế hay đã bị "bệnh thành tích" gây áp lực dẫn đến "ban phát" giấy khen, phân biệt giữa các học sinh?
-Tôi cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là năng lực sư phạm của giáo viên, nhưng nếu nó xảy ra ở một vài trường hợp giáo viên ở một vài nơi thì chúng ta có thể tạm chấp nhận được. Đáng tiếc, đây không phải là hình ảnh đơn nhất mà đã xảy ra ở đa số các cấp học trên cả nước. Nếu Bộ GD&ĐT không có chủ trương đánh giá học sinh như vậy thì nguyên do từ đâu "bệnh thành tích" đó vẫn len lỏi ở nhiều trường học trên cả nước? Nếu các trường, các hiệu trưởng, các giáo viên không bị áp lực để lấy thành tích cho mình thì chắc chắn học sinh chúng ta không trở thành nạn nhân của căn bệnh này.
Có một số ý kiến cho rằng, ngoài áp lực thành tích từ nhà trường, chính phụ huynh cũng là một phần lý do khiến giấy khen ngày càng tăng lên?
-Ý kiến này chưa thật chính xác bởi một số giáo viên quay sang đổ lỗi phụ huynh. Họ cho rằng họ duy trì hình thức khen thưởng vậy để làm hài lòng phụ huynh. Nhưng đó chỉ là ngụy biện, bởi có một bộ phận giáo viên "bán điểm" cho phụ huynh qua những buổi học thêm, có đi học thêm với cô thì học trò mới có thể đạt điểm cao và đạt danh hiệu trong học tập. Nhưng tôi tin số phụ huynh và giáo viên này không nhiều.
Căn nguyên nhất cho hiện tượng khen thưởng vô tội vạ không gì khác ngoài áp lực thành tích của giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường. Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục không phải vì sự phát triển tương lai của con em chúng ta, mà chúng ta đang tạo nên một nền giáo dục để phục vụ cho những mục đích của người lớn, đó là tham vọng của phụ huynh, thành tích của giáo viên và hiệu trưởng.
Bệnh thành tích trong giáo dục còn thể hiện ở những khía cạnh nào, thưa ông?
-"Bệnh thành tích" trong giáo dục nói chung là nằm ở chỗ chúng ta đã và đang thiết kế một hệ thống giáo dục chỉ hướng tới con đường đi theo học vấn đại học mà không chú trọng đến giáo dục nghề nghiệp. Tư tưởng "học để làm quan" vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ của chúng ta. Vì thế chúng ta vẫn đang duy trì một hệ thống giáo dục THPT theo mô tuýp cũ cổ súy cho giáo dục học thuật chỉ phục vụ vào đại học mà xem nhẹ giáo dục nghề nghiệp. Sự tồn tại hàng loạt trường chuyên, lớp chọn là sản phẩm của nó.
Ở các quốc gia phát triển như: Đức, Singapore, Nhật… chương trình THPT được thiết kế theo hướng chuyên biệt theo từng lĩnh vực theo năng lực của mỗi học sinh. Họ có những trường trung học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, các môn để các em theo con đường đại học, giảm tải các môn văn hóa vì nó không phục vụ gì cho nghề nghiệp các em sẽ làm.
Học giỏi và thành công chưa chắc song hành
Nhiều người đánh giá cao và mong muốn học sinh nào cũng giỏi, vậy đối với những học sinh trung bình liệu có thành công trong cuộc sống sau này?
-Nhiều ví dụ sống điển hình không chỉ trong nước mà còn trên thế giới mà nhắc đến không ai không biết về năng lực học của họ và thành công của họ. Như Steve Jobs, Bill Gates… không học hết đại học hoặc bỏ giữa chừng. Nhiều ngôi sao, doanh nhân thành công ở Việt Nam cũng chưa học hết đại học…
Nền giáo dục chúng ta khá nặng và khó hơn nên học sinh trung bình của Việt Nam có thể tương đương với khá của học sinh Úc. Tuy nhiên, ở Úc xã hội chưa bao giờ quan niệm rằng học sinh học giỏi sẽ thành công trong cuộc sống sau này. Với trường học, giáo dục đơn nhất theo hướng học thuật như Việt Nam, trong thực tế thì nhiều học sinh học rất giỏi nhưng lại thất bại trong cuộc sống thực tế. Trong khi đó, có những người chưa tốt nghiệp đại học, thậm chí học chỉ trung bình nhưng lại rất thành công trong lĩnh vực của mình.
Là người nghiên cứu về giáo dục tại Úc, ông cảm thấy có những điểm khác biệt nào giữa đánh giá, xếp loại học sinh giữa hai nước?
-Từ hiện tượng trên có thể thấy vấn đề đánh giá trong giáo dục của chúng ta có nhiều điều đáng bàn. So với các quốc gia khác như Úc chẳng hạn. Họ đánh giá năng lực học sinh dựa trên sự tiến bộ của học sinh đó chứ không phải dùng để so sánh với học sinh khác. Cách đánh giá cũng rất đa dạng chứ không nhất thiết là chỉ giấy khen.
Thường tất cả kết quả đánh giá - dù điểm số hay bất kỳ ở hình thức nào - đều gửi riêng cho học sinh đó và được luật giáo dục xem nó là quyền riêng tư của học sinh. Nếu muốn công khai phải xin ý kiến học sinh đó. Như vậy, có sự khác biệt lớn giữa hai nước và rõ ràng đó sẽ không được xem như là tiêu chí để đánh giá giáo viên có nhiều học sinh giỏi hay không.
Qua câu chuyện giấy khen, ông có kiến nghị đối với ngành giáo dục?
-Học để làm quan còn ăn sâu vào tiềm thức chúng ta. Để xóa bỏ, trước hết cần thay đổi lại tư duy nhận thức của xã hội, của các nhà quản lý giáo dục, của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục các em.
Hãy trả nền giáo dục về với đúng bản chất của nó là để đào tạo những cá nhân được phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng sống cũng như năng lực nghề để có thể thành người tự do và công dân có ích cho xã hội. Cần phải thiết kế lại hệ thống giáo dục, hướng nó phát triển theo đa dạng để có thể phát triển hết năng lực của mỗi học sinh, chứ không nên định hướng giáo dục học thuật như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Vừa qua, trước thông tin xuất hiện hình ảnh một nam sinh “lọt thỏm” trong lớp học giữa các bạn ai cũng được giấy khen, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu bức ảnh được chia sẻ trên mạng có thật, giáo viên làm sai hướng dẫn, quan điểm của bộ trong đánh giá học sinh. Đó là không được so sánh các học sinh với nhau. Hiện, Bộ GD&ĐT dự thảo thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học. Hình thức khen thưởng trong dự thảo thông tư có nhiều điểm khác với hiện nay, trong đó không có sự so sánh giữa các học sinh.
Quang Anh

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 23 phút trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 35 phút trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Từ 1/5 tới, du khách Việt Nam bắt buộc phải thực hiện điều này để được nhập cảnh vào Thái Lan
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), từ 1/5, du khách quốc tế bao gồm cả du khách Việt Nam, phải khai báo theo mẫu bằng hình thức trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến để được nhập cảnh Thái Lan.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm
Giáo dục - 2 giờ trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 2 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 12 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sốngGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".