Hà Nội
23°C / 22-25°C

Luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

GiadinhNet - Nhà nước nên bắt buộc hay chỉ khuyến khích nam nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn?

Luật hóa những vấn đề  liên quan đến chất lượng dân số 1
Theo các chuyên gia: Việc tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân rất cần được Luật hóa để góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: D. Ngọc
Bộ Y tế đã ban hành quy trình khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh; khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. Vậy có nên đưa ngay vấn đề này vào Dự án Luật Dân số?
 
Khuyến khích hay bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân?
 

Theo đề xuất của ông Nguyễn Đức Thụ - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Văn phòng Quốc hội), Dự án Luật Dân số cần chỉ rõ các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, không nên quy định chung chung, không có cơ sở đánh giá, đồng thời các địa phương không có các định hướng, hoạt động rõ ràng để nâng cao các chỉ số thực tế.

Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Dân số (PLDS) quy định: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gene đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gene di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, Điều 25 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định những điều tương tự.
GS Nguyễn Đình Cử (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: Nhà nước nên bắt buộc hay chỉ khuyến khích thôi? Bởi hiện nay, nhu cầu của nam, nữ trước khi kết hôn đều muốn được khám, tư vấn về sức khỏe của bản thân và bạn đời khá cao. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết khám ở đâu, khám những gì. Bên cạnh đó, có những người cũng đang nghĩ có nhất thiết, bắt buộc phải khám không? “Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ có một cuộc phỏng vấn sâu người dân để khảo sát về nhu cầu này” – GS Cử nói.
 
Ý kiến này cũng được Luật sư, bác sĩ Trịnh Thị Lê Trâm - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS (Hội Luật gia Việt Nam) đồng tình. Theo BS Lê Trâm, trước hết phải tách vấn đề này ra khỏi khoản 1 Điều 23, tách biệt vấn đề khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh ra khỏi điều khoản về biện pháp hỗ trợ sinh sản.
 
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ: Tháng 1/2011, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. Theo Phó Tổng cục trưởng, để điều chỉnh việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, cần luật hóa các nội dung chủ yếu quy định về quy trình, nội dung tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; nhu cầu và điều kiện của nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; điều kiện và trách nhiệm của cơ sở dịch vụ y tế thực hiện tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
 
Quy định lại về kiểm tra sức khỏe di truyền
 
Thành viên Ban soạn thảo và tổ biên tập Dự án Luật Dân số, ông Đinh Công Thoan– Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) nêu quan điểm: Pháp luật quy định về kiểm tra sức khỏe di truyền trong khoản 1 Điều 23 PLDS và trong khoản 1 Điều 26 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP. Cụ thể, quy định việc những đối tượng cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe di truyền là những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gene; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm…
 
Việc nghiên cứu, thí điểm các mô hình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; kiểm tra phát hiện, điều trị bệnh Thalassemia được triển khai, sơ kết định kỳ và mở rộng theo sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), Trường ĐH Y dược Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tháng 2/2010, Bộ Y tế có quyết định ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
 
Đến nay, mô hình sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh được nghiên cứu thí điểm và triển khai mở rộng đến 51/63 tỉnh, thành phố, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ sàng lọc trước sinh từ 1,5% (2010) lên 10% (2015) và tỷ lệ sàng lọc sơ sinh từ 6,0% (2010) lên 20% (2015). Tuy nhiên, ông Thoan băn khoăn: Hiện nay, tại Việt Nam chưa quy định rõ, thống nhất các mặt bệnh kiểm tra, sàng lọc. Kinh nghiệm trên thế giới, có những nước quy định 6 mặt bệnh, hay 12 mặt bệnh được kiểm tra, trong đó phân định rõ rệt các bệnh được kiểm tra miễn phí và không miễn phí. “Theo tôi, cần nghiên cứu để luật hóa trong Dự Luật về các quy trình, nội dung sàng lọc của mỗi chu kỳ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; điều kiện và trách nhiệm đối với cơ sở y tế thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh quản lý, theo dõi, giúp đỡ đối tượng trong quá trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh, điều trị bệnh, tật bẩm sinh” – ông Thoan đề xuất.
 
Một vấn đề khác cũng được nhiều chuyên gia quan tâm là nâng cao chất lượng dân số. Hiện nay, theo quy định của pháp luật (Điều 20 PLDS), nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản trong sự nghiệp phát triển đất nước. Theo đó, nâng cao các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số là mục tiêu phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Các tiếp cận có tính hệ thống mang tính nhân văn, coi con người là trung tâm, là mục đích tối cao của sự phát triển và coi phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Với ý nghĩa đó, theo ông Đinh Công Thoan, cần nghiên cứu để xác định chính xác vấn đề nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu, mục đích của mỗi người, gia đình và của nhà nước hay chỉ là chính sách cơ bản của nhà nước?
 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top