Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mạc Ngôn: Học trò tập tọe hay nhà văn số một?

Thứ năm, 09:06 20/09/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Chỉ sau 0.001s với từ khoá “Mạc Ngôn và tác phẩm” trên Baidu – trang tìm kiếm phổ biến nhất ở Trung Quốc đã có 400.000 kết quả tìm được. Những lời khen và chê ông, đều mạnh như những cơn bão giật trên cấp 12.

Thổ lộ dục vọng và viết sách kiếm tiền

Lý Mẫn, một độc giả ở Bắc Kinh - một nhà phê bình nghiệp dư luôn xuất hiện trên các diễn đàn văn học thì khẳng định: Bìa sau cuốn sách có in một câu rất ngớ ngẩn: “Sống đọa thác đầy là một cuốn sách lớn thể hiện sự kính trọng đối với truyền thống vĩ đại của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và truyện dân gian...” - Tôi thấy câu này rất ngớ ngẩn, về cơ bản là chẳng nói trúng bản chất vấn đề.

Con người Mạc Ngôn thực ra là một người phá cách bẩm sinh thích tự sự, ông chỉ thích kể chuyện mà thôi, còn khí chất của người thuyết sách và thể chương hồi của thể loại sách bình Trung Quốc chẳng qua chỉ vì phù hợp nên ông đã áp dụng một chút, từ đó mà “Sống đọa thác đầy” đã ra đời. Niềm hạnh phúc của Mạc Ngôn là ở chỗ, ông có thể thổ lộ dục vọng của mình chuyển vào thành câu chữ, thế là ông đã trở thành nhà văn, viết sách kiếm tiền.

“Mạc Ngôn và Giả Bình Ao có một số điểm chung: Ngoại hình không đẹp và giỏi viết các thể loại văn kỳ quái, so với Thái Qua Nhĩ thì vẫn có cảm giác chỉ là bậc học trò tập tọe.” – một giáo viên dạy văn lâu năm nhận xét.

Truyện dài Mạc Ngôn: Chỉ hay được một nửa

Một độc giả Trung Quốc, cũng là một nhà văn nghiệp dư ở Đại Mạc – Thanh Đảo, đã viết bài phát biểu nhận xét về tác phẩm “Sống đọa thác đầy” của Mạc Ngôn, cho rằng: Với thể loại truyện dài, Mạc Ngôn chỉ viết hay được một nửa. Từ khi tác phẩm “Báu vật của đời” xuất hiện, vị độc giả này đã đưa ra kết luận ấy và đến “Sống thác đọa đầy” thì nhận xét này càng được khẳng định.

Nhuệ Văn – người quản trị mục “Mạc Ngôn” của Diễn đàn cnread.net, còn có một bài phê bình dài đồng tình với nhận định này: “Sau một tuần miệt mài, tôi đã đọc xong cuốn “Sống đọa thác đày”. Tuy rằng đây không phải là một tác phẩm phải khiến người ta thất vọng, thậm chí đã có thể trở thành truyện dài xuất sắc nhất năm 2006, nhưng so với sự kỳ vọng của tôi đối với Mạc Ngôn thì vẫn còn một khoảng cách tương đối. Tôi vẫn không thể thay đổi quan điểm của mình rằng Mạc Ngôn chỉ có thể viết hay nửa thiên truyện mà thôi, quan điểm này tôi rút ra được từ sau khi đọc tác phẩm “Báu vật của đời”.

Có thể ý kiến này hơi mang tính thành kiến cá nhân.

Là thành kiến cá nhân nhưng cũng phải có luận cứ để bảo vệ cho nó. Người ta vẫn cho rằng Mạc Ngôn giỏi viết truyện vừa và nhỡ, ví dụ như: “Hoan lạc”, “Củ cải đỏ trong suốt”, “Gia tộc Cao lương đỏ”... vẫn đảm bảo được tính hoàn thiện... Nhưng theo tôi, Mạc Ngôn không giỏi viết về các đề tài thành thị, loại đề tài này rơi vào tay ông dễ bị khái niệm hóa. Nửa sau “Báu vật của đời” chính là như thế. Nội dung liên quan đến thập niên những năm 80, 90 trong “Sống đọa thác đày” cũng vậy. Tính hằng định trong tạo hình nhân vật tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường có vấn đề, nhân vật chính trong “Sống đọa thác đày” là Lam mặt xanh cứ được viết, được viết rồi biến mất và cuối cùng biến thành chỉ một dấu chấm câu. Thêm vào đó, ngôn ngữ điên cuồng của Mạc Ngôn vẫn có tính nhấp nhô nhất định, một số chương đọc rồi, đọc lại thấy không có gì nặng nề. Lại có lúc Mạc Ngôn quá mê mải miêu tả tình tiết, cứ viết mãi viết mãi như thò dài cái chân ra mà bỏ qua mất cả phần thân quan trọng của nó...

Những lời khen lên mây

Vương Trọng Tường - Nhà văn tỉnh Hồ Bắc viết một số bài để ca ngợi Mạc Ngôn, trong đó có đoạn viết: “Đọc sách của Mạc Ngôn với tôi đúng là một việc rất thú vị, những cảm nhận khi đọc tác phẩm của Mạc Ngôn cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của Giả Bình Ao.

Tác phẩm “Sống đọa thác đày” của Mạc Ngôn được viết với phong cách chủ nghĩa hiện thực hoang tưởng nhất quán. Nhân vật chính trong truyện là Tây Môn Báo kiếp trước là địa chủ, sau khi chết đi, được chuyển kiếp, hóa thành lừa, trâu, lợn, chó, khỉ và đứa bé đầu to. Tuy rằng đã trải qua lục đạo luân hồi nhưng vẫn giữ được tư duy của con người, thông qua cái nhìn của con lừa con trâu để nhìn chuyện trong thế gian, từ đó có thể thấy sức tưởng tượng của Mạc Ngôn vô cùng phong phú.

Trong số các tiểu thuyết gia đương đại, Mạc Ngôn có thể coi là một người “nông dân” nhất, tác phẩm của ông rất ít khi đề cập đến các đề tài về thành thị. Nói theo như các nhà bình luận thì Mạc Ngôn là một tác giả rất dân gian. Những năm gần đây, xu hướng này ngày càng hiện rõ, bắt đầu từ “Đàn Hương Hình”, Mạc Ngôn đã bắt đầu thử dùng hình thức nghệ thuật dân gian để viết tiểu thuyết.

Tác phẩm “Sống đọa thác đầy” còn đi xa hơn nữa, nó như sách bình luận theo thể chương hồi, ngôn ngữ của nó cũng là phong cách của sách bình, từng đoạn từng đoạn rành mạch, từng cảnh từng chuyện được miêu tả rất rõ ràng, khí thế hào hùng, không đứt mạch chút nào, nếu như đem ra để đọc diễn cảm đảm bảo sẽ rất thú vị”.

Còn Trương Thành - Nhà văn ở Thượng Hải thì lại bỏ khá nhiều công sức để mổ xẻ và tìm ra 3 phương pháp trong nghệ thuật viết của Mạc Ngôn và ông này hân hoan công bố nó: “Thứ nhất, Mạc Ngôn có ý đồ thiết lập nên kết cấu thuật truyện độc đáo của riêng ông. Thứ hai, Mạc Ngôn có ý đồ cường điệu hóa sự hạ thấp tư thế sáng tác của bản thân”.

Mạc Ngôn thường nói về văn của mình là “văn của dân chúng”, có nghĩa là ông luôn cố hết sức để hạ thấp tư thế của mình, làm biến mất cái khoảng cách giữa nhà văn và dân chúng. Chính vì thế mà trong “Sống đọa thác đầy” ta thấy được cách kể chuyện theo kiểu “dùng mắt chó nhìn người thấy cao”, người kể chuyện lại biến thành lừa, thành trâu, thành lợn, thành chó, thành khỉ, tức là không phải làm người. Từ góc độ ấy khiến cho người kể chuyện có thể lên trời, xuống đất một cách dễ dàng.

Thứ ba, Mạc Ngôn có ý đồ thực hiện sự liên kết giữa kể chuyện dân gian và kể chuyện quy mô lớn”.

Tranh luận lại với những ý kiến cho rằng Mạc Ngôn chỉ là hình bóng của Giả Bình Ao và là học trò của Thái Qua Nhĩ, Chu Ân – một nhà phê bình - cho rằng: “Tôi không thích văn của Giả Bình Ao, nhưng tôi thấy văn của Mạc Ngôn thì quả là số 1. Thích nhất là tác phẩm “Gia tộc Cao lương đỏ”. Truyện đang gây nhiều tranh luận là “Sống đọa thác đầy” cũng khá hay.”

“Mỗi người đều có một cảm nhận khác nhau. Tôi thích những thứ kỳ quái, mới lạ vì thế mà tôi thích cả hai. Nhất là Giả Bình Ao, tôi thấy ông ấy rất có tài. Còn những tác phẩm quái đản khác người của Mạc Ngôn lại rất có sức hút đối với tôi. Với Thái Qua Nhĩ dường như chẳng có gì đáng để so sánh”.

Linh Anh (Dịch và tổng hợp)

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tản văn: Về với Pù Luông

Tản văn: Về với Pù Luông

Xem - nghe - đọc - 8 giờ trước

GĐXH - Cảnh vật làm chúng tôi liên tưởng đến phân cảnh kinh điển của Điện ảnh Việt Nam trong bộ phim "Ván bài lật ngửa"...

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 10 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 13 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 17 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 19 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Top