Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất tiền qua cổng 7/17 Sở của Hà Nội

Thứ hai, 16:47 25/02/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Tháng 8/2007, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy chế văn hóa công sở (theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg).

Mất tiền qua cổng 7/17 Sở của Hà Nội 1

Bảo vệ vui vẻ thu tiền tại Sở Xây dựng Hà Nội.

Một trong những mục đích được nêu là, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng đã qua hơn 5 năm, 16 điều của quy chế này liệu có còn được thực hiện đầy đủ?

“Chẳng tiếc vài nghìn, nhưng bực”

Trong quy chế của Chính phủ, điều 16 nói rõ: “Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc”. Đơn giản, dễ hiểu là thế, song thực tế đang không như mong đợi. PV Báo GĐ&XH đã làm một cuộc khảo sát đối với tất cả 17 sở trực thuộc UBND TP Hà Nội để kiểm chứng chuyện bảo vệ thu tiền gửi xe ở các cơ quan này. Kết quả có ít nhất 7 sở xảy ra tình trạng người dân phải trả tiền gửi xe khi đến làm việc. Đó là chưa kể tại một số sở khác, người dân có thể “hên xui” mà phải rút ví hoặc không.

Cụ thể, 7 sở nói trên gồm: Giao thông vận tải, Tư pháp, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Thông tin & Truyền thông. Trong “tốp” này, chúng tôi cũng phân ra làm 2 nhóm: Nhóm “Thu tiền bằng được” (Thông tin & Truyền thông, Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư) và nhóm “Xin tiền thuốc nước” (4 sở còn lại). Ngoài ra, xin nói rõ, chúng tôi không khẳng định việc thu tiền gửi xe là chủ trương thực hiện của bất kỳ sở nào vừa nêu, mà đơn giản chỉ là thực tế đang diễn ra quanh cánh cổng mỗi cơ quan.

Cuộc khảo sát 17 sở bắt đầu với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) tại số 2 Phùng Hưng (Hà Đông) – nơi thực hiện nhiệm vụ quản lý các điểm trông giữ xe trên toàn địa bàn Thủ đô. Bên phải cánh cổng bề thế của sở này là bãi gửi xe của khách, luôn có ít nhất 2 bảo vệ trông coi. Đáng chú ý, giữa bãi cắm tấm biển rất to, ghi “Nơi để xe của khách đến giao dịch và làm việc tại Sở GTVT; Không thu tiền. Nếu nhân viên bảo vệ thực hiện không đúng quy định, đề nghị quý khách báo cho lãnh đạo Văn phòng: 0982.526.454”. Sau khi khách gửi xe, bảo vệ ra ghi số và đưa vé cẩn thận. Trên vé ghi tên sở, có chữ ký của đại diện Văn phòng và Tổ trưởng tổ bảo vệ. Tấm biển ghi rành rành vậy, nhưng đến khi khách xong việc, bảo vệ sở này vẫn nhận từ 2.000 - 3.000 đồng một cách rất… hồn nhiên.

Chúng tôi chứng kiến anh Nguyễn Vương Thịnh (30 tuổi, Đầm Trấu, Hai Bà Trưng) vừa lấy xe ra, hỏi bảo vệ bao nhiêu tiền thì được trả lời: “Có thì 2.000”. Anh Thịnh lấy ra 5.000 đồng, bảo vệ hỏi: “Không có tiền lẻ à?”. “Thôi 3.000 cũng được”, anh Thịnh nói xong và nhận về 2.000 đồng trả lại và một lời cảm ơn từ bảo vệ: “Vâng, xin anh nhá”. Ra đến cổng, chúng tôi hỏi: “Anh không thấy tấm biển ghi không thu tiền gửi xe à?”, vị khách này nói: “Ờ, giờ mới để ý đấy. Tôi đến đây lần đầu, biết đâu… Thật ra, chúng tôi chẳng tiếc gì 2.000 – 3.000 đồng nhưng mà họ làm ăn kiểu này buồn cười thật, bực cả mình”.
 
Mất tiền qua cổng 7/17 Sở của Hà Nội 2
Biển báo “không thu tiền” tại Sở GTVT không có giá trị.
Ảnh: Việt Nguyễn

Dân không biết, bảo vệ “xin thuốc nước”

Vẫn tại sở này, chúng tôi cũng ghi nhận được một số trường hợp người dân trả vé xong, lầm lì phóng xe qua mà bảo vệ không nói một lời nào, cả các trường hợp được “phát giá” 2.000 – 3.000 đồng, nhưng đa số là khách không biết nên kẹp sẵn vé xe cùng mấy đồng tiền lẻ khiến bảo vệ vô tư nhận tiền của họ bất chấp tấm biển lớn đặt ngay trước mặt. Tương tự, tại Sở Tư pháp ở số 1B Trần Phú (Hà Đông), khuôn viên rộng rãi ngay sau cánh cổng cũng được sử dụng làm bãi để xe của khách. Điểm khác biệt là ở đây chẳng có tấm biển “cảnh báo” nào, nhưng giống nhau ở chỗ bảo vệ cũng hồn nhiên “xin” tiền của dân. Sau khi chúng tôi trả vé, một bác bảo vệ già nói: “Mới đưa vé, thu 3.000”. Chúng tôi đùa lại: “Thế vào lâu thì mấy nghìn?”, rồi đành rút ví trả tiền. “Thôi thế xong rồi, đơn giản ấy mà, có thì cho chú xin…”, người bảo vệ luôn miệng niềm nở.

Tại Sở Xây dựng (52 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng), chúng tôi “thử” bảo vệ ở đây bằng 2 lần khác nhau. Ngày đầu tiên, chúng tôi trả lại vé rồi lầm lì dắt xe qua. Bác bảo vệ gọi lại, không đòi tiền mà hỏi chúng tôi đến… làm gì. Sau khi giới thiệu đến làm việc với sở, bảo vệ không hỏi gì thêm. Ngày thứ hai, chúng tôi hỏi bao nhiêu tiền, bảo vệ nói “3.000 đồng” rồi thản nhiên nhận tiền từ khách.

Tại Sở Quy hoạch Kiến trúc chẳng có cái cổng nào vì cơ quan này là tòa nhà sát luôn vỉa hè phố Tràng Thi, tầng hầm là nơi gửi xe của khách và người trong Sở. Cũng như những nơi trước, bảo vệ tại đây cũng phát một tấm vé có in chữ Sở Quy hoạch Kiến trúc (dù không ghi gì liên quan đến xe). Ban đầu chúng tôi cho rằng, ở nơi mà ít người dân đến giao dịch như sở này thì khó có chuyện bảo vệ sẽ thu tiền gửi xe. Nhưng lầm. Một bác bảo vệ luống tuổi cũng “phát giá” 3.000 đồng. Có điều, khi thấy khách thắc mắc “đến làm việc với Sở, sao lại…” thì người bảo vệ không đòi hỏi nữa, dù chúng tôi vẫn có ý định trả tiền.

Tại Sở Kế hoạch & Đầu tư (16 Cát Linh), bảo vệ phát cho khách những tấm vé ghi tên một công ty dịch vụ bảo vệ và thu tiền từ 3.000 - 5.000 đồng. Khi chúng tôi thắc mắc, một người giải thích: “Có chỗ để xe đâu, có vài cái, để anh em xin vài ngàn hút thuốc thôi, thông cảm”. Thực tế, khoảng sân phía sau và bên trái cơ quan này tương đối rộng rãi. Nơi đây cũng tập trung nhiều giao dịch với công dân. Tuy nhiên, tình trạng bảo vệ thu tiền, thậm chí với giá cao, đã diễn ra từ khá lâu. Người dân đến Sở chỉ mong cho được việc, ít ai để ý đến việc mình có quyền gửi xe mà không phải trả tiền.

Thực tế đáng buồn trên còn xảy ra ở các sở Công Thương, Thông tin & Truyền thông và rất nhiều cơ quan công quyền, nghiệp vụ khác tại Hà Nội. Đa số người dân không biết đến Quy chế văn hóa công sở mà Thủ tướng ban hành từ hơn 5 năm trước, hoặc có biết cũng không… nỡ từ chối khi bảo vệ “xin” có 2.000 – 3.000 đồng, hoặc không thể đôi co, tranh luận khi bảo vệ nói rằng họ phải đi thuê địa điểm hay địa điểm này cho thuê trông xe… Thực tế ấy hầu như cũng không được những người có trách nhiệm tại các sở bận tâm, thế nên, nhiều năm qua, quy chế kia như rơi vào quên lãng và người dân còn tiếp tục phải nuốt “cục tức” khi đến các cơ quan vốn đã quen bị gọi “hành là chính”.
 

V. Nguyễn – K.Quý – M.Tâm

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 13 phút trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 3 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 3 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 5 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 6 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Top