Một số nét về đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Sự phát triển đô thị ngày nay liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
![]() |
![]() |
Nguồn: Trần Hoàng Kim "Kinh tế Việt Nam - Chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020". Nhà xuất bản thống kê, 1996. |
Nhìn chung ở Việt Nam, giai đoạn 1965-1975 là giai đoạn đô thị hóa nhanh. Tốc độ đô thị hóa trong giai đoạn này nhanh là do năm 1954 miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, các đô thị bắt đầu được xây dựng nhằm phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở miền Bắc, đô thị hóa là quá trình hình thành những đô thị mới tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nhịp độ phát triển bình quân của thành thị giai đoạn 1955-1975 cao hơn gấp 3,1 lần so với giai đoạn 1931-1955. Tuy nhiên, nếu so sánh nhịp độ đô thị hóa của Việt Nam với các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam á thì quá trình đô thị hóa của đất nước ta vấn thuộc vào loại chậm. Đó là do kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này chưa phát triển, kỹ thuật canh tác ở nông thôn còn rất thô sơ, đang cần nhiều lao động.
Dân số đô thị ngày càng tăng và có sự tăng đột biến kể từ 1955 trở đi, năm 1960 tăng hơn 5% so với năm 1955. Vì sao trong giai đoạn này mặc dù có chiến tranh nhưng tốc độ đô thị hóa lại cao như vậy?
Sau năm 1954, hòa bình lập lại, số dân lánh nạn ở các vùng nông thôn quy trở về thành phố làm cho tỷ lệ phát triển dân số đô thị miền Bắc tăng cao. Năm đạt tốc độ đô thị hóa cao nhất là 1960 (129,7%). Tuy nhiên, những năm về sau, mặc dù dân số thành thị vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng dân số thành thị miền Bắc lại giảm dần. Tỷ lệ dân số thành thị giảm đi rõ rệt vào những năm 1965-1970 do chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Sang thời kỳ 1970-1974, tỷ lệ dân số thành thị đã trở lại mức tăng bình thường.
![]() |
Theo cuộc điều tra dân số năm 1974 ở miền Bắc, có 2.590.537 người sống tại các đô thị, chiếm 11,49% dân số miền Bắc. Một số tỉnh có dân thành thị ở mức tương đối cao như thành phố Hà Nội (55,89%); Quảng Ninh (32,68%); Hải Phòng (30,05%); Bắc Thái (17,66%); Lai Châu (16,37%). Các tỉnh còn lại đều dưới 10% trong đó thấp nhất là Thái Bình chỉ có 3,14%. Việc mở rộng và phát triển một số khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng làm tăng dân số đô thị ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như khu gang thép Thái Nguyên, mỏ than Quảnh Ninh, khu mỏ Apatít Lào Cai…
Đô thị hóa ở miền Nam
Ở miền Nam, giai đoạn trước 1975, mặc dù đang xảy ra chiến tranh nhưng tốc độ đô thị hóa vẫn ở mức cao
Quá trình đô thị hóa ở miền Nam bắt đầu có sự tăng đột biến từ những năm 1965-1966. Số dân lánh nạn vào các thành phố do chiến tranh ngày càng tăng. Năm 1971, dân số thành thị đã chiếm 38% và đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 43%. Cũng giống như miền Bắc, dân số thành thị có tăng, nhưng với tốc độ giảm dần. Tốc độ tăng dân số thành thị ngày càng giảm và mặc dù năm 1974 là năm có số dân thành thị đạt mức cao nhất nhưng tốc độ tăng lại thấp nhất. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tăng dân số đô thị của miền Nam ngày càng giảm nhưng so với miền Bắc thì tốc độ tăng dân số đô thị của miền Nam vấn cao hơn.
Để phục vụ cho chiến tranh, Chính quyền Sài Gòn cũ đã áp dụng chính sách dồn dân dẫn đến "đô thị hóa cưỡng bức" trong thời kỳ 1965-1969. Hậu quả đã khiến cho khoảng 12 triệu dân trong tổng số 20 triệu dân ở miền Nam phải rời bỏ quê hương sống bám vào các đô thị. Trong chiến tranh nhu cầu bảo vệ các khu vực hành chính, các căn cứ quân sự đã tạo nên luồng di dân cưỡng bức từ nông thôn vào các đô thị. Mặt khác, sự việc trợ của Mỹ đã tạo nên nhiều nhân khẩu sống bám vào các đô thị để hưởng nguồn viện trọ, đồng thời cũng làm tăng số lượng người làm các dịch vụ cho quân đội.
Bảng 3: Tỷ lệ dân thành thị ở miền Nam 1959-1974
![]() |
Bảng 4: Tỷ lệ dân số thành thị tại các vùng miền Nam giai đoạn 1960-1974
![]() |
Nguồn: Hội nghị khoa học về Dân số, Trung tâm nghiên cứu về dân số và nguồn lao động, Bộ Lao động thương binh xã hội 1988. |
Trong giai đoạn 1957-1974, tỷ lệ dân số các đô thị vùng Nam bộ và Nam Trung bộ có sự tăng giảm không đồng đều. Trong giai đoạn 1957-1963, tỷ lệ dân số đô thị của cả hai vùng Nam bộ và Trung bộ đều giảm và giảm xuống mức thấp nhất trong cả giai đoạn. Kể từ năm 1963 trở đi, tỷ lệ dân số đô thị của hai vùng tiếp tục tăng trở lại với tốc độ ngày càng cao và đều đạt đỉnh cao vào năm 1974. Dân cư chủ yếu sống tập trung vào các đô thị lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Biên Hòa.
Theo Nguyễn Trung Kiên
(Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển, Trung tâm KHXH và NVQG)
(Tạp chí Dân số&Phát triển, số 6/2003, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcRối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.