Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghi án "Tiếng thu" và chuyện chưa kể về "cát bụi"

Thứ sáu, 15:52 16/04/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Ba con người tài hoa Trịnh Công Sơn, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư đã ghi danh vào lịch sử muôn đời với những vần thơ, lời ca bất hủ. Những câu chuyện xung quanh họ luôn được dư luận quan tâm, dù cả ba đều đã đi vào thiên cổ. Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã tiết lộ những mẩu chuyện vui, buồn xung quanh cha đẻ của những lời thơ bất hủ ấy.

Xuân Diệu “lên án” quần áo… nilông!

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Trường phổ thông Hàn Thuyên của nhà văn Bùi Ngọc Tấn từ Bắc Ninh phải sơ tán lên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Một lần, nhà thơ Xuân Diệu tới trường sơ tán và nói chuyện thời sự. Ông nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, về những điệu nhảy hu-la-húp. Rồi Xuân Diệu trợn tròn mắt hỏi: “Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc bằng gì không? Bằng nilông! Quần áo nilông!”. Ngày ấy, bọn trẻ ở quê chỉ biết đến mấy tấm nilông che mưa mỏng dính chứ nào biết đến loại quần áo pha nilông như ngày nay. Thế là họ đàm tiếu, câu chuyện được mổ xẻ.
 
Nhà thơ Xuân Diệu

Đêm hôm ấy, nhà thơ Xuân Diệu giảng về bài thơ đã đi vào cổ điển của ông, bài Lời kỹ nữ. Ông đọc câu thơ: “Trăng từ viễn xứ/Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn. Xuân Diệu nói rằng, sau 4 từ “đi-khoan-thai-lên” không dấu, diễn đạt trăng đang lên, đến chữ “ngự” mang dấu nặng như một sự dừng lại vì trăng đã lên tới nơi cao nhất của bầu trời. Và cuối cùng với ba từ “đỉnh-trời-tròn” ta thấy trăng toả khắp vũ trụ”. Giọng bình thơ của Xuân Diệu nghe mê li. Những tưởng “ông hoàng thơ tình” chỉ say đắm với những vần thơ của mình, nhưng không ngờ sau đó ông lại quay sang thơ của bộ đội. Ông còn đọc thuộc lòng một bài thơ của một tác giả cũng là thiếu sinh quân: “Đánh giấy về không thì em giận/Chép cho em bài hát thiếu sinh/Mẹ ngồi mẹ nói một mình/Để rồi phải kiếm cho anh một người”. Rồi Xuân Diệu còn phân tích bài thơ này và ông bảo ông rất thích hai từ “đánh giấy”. Ông nói đấy là ngôn ngữ của quần chúng, rất mới, rất lạ khi đưa vào thơ một cách tự nhiên như thế này: Đánh giấy về không thì em giận...
 
“Nghi án” bài Tiếng thu “đạo” thơ Nhật Bản?!

“Em nghe không mùa thu/Dưới trăng mờ thổn thức/Em không nghe rạo rực/Hình ảnh kẻ chinh phu/Trong lòng người cô phụ?/Em không nghe rừng thu/Lá thu kêu xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô?”. Những thanh âm của bài thơ “Tiếng thu” ấy như một phút chợt dừng, như vang vọng mãi từ một thuở xa xăm nào. Bài thơ này, người Việt Nam không mấy ai là không thuộc. Nhà phê bình Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” viết: “Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chẳng nên biết người. Thiệt thòi cho họ và thiệt thòi ngay cho mình. Nhưng yêu thơ Lư mà quen Lư thì vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết”.
 
Nhà thơ Lưu Trọng Lư

“Tiếng thu” là bài thơ rất nổi tiếng của Lưu Trọng Lư. Nhưng có một điều lạ là, dù Hoài Thanh rất trọng Lưu Trọng Lư, đề cao ông và tiếng thơ ông trong tập sách “Thi nhân Việt Nam” nhưng cả bài giới thiệu dài Hoài Thanh không nhắc một lời nào, cũng không trích dẫn một câu thơ nào từ bài Tiếng thu, dù nó được in trong chùm thơ của họ Lưu. Rồi có tin đồn rằng, bài Tiếng thu có trùng lặp với một bài thơ của nước ngoài từ lâu nhưng cũng không rõ thực hư thế nào. Trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” của Nguyễn Vỹ do nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1994 có kể: “Khi bài thơ “Tiếng thu” mới được in ra, Nguyễn Vỹ, Lưu Trọng Lư và Nguyễn Xuân Huy gặp nhau ở nhà trọ của tác giả “Tiếng thu” trên phố Hàm Long, Hà Nội. Trong cuộc vui, Nguyễn Xuân Huy đã đọc một bài Tanka cũng có tên là Tiếng thu của Nhật từ hồi thế kỷ VIII cho hai ông bạn nghe. Bài thơ đó dịch đúng ra Việt văn là: “Trong núi rừng sâu/Ta nghe tiếng xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô/Ôi! buồn làm sao!”.

Mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư chịu ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản nhưng Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư “đậm đặc chất thi sĩ hơn” và vì thế “có ý ở trên sự tả” hơn bài thơ tả cảnh của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con thều giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô...”. Điều khác nhau giữa hai bài thơ ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định “Em không nghe” được sử dụng làm điệp ngữ chính để truyền tải cảm xúc cô đơn, nỗi xa vắng. Tiếng thu ở đây được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi niềm cô đơn. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nói: “Tôi thích bài thơ họ Lưu hơn bài Tanka của Nhật. Và nếu tất thảy ở đây là sự thật thì chắc các bạn cũng tin với tôi rằng: Ở đời vẫn xảy ra trường hợp những tài năng lớn gặp nhau”.
 
“Cát bụi” và chuyện về chàng hiệp sĩ mù

Ca khúc bất hủ này dường như đã thành “tuyên ngôn” cho lời cảm thán sự đời, cho ánh mắt dài dõi nhìn thế thái nhân tình: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai vươn hình hài lớn dậy/Ôi cát bụi tuyệt vời/Mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi về làm cát bụi/Ôi cát bụi mệt nhoài/Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người/Chợt một chiều tóc trắng như vôi/Lá úa trên cao rụng đầy/Cho trăm năm vào chết một ngày. Mặt trời nào soi sáng tim tôi/Để tình yêu xay mòn thành đá cuội/Xin úp mặt bùi ngùi/Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui. Cụm rừng nào lá xác xơ cây/Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy/Ôi cát bụi phận này/Vết mực nào xóa bỏ không hay...”.
 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Theo lời kể của Trịnh Công Sơn khi còn trên nhân thế thì ông đã viết “Cát bụi” sau khi xem tập 6 bộ phim chưởng “Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” từ trước năm 1970. Cuốn phim có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một người đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra lại nghe một lời nói của ai đó bình giải ca ngợi và đường kiếm mỗi lúc càng có thêm sức mạnh. Sau khi cứu được người đẹp rồi, hiệp sĩ quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi. Hoá ra bên vệ đường có một người mù khác đang ngồi xếp bằng dưới gốc cây to, trên hai chân là một cây đàn bọc trong bao vải gác ngang. Hai người kéo nhau vào rừng thu trơ lá, ngồi xuống một thảm lá đỏ rải đầy trên đất. Người nghệ sĩ mù lấy đàn chơi một bản tặng người hiệp sĩ. Tiếng đàn đang than thở về trời đất, kiếp người thì bỗng đột ngột đứt dây. Người nghệ sĩ mù nói: “Có kẻ bất thiện đang nghe lén”. Qủa đúng vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay... Xem xong phim, Trịnh Công Sơn thấy buồn trong lòng, trở về nhà mở cuốn “Dzorba le Grec” ra đọc, gặp câu “Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa/Tiếng hát mày làm tan nát trái tim ta”. Thế là nhạc sĩ tài hoa lẩm nhẩm hát: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi/Để một mai vươn hình hài lớn dậy...”. Và bài ca bất hủ “Cát bụi” ra đời.  

Lã Xưa 
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phim 'Cha tôi người ở lại' bao giờ kết thúc?

Phim 'Cha tôi người ở lại' bao giờ kết thúc?

Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước

GĐXH - "Cha tôi người ở lại" đã lên sóng tập 39 và chỉ còn vài tập nữa là kết thúc để nhường chỗ cho phim mới "Mặt trời lạnh".

Cuộc sống tuổi xế chiều như 'đôi chim câu' của Chí Trung và bạn gái kém 18 tuổi

Cuộc sống tuổi xế chiều như 'đôi chim câu' của Chí Trung và bạn gái kém 18 tuổi

Câu chuyện văn hóa - 2 giờ trước

Đổ vỡ hôn nhân với NSND Ngọc Huyền tuổi xế chiều, đã có lúc gặp chông chênh, tự dằn vặt bản thân nhưng cuối cùng NSƯT Chí Trung cũng tìm được hạnh phúc mới bên bạn gái doanh nhân kém 18 tuổi.

Lưu Hiểu Khánh bị điều tra

Lưu Hiểu Khánh bị điều tra

Thế giới showbiz - 3 giờ trước

Nữ diễn viên Lưu Hiểu Khánh bị một người đàn ông họ Vương ở Thâm Quyến tố cáo trốn thuế và gian lận thuế. Trong khi đó, Lưu Hiểu Khánh cho rằng đây là hành vi vu khống. Cơ quan thanh tra thuộc Tổng cục Thuế Trung Quốc xác nhận đang xử lý đơn tố này.

Hồ Quỳnh Hương đăng hình con trai 2 tuổi, chia sẻ điều đặc biệt sau đám cưới

Hồ Quỳnh Hương đăng hình con trai 2 tuổi, chia sẻ điều đặc biệt sau đám cưới

Giải trí - 15 giờ trước

Khi nhắc về con trai, doanh nhân Hoàng Công Thành bật khóc vì biết ơn sự hy sinh mà Hồ Quỳnh Hương dành cho anh.

Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng tham gia Bố ơi mình đi đâu thế?

Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng tham gia Bố ơi mình đi đâu thế?

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian dài vắng bóng, 'Bố ơi mình đi đâu thế?' sẽ trở lại với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến như: Anh tài Neko Lê, Trung Ruồi, Duy Hưng.

Điều không thể ngờ về nữ diễn viên 'trẻ đẹp khó tin' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Điều không thể ngờ về nữ diễn viên 'trẻ đẹp khó tin' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Diễn viên, NSƯT Kiều Anh gây ấn tượng trong vai bà Quyên phim "Cha tôi, người ở lại" khiến khán giả nhận ra hình ảnh của Nhung "Phía trước là bầu trời" dù đang tuổi U50.

Sau đám cưới, Hồ Quỳnh Hương rơi lệ khi đọc 'Bức thư tình gửi Hương' từ mẹ bé Thiện Nhân

Sau đám cưới, Hồ Quỳnh Hương rơi lệ khi đọc 'Bức thư tình gửi Hương' từ mẹ bé Thiện Nhân

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Nhận những lời tâm sự đầy yêu thương qua "Bức thư tình gửi Hương", ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xúc động rơi nước mắt.

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất bố

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất bố

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền thời gian qua trải qua nỗi mất mát khi người bố kính yêu của cô qua đời. Đến hiện tại, người đẹp quê Hải Phòng vẫn run và không dám xem video cũ của bố.

Vóc dáng gầy gò đáng lo ngại của Hoa hậu Ý Nhi

Vóc dáng gầy gò đáng lo ngại của Hoa hậu Ý Nhi

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh Ý Nhi trong một hoạt động thể thao thuộc khuôn khổ Miss World lộ khuyết điểm là thần hình quá gầy gò.

'Chị đẹp' quê Hải Phòng tuổi ngoài 50 có nhan sắc 'hack' tuổi gây sốc, tình yêu đẹp bên bầu show nổi tiếng

'Chị đẹp' quê Hải Phòng tuổi ngoài 50 có nhan sắc 'hack' tuổi gây sốc, tình yêu đẹp bên bầu show nổi tiếng

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Thu Phương là ca sĩ quê Hải Phòng nổi tiếng trong trái tim khán giả qua nhiều ca khúc hay ở thập niên 90 - 2000. Hiện tại, ở tuổi ngoài ngũ tuần chị gây sốc với nhan sắc trẻ trung trong chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng".

Top